TỰ HÀO SỬ VIỆT


Join the forum, it's quick and easy

TỰ HÀO SỬ VIỆT
TỰ HÀO SỬ VIỆT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» HELLO MOI NGUOI OI
hán thư (phần 1) EmptyFri Dec 20, 2013 9:24 am by lệ viên

» CHIẾN CÔNG CUỐI CÙNG CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
hán thư (phần 1) EmptyThu Nov 07, 2013 6:44 pm by nguoihoaico

» ai da cuoi chong
hán thư (phần 1) EmptySat Sep 21, 2013 5:52 pm by vtruong2003

» NĂM MẠC CỬU VỀ HÀ TIÊN
hán thư (phần 1) EmptyThu Feb 28, 2013 8:59 am by anhoa

» thông tin của lớp
hán thư (phần 1) EmptySun Jan 27, 2013 9:49 pm by Vũ Ngọc

» forum bị lãng quên
hán thư (phần 1) EmptyWed Dec 05, 2012 11:15 am by Vũ Ngọc

» ẢNH CƯỚI NGỌC BÍCH
hán thư (phần 1) EmptyMon May 21, 2012 7:33 pm by haflee

» ngày mai trong đám xuân xanh ấy có kẻ theo chong bỏ cuộc chơi
hán thư (phần 1) EmptyWed May 16, 2012 3:12 pm by traitimphale

» một hành trang - một ước mơ
hán thư (phần 1) EmptyMon Apr 02, 2012 7:46 pm by thanglonghoaico1010

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Thống Kê
Hiện có 3 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 3 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 64 người, vào ngày Fri Feb 02, 2024 2:31 am
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar


hán thư (phần 1)

Go down

hán thư (phần 1) Empty hán thư (phần 1)

Bài gửi  bích cai hạ Fri Sep 16, 2011 9:10 am

Hán Thư, lại tên là Tiền Hán Thư, Ban Cố班固 soạn. Cố tự Mạnh Kiên孟堅, người đời Hậu Hán ở An Lăng安陵_Phù Phong扶風 ( nay là phía đông Hàm Dương_ Thiểm Tây ). Sinh ở thời vua Quang Võ, niên hiệu Kiến Võ năm thứ 8 (công nguyên năm 32). Phụ thân là Ban Bưu班彪 tự Thúc Bì叔皮, bình sinh thích làm sách, chuyên tâm vào sử tích. Đương thời có ít người tục biên Sử Kí của Tư Mã Thiên, Ban Bưu không hài lòng với việc ấy, nên ông gom góp nhiều sự việc viết thành bộ hậu truyện 65 thiên. Ban bưu mất năm Kiến Võ thứ 30 (công nguyên năm 54), do vậy Ban Cố hồi hương, có chí hoàn thành sự nghiệp của phụ thân, chuyên tâm vào việc trứ tác, năm ấy {ban cố} 23 tuổi. Sau vì có người cáo Minh Đế về hành vi tự ý làm quốc sử của Cố, nhân đấy {Cố} bị bắt vào ngục, thư cảo bị tịch thu. Em Ban Cố là Ban Siêu bất chấp nguy hiểm đến Lạc Dương viết thư trần trình, đồng thời quan địa phương cũng tống đạt thư cảo của Ban Cố về kinh sư. Minh Đế đọc thư cảo thấy tài năng hơn người bèn cho người đưa Ban Cố về kinh, phong làm lan đài lệnh sử ( sự việc ở năm vĩnh bình thứ 5, công nguyên năm 62 ). Lan đài là nơi tàng trữ thư tịch của hán triều, có 6 tên gọi cho quan lệnh sử, lan đài là một trong số sáu chức ấy. Sau Ban Cố làm đến chức lang, điển hiệu mật thư. Minh đế muốn làm bộ sử kế tục đến thời chương đế_ kiến sơ.
Hòa đế năm đầu niên hiệu vĩnh sơ, đậu hiến竇憲 đi đánh hung nô匈奴, lấy ban cố làm trung hộ quân cùng nhau mưu nghị. trong khoảng vài năm, ban cố luôn trong trướng súy . đậu hiến khắc đá ghi công ở yến nhiên sơn, thì lời văn điều do ban cố chấp bút. Khi đậu hiến trở về quan ngoại, xuất kích hung nô lập được công to, phong liễu hầu, uy thế vang dội. người nhà ban cố nhân đó ỷ thế khi người, tên gia nô của cố trên đường phố đã xúc phạm quan lệnh lạc dương là xung căng. Không bao lâu sau, đậu hiến thất thế tự sát, tân khách gặp cảnh tra xét, xung căng nhân đấy bắt giam ban cố. vĩnh sơ năm thứ tư (công nguyên năm 92) cố chết tại ngục, năm ấy 61 tuổi.
Ban Cố mất mà chưa kịp hoàn thành phần biểu cùng thiên văn chí, hòa đế lệnh cho em gái Ban Cố là Ban Chiêu tham khảo sách Đông Quan {đông quan hán kí_nay đã thất truyền} mà thêm vào, lại lệnh cho người cùng quận là mã tục giúp ban chiêu tác thành thiên văn chí. Vì vậy Triệu dực mới nói hán thư thực do bốn người trứ tác mà thành gồm bưu, cố, chiêu, tục, làm trong khoảng 30, 40 năm mới.
Hán thư là bộ sử thể kỉ truyện đệ nhất của quốc gia.
Nước ta {trung quốc} thời cổ đại có bộ xuân thu là ghi năm tháng, đó là khởi đầu thể biên niên. Đến khi dùng thể bản kỉ cho đế vương, liệt truyện cho nhân vật là bắt đầu từ sử kí của tư mã thiên. Ban cố làm hán thư cũng học tập sử kí, nhưng không giống sử kí phần thế gia; sử kí ghi điển chương chế độ ở phần thư, hán thư đổi thư thành chí. Hán thư do 12 bản kỉ, 8 biểu, 10 chí, 70 liệt truyện kết thành.
Sử kí khởi ghi từ hoàng đế nhưng không vượt qua hán võ đế, thông quán cổ kim không phản ánh một triều đại nhất định nên gọi là thông sử. kỉ truyện của hán thư kế tiếp nhau từ hán cao tổ, dừng ở vương mãng_ thuộc thời tây hán nên gọi là kế đại sử ( phần biểu, chí không hạn định ở đời tây hán, cổ kim nhân biểu bao quát cả trước đời hán, thực là một cá biệt ). Kế đại sử khởi đầu từ ban cố, về sau các triều đại gọi thể sử của ban cố là chính sử. chính như Lưu Trí Cơ cũng nói rằng “ tự đó đến nay, không thể làm khác { hán thư }”
Ban cố trong phần tự truyền có nói [lấy sử liệu mà viết thành kỉ, biểu, chí, truyện phàm một trăm thiên] xem vậy từ đầu Hán Thư đã được tự định gồm 100 quyển. Theo Kinh Tịch Chí của Tùy Thư cùng Kinh Tịch Chí của Cựu Đường Thư thì Hán Thư có 115 quyển, Đường Chí lại nói Nhan Sư Cổ chú Hán Thư 120 quyển. Tứ Khố Thư Mục Đề Yếu trong lời cẩn thì [điều lấy các quyển lớn mà phân chiết ra thành các quyển nhỏ] do vậy ở lần thứ nhất bị phân thành 15 quyển, lần thứ hai phân tiếp thêm năm quyển. hiện tại chúng tôi kiểm tra quyển 57, 64, 80, 96 cùng quyển 100 là các quyển chiết có chú văn của nhan sư cổ ( dưới đáy quyển 100 của bản võ anh điện có nói đến thuyết chiết phân thêm của điều chú), theo ấy thì lúc nhan sư cổ chú, thì chiết thêm năm quyển. bản hiện nay có quyển 1, 15, 19, 21, 24, 25, 28, 94, 97 điều có phân thêm một quyển, quyển 27 phân thêm 4 quyển, quyển 99 phân thêm 2 quyển. đó là 15 quyển đại khái được phân chiết thành. Hán thư trãi qua quá trình phân rồi lại phân, tạo nên diện mạo bộ hán thư hiện nay gồm bản kỉ 13 quyển, biểu 10 quyển, chí 18 quyển, liệt truyện 79 quyển
Theo Hậu Hán Thư, Ban Chiêu truyện [thời Hán Thư mới hoàn thành, không nhiều người thông nghĩa, người cùng quận là Mã Dung vì phục tài mà theo chiêu học cách đọc], lại xét Tam Quốc Chí, phần Ngô Chí _ Tôn Đăng truyện [ Quyền muốn Đăng đọc Hán Thư để biết việc đã qua, thấy Trương Chiêu có phương pháp, nhưng việc nặng nhọc, bèn sai Tài theo Chiêu học cách đọc, sau lại giao cho Đăng]. Do đó có thể thấy rằng việc đọc Hán Thư thật là khó, khi Hán Thư lưu hành chưa tới 100 năm thì vào đời Linh Đế ( công nguyên năm 168-189 ) đã có Phục Kiển服虔, Ứng Thiệu應劭 cùng nhau định âm nghĩa. Trãi các đời Ngụy, Tấn, Nam_ Bắc triều có nhiều người thay nhau làm phần chú, đến đời sơ Đường, có Nhan Sư Cổ (công nguyên 581- 645) lại trưng dẫn chú của 23 tiền nhân cùng sở kiến cá nhân mà làm ra phần chú, cùng phần tự lệ.
ở hai đời Tống, Minh trị Hán Thư chủ về hiệu đính, học giả Thanh Đại cũng làm lại thích nghĩa, do vậy Hán Thư hoàn thành thì đã trãi qua rất nhiều đời. Đến niên hiệu Quang Tự năm thứ 26 ( công nguyên năm 1900 ) Vương Tiên Khiêm lại làm Hán Thư Bổ Chú, ông đã trưng dụng thành quả của nhiều trứ tác cùng tham đính 67 nhà khác nhau, đương thời cho đó là tập đại thành.
(p1)
bích cai hạ
bích cai hạ
Chánh Tổng
Chánh Tổng

Tổng số bài gửi : 72
Points : 5435
Reputation : 5
Join date : 27/11/2009

Về Đầu Trang Go down

hán thư (phần 1) Empty Re: hán thư (phần 1)

Bài gửi  bích cai hạ Fri Sep 16, 2011 9:16 am

Hiện tại chúng tôi sử dụng bản “ Hán Thư Bổ Chú” của Vương Tiên Khiêm ( dưới đây gọi là Vương Bản) làm bản chính, phân thành các tiêu điểm, chiết xuất chú văn, để chỉ đâu là phần chú của Nhan, đâu là bổ chú. Khi hiệu khám chúng tôi lại trưng dẫn bổ chú của các học giả khác nhau để độc giả biết được rõ ràng, lại tham khảo Tự Lệ của bản bổ chú, và cũng tham khảo bản Hán Thư Khuy Bản của Dương Thụ Đạt (Khoa Học Xuất Bản Xã, 1955).
Bọn chúng tôi lại so sánh Vương Bản với bản đời Bắc Tống năm Cảnh Hựu (Thương Vụ ấn Thư Quán), bản Cấp Cổ Các của Mao Thị cuối đời Minh, bản Võ Anh Điện đời Thanh_ Càn Long ( gọi tắt là Điện Bản ), bản Kim Lăng Thư Cục đời Đồng Trị ( gọi tắt là Cục Bản ). Các bản này có sai biệt khác nhau, chỉ Vương Bản là hoàn bị, trong phần chú của Vương Bản có nhiều ý kiến các nhà, lại nghị luận so sánh các bản nên chúng tôi lấy{Vương Bản} làm bản chính.
Chúng tôi chỉ đối chiếu so sánh cái nào đúng thì theo chứ không chú thích thêm. Khi các bản có dị đồng thì chúng tôi lại tham khảo thành quả của người đi trước, giữa hai bản thì theo bản có trước. khi không biết tin vào bản nào, chúng tôi cẩn thận mà làm, lệ như Thiên Quan Chí có trung cung, đông cung, nam cung, tây cung, bắc cung, theo Vương Niệm Tôn cùng Tiền Đại Hân thì cung宮 đương thời phải là quan 官, chúng tôi không biết kiểm tra ra sao, thấy câu “ giai hữu châu quốc quan cung vật loại chi tượng” ở phần chí, theo Vương Thị thì quan như tam công, phiên thần, cung như tử cung, các đạo, nên có thể thấy rằng quan cùng cung là hai sự khác nhau nên không thể nói là một, nên chúng tôi căn cứ cựu văn mà sửa lại thuyết của Vương_Tiền.
Đối với những chỗ không thể trưng chứng theo sách, mà ở một vài nơi trong sách có liên quan thì lấy đó mà suy lí làm bằng cớ để đính chính lại chỗ mà chúng tôi cho là sai. Lệ như Cao Tổ Bản Kỉ phần thượng, ghi “ Ung Địa định bát thập dư huyện” ( trang 38, dòng 9), các bản đều viết là ung châu, theo Vương Tiên Khiêm thì viết châu là sai lầm, đương thời (Hán) là địa mới đúng. Chúng tôi kiểm tra Thông Giám cũng viết là Ung Địa, mà Địa Lí Chí {Hán Thư} viết là Ung Châu, chúng tôi căn cứ theo thuyết của Vương mà sửa lại.
Để hiệu kiểm văn bản chúng tôi chia 5 bản thành hai loại. bản của Vương ở phần tự ngôn nói rằng “ lấy bản Cấp Cổ mà chú”, Cục Bản cũng nói “bản Mao Thị làm bản chính”, nên chúng tôi đem bản Cấp Cổ, Cục Bản, Vương Bản làm một nhánh. Điện Bản căn cứ vào bản Minh Giám, bản Minh Giám lại căn cứ vào bản Kiến An của Lưu Chi Vấn đời Nam Tống, bản này do Tống Kì hiệu đính nên chắc sẽ liên quan đến bản Cảnh Hựu đời Bắc Tống, do vậy chúng tôi phân bản Cảnh Hựu cùng Điện Bản làm một nhánh nữa. chúng tôi tiến hành hiệu khám thì thấy rằng bản Cảnh Hựu và Điện Bản về hình thức có nhiều nét giống nhau, đó cũng là một duyên cớ để chúng tôi phân hai bản ấy thành một nhánh.
Vương Bản dùng bản Cấp Cổ để chú, là bản trung thực phi thường, do bởi họ Vương dùng bản xưa [ dùng quan bản mà hiệu đính ( quan bản tức điện bản ) so sánh dị đồng về văn tự ], nhưng không dùng Điện Bản hiệu đính về chính văn cùng chú văn của bản Cấp Cổ. Vương Bản không giống Cục Bản ở một điểm. Họ Vương khi thấy có sự dị đồng về văn tự thì bổ sung luôn trong chú văn, chú văn có hai hình thức : một là _[ mỗ tự quan bản tác tự, thị]{chữ này quan bản viết là vầy, đúng ra phải vầy}, cách hai là [ mỗ tự quan bản tác mỗ] { chữ này quan bản viết là vầy} không cần xử đoán chữ ấy. phàm khi sử dụng hình thức chú văn thứ nhất điều thuộc về các bản địa phương, chúng tôi lấy dị văn của điện bản đối chiếu với bản cảnh hựu thì hai bên nhất nhất tương đồng, các dị văn này khi so sánh với nguyên văn thì điều dài hơn, nhân đấy chúng tôi xem tự văn của bản chính rồi làm dấu hiệu tròn trên đầu chữ cần cước chú, kí hiệu ở chữ cần cải chính này đem đặt vào cuối đoạn. Đồng thời tại hiệu khám kí chúng tôi viết [ cảnh hữu, điện bản viết mỗ, theo vương tiên khiêm lại nói là mỗ] (ngoài ra thì thuyết của các nhà khác chúng tôi cũng theo cách đó). Còn khi sử dụng cách cước chú thứ hai, chúng tôi lấy dị văn của điện bản đối chiếu với bản cảnh hữu, nếu điều không hợp nhau thì lấy chữ bản chính so sánh với bản cảnh hữu nếu tương đồng, chúng tôi không cần cải động, cũng không ghi dị văn của điện bản. đó là phương pháp chúng tôi tiến hành hiệu khám bản thư. ngoài ra lúc đọc hiệu khám kí gặp [cảnh hữu, điện bản, cục bản viết mỗ] [cảnh hữu, cấp cổ, điện, cục bản viết mỗ] [ điện, cục bản viết mỗ] cũng có khi [ cảnh hữu bản viết mỗ] hoặc [ điện bản viết mỗ] thì đó là phương pháp suy tri ý câu chữ.
Chúng tôi không ghi lại hiệu khám chữ đã làm, đồng thời cũng hiệu chú dấu câu của phần cựu chú, lệ như quyển 1 thượng trang 10 hàng 4, cùng quyển 7 trang 223, hành 1.
Tiêu điểm phù hiệu của các tử quyển chúng tôi đại thể theo cách làm bản Sử Kí đã xuất bản. Chỉ trừ một điểm khi gặp một chỗ có hai ba nghĩa, chúng tôi hoặc giả ghi tiêu tuyến hoặc giả cũng không, lệ như [ tam phụ三輔], ý chỉ địa danh thì chúng tôi ghi tiêu tuyến*, còn ý nói quan danh thì chúng tôi bất ghi. Lại như [hậu thổ后土] nếu nghĩa là [từ hậu thổ祠后土] thì không ghi còn nếu chỉ phần âm hậu thổ từ thì ghi [phần âm hậu thổ từ], còn như [bạt hồ tướng quân拔胡將君], [độ liêu tướng quân度遼將君], [nhị súy tướng quân貳師將君], [nhân vu tướng quân因扜將君] vì các hồ, liêu, nhị súy, nhân vu điều đã mất đi ý nghĩa chuyên danh nên không làm tiêu tuyến.
Bản thư do các đồng chí ở Tây Bắc Đại Học phân đoạn tiêu điểm, trãi qua Truyền Đông Hoa tiên sinh gia công chỉnh lý hiệu khám kí, bất thiếu điều nan giải, hy vọng đọc giả chỉ chính.
Trung hoa thư cục biên tập bộ. tháng 7 năm 1960.
{bích cai hạ cẩn dịch. Hồng ngự_năm tân mão}
* Tiêu tuyến標線 lệ như ví dụ chữ hán thư, nhưng vì hán cổ viết từ trên xuống nên thay vì gạch ngang phía dưới thì lại gạch đứng theo hướng chữ viết.
Phàm các chữ trong dấu [],() là của nguyên tác. Còn trong dấu {},* là của người dịch.
bích cai hạ
bích cai hạ
Chánh Tổng
Chánh Tổng

Tổng số bài gửi : 72
Points : 5435
Reputation : 5
Join date : 27/11/2009

Về Đầu Trang Go down

hán thư (phần 1) Empty khoa cử

Bài gửi  bích cai hạ Sun Oct 16, 2011 6:56 pm

Theo mình được biết thì trạng nguyên狀元 bắt đầu đời đường. với ý nghĩa trạng là dáng vẻ, biến nghĩa là công lao, thực lực. nguyên là cả, là lớn. do vậy nếu hiểu theo nghĩa của câu chữ thì trạng nguyên với nghĩa là người có sức học to lớn nhất, trãi các triều thì danh xưng trạng nguyên được dùng để chỉ những người đạt điểm cao.
Bảng nhãn榜眼 thì nhãn là con mắt, lại nghĩa là điểm chính yếu, bảng là tấm bảng. do vậy bảng nhãn nghĩa là người quan trọng trong bảng vàng.
Thám hoa探花 với nghĩa thám là thăm, hoa là hoa. Vào đời đường các tân khoa được ăn yến ở thám hoa yến, chọn lấy hai người trẻ nhất vào ngự uyển xem hoa nên những hạng ấy cũng gọi là thám hoa lang.
Đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ 第一甲進仕còn gọi là tiến sĩ cập đệ. Với ý nghĩa: cập là đạt đến, đệ là thứ tự, còn tiến sĩ thì có người nói là bước trước để nhận tước lộc, có người nói để chỉ những hạng người tiến lên vua. Nhưng chung qui ý nghĩa chữ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ là người đứng đầu trong các tiến sĩ .
Đỗ Đệ nhị giáp gọi là tiến sĩ xuất thân, hoặc gọi là hoàng giáp. Xuất thân với nghĩa thân bước vào hoạn lộ. còn hoàng giáp vì những người đỗ tiến sĩ tên viết trên một tờ giấy vàng dán vào cuối quyển thi nên mới có tên ấy.
Đỗ hạng tam giáp gọi là đồng tiến sĩ xuất thân. Chữ đồng ở đây với nghĩa là phó.
ở đây ta nên biết rõ rằng các tên trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa chỉ là tên gọi “tục” của hạng đỗ đệ nhất giáp, trong văn bản trang trọng hoặc văn bia không ai gọi là trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa cả. Trong hạng nhất giáp này người đứng đầu gọi là trạng nguyên, người đỗ thứ 2 và 3 gọi là bảng nhãn, thám hoa. Theo các tác giả “khoa cử và các nhà khoa bảng triều nguyễn” thì ta có
Đệ nhất giáp, tức tiến sĩ cập đệ. Gồm tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (trạng nguyên), tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh( bảng nhãn), tiến sĩ cập đệ đệ tam danh(thám hoa)
-Hạng I gọi là trạng nguyên, có từ đời đường.Trạng nguyên còn gọi là ngao đầu
-Hạng II gọi là bảng nhãn, cũng từ đời đường,với nghĩa là người quan trọng trong các thí sinh thi đỗ
-Hạng III gọi là thám hoa, thám hoa lúc đầu cũng chỉ hạng trẻ tuổi đỗ cao được đặc cách vào xem hoa, đến đời minh mới gọi hạng 3 trong đệ nhất giáp là thám hoa.
Đệ nhị giáp, tức tiến sĩ xuất thân, hoàng giáp. Khởi dùng từ sau đời tống (hoàng giáp lúc đầu chỉ để gọi chung người đỗ hạng tiến sĩ.)
Đệ tam giáp, tức đồng tiến sĩ xuất thân. Có sau đời tống
qua trên ta thấy rằng, đời đường ai thi đỗ tiến sĩ gọi hoặc trạng nguyên, hoặc bảng nhãn, hoặc thám hoa, chưa phân bảng nhãn(đệ nhị danh) thám hoa(đệ tam danh) xếp sau trạng nguyên(đệ nhất danh). sau đời tống thì ngoài ba hạng của đệ nhất giáp có đệ nhị và đệ tam giáp. Có lẽ ấy vì phép thi cử ngày một chu toàn, qui cũ hơn. ở nước ta vào đời lý trần thì thi cử cũng chưa rập khuôn trung quốc hoàn toàn nhưng tới nhà lê thì đã giống trung quốc lắm rồi. đến nguyễn triều đại thể vẫn giống nhà lê, chỉ khác ở hai điểm. một là không thấy lấy đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh ( tức trạng nguyên). Hai là đặt thêm chức vị phó bảng.
Vậy triều nguyễn thực chất không muốn lấy người đỗ cao? Ta nên hiểu là triều nguyễn vẫn lấy người đỗ cao, nhưng muốn được xếp vào hạng tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh thì phải thật xứng đáng, không biết triều lê phân số_tức thang điểm thi cử ra sao( mình chưa được biết) chứ triều nguyễn đã rõ ràng lắm rồi, đỗ bao nhiêu điểm thì xếp vào hạng nhất, nhị, tam, phó bảng. chính vì cách chấm thi dựa trên phân số rõ ràng nên số người đỗ nhất giáp rất ít. Vì sao như vậy? theo cá nhân mình thì yếu tố quan hệ nhất đến tình trạng ấy do cách tính điểm xếp hạng của nhà nguyễn quá qui cũ, quá cầu toàn (tham khảo thang điểm ở dưới), hai nữa có lẽ do quan niệm chấm thi của giám khảo, qua vũ trung tùy bút, phạm đình hỗ đã phàn nàn từ cuối đời lê các giám khảo thường muốn cho đề khó, chấm mạnh tay để hạn chế người đỗ cao, họ hạn chế vì tính tự phụ bản thân, họ không muốn ai đỗ cao hơn mình, không biết tình trạng này triều nguyễn có không, mình không có thời gian tìm hiểu kĩ. Thứ nữa có lẽ đến triều nguyễn sức học của sĩ tử đã không bằng triều trước, điều này ta thấy được phần nào qua chất lượng thơ văn họ để lại so với thời trần lê.
Về phó bảng, ta biết rằng phó bảng có đời nhà minh, phó bảng nôm na là những người chưa tới trình đỗ tiến sĩ nhưng cũng hơn những người rớt một bậc (“nửa chợ nửa quê”). Ta biết rằng đầu thời minh mạng thi hội gồm kinh nghĩa, thơ phú, chiếu, chế, biểu, văn sách. Đến năm 1832 đổi ra 3 kì: kì đệ nhất thi kinh nghĩa, kì đệ nhị thi thơ phú, kì đệ tam thi văn sách, năm 1850 vua tự đức cho thi 4 kì: một là kinh nghĩa, hai là văn sách, ba là chiếu, biểu, luận, bốn là thơ phú; thi đình thì đối sách, tuy nhiên vào năm 1858 trở lại ba kì: kinh nghĩa; chiếu, biểu, luận; văn sách. Thang điểm như sau
ưu_10-9
ưu thứ_8-7
bình_6-5
bình thứ_4-3
thứ_2-1
liệt_không đủ 1
Ai thông suốt ba kì (tức làm được hết) và có tất cả 10 trở lên thì được vào hạng tiến sĩ (chánh bảng), ai thông suốt ba kì, đạt từ 9 xuống 4 được vào hạng phó bảng, hoặc chỉ thông hai kì nhưng lại được 10 trở lên cũng cho vào phó bảng. qua quốc triều đăng khoa lục biết được rằng đệ nhất giáp tiến sĩ có từ đời thiệu trị trở đi, trong đệ nhất giáp thì người đỗ cao nhất cũng chỉ đạt tới đệ nhị danh ( bảng nhãn ), theo khoa cát sĩ ( chế khoa ) năm 1851, vũ duy thanh là người đỗ đệ nhất giáp cát sĩ cập đệ đệ nhị danh (bảng nhãn) qua tất cả các kì thi hội cộng lại cũng chỉ có 13 phân, mà ta biết rằng khoa này thi gồm bốn kì, bốn kì mà chỉ có 13 điểm vầy mỗi kì chỉ trung bình khoảng 3,25 phân. Quá gắt gao!
Thi cử phong kiến ở nước ta và cả trung quốc ngày một hoành chỉnh về cách thức thi, cách thức lấy đỗ, cách thức xếp danh. Tên gọi mỗi đời mỗi khác, nếu ta trọng ở hư vị thì sẽ trách nhà nguyễn để bảo vệ ngai vàng mà không lấy trạng nguyên ( vì sợ họ tự cao, dễ làm phản_nói như một người thầy mình đã nghe), nói vậy e chưa xác thực tế, nói theo cao xuân dục thì “lối văn và phép thi cũng có khi châm chước thêm bớt, nhưng phép theo thời mà đổi, văn theo đời mà khác, chứ việc theo đạo mà trị vẫn như nhau, đều nhằm vào chỗ lấy được người hiền tài mà thôi.” cái hư danh nó làm mê hoặc nhiều người lắm, học để lấy danh vị, sống cũng vì danh vị thôi sao?
( vì hôm qua lên mạng thấy diễn đàn lớp mình có phần lặng lẽ nên đến đêm viết đôi dòng nên cũng gắp gáp chưa có nhiều thời gian kê cứu sách vỡ. do vậy cũng dựa vào những sách: quốc triều đăng khoa lục (bảng dịch lê mạnh liêu, sài gòn,1962, và bản tái bản do nxb văn học ấn hành năm 2003); quốc triều hương khoa lục, bảng 1993, 2011; đại việt lịch đại đăng khoa lục; huấn địch thập điều,1971; đại nam khoa cử lục, 2000; lịch triều hiến chương loại chí, 1971, 1978, 1959, 2007; vũ trung tùy bút, 1988; giáo dục và thi cử việt nam của nguyễn quang thắng, khoa cử việt nam_thi hội thi đình của nguyễn thị chân huỳnh, văn miếu quốc tử giám và 82 bia tiến sĩ làm tài liệu chính yếu, nên nếu phạm vào tội “ đạo văn” mong các tác giả, và đọc giả tha thứ)
bích cai hạ
bích cai hạ
Chánh Tổng
Chánh Tổng

Tổng số bài gửi : 72
Points : 5435
Reputation : 5
Join date : 27/11/2009

Về Đầu Trang Go down

hán thư (phần 1) Empty Re: hán thư (phần 1)

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết