TỰ HÀO SỬ VIỆT


Join the forum, it's quick and easy

TỰ HÀO SỬ VIỆT
TỰ HÀO SỬ VIỆT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» HELLO MOI NGUOI OI
MẤY NHẬN XÉT VỀ BÁO CHÍ TÔN GIÁO THỜI KỲ EmptyFri Dec 20, 2013 9:24 am by lệ viên

» CHIẾN CÔNG CUỐI CÙNG CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
MẤY NHẬN XÉT VỀ BÁO CHÍ TÔN GIÁO THỜI KỲ EmptyThu Nov 07, 2013 6:44 pm by nguoihoaico

» ai da cuoi chong
MẤY NHẬN XÉT VỀ BÁO CHÍ TÔN GIÁO THỜI KỲ EmptySat Sep 21, 2013 5:52 pm by vtruong2003

» NĂM MẠC CỬU VỀ HÀ TIÊN
MẤY NHẬN XÉT VỀ BÁO CHÍ TÔN GIÁO THỜI KỲ EmptyThu Feb 28, 2013 8:59 am by anhoa

» thông tin của lớp
MẤY NHẬN XÉT VỀ BÁO CHÍ TÔN GIÁO THỜI KỲ EmptySun Jan 27, 2013 9:49 pm by Vũ Ngọc

» forum bị lãng quên
MẤY NHẬN XÉT VỀ BÁO CHÍ TÔN GIÁO THỜI KỲ EmptyWed Dec 05, 2012 11:15 am by Vũ Ngọc

» ẢNH CƯỚI NGỌC BÍCH
MẤY NHẬN XÉT VỀ BÁO CHÍ TÔN GIÁO THỜI KỲ EmptyMon May 21, 2012 7:33 pm by haflee

» ngày mai trong đám xuân xanh ấy có kẻ theo chong bỏ cuộc chơi
MẤY NHẬN XÉT VỀ BÁO CHÍ TÔN GIÁO THỜI KỲ EmptyWed May 16, 2012 3:12 pm by traitimphale

» một hành trang - một ước mơ
MẤY NHẬN XÉT VỀ BÁO CHÍ TÔN GIÁO THỜI KỲ EmptyMon Apr 02, 2012 7:46 pm by thanglonghoaico1010

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 64 người, vào ngày Fri Feb 02, 2024 2:31 am
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar


MẤY NHẬN XÉT VỀ BÁO CHÍ TÔN GIÁO THỜI KỲ

Go down

MẤY NHẬN XÉT VỀ BÁO CHÍ TÔN GIÁO THỜI KỲ Empty MẤY NHẬN XÉT VỀ BÁO CHÍ TÔN GIÁO THỜI KỲ

Bài gửi  nguoihoaico Thu Mar 25, 2010 5:03 pm

PÀ KON ĐỌC THAM KHẢO NHA

MẤY NHẬN XÉT VỀ BÁO CHÍ TÔN GIÁO THỜI KỲ
CHÍNH QUYỀN NGÔ ĐÌNH DIỆM (1954-1963)

DƯƠNG KIỀU LINH
Nghiên cứu sinh Trường ĐHKHXH&NV


Báo chí tôn giáo là đối tượng nghiên cứu của ngành lịch sử báo chí. Như các loại báo chí chuyên biệt khác, báo chí tôn giáo luôn là một sự thách đố đối với việc nghiên cứu bởi sự phức tạp, đa dạng của nó. Lâu nay báo chí tôn giáo vẫn còn là một khoảng trống của khoa học báo chí và lịch sử báo chí Việt Nam. Nghiên cứu báo chí tôn giáo của một địa phương cụ thể như Sài Gòn trong những năm 1954-1963 lại càng ít người chú ý.
Nói chung, báo chí tôn giáo không phải là dòng báo chí sôi động. Đến năm 1954 tại Sài Gòn cũng như tại Hà Nội mới có đủ các loại báo chí của các tôn giáo. Nghiên cứu dòng báo chí này không chỉ giúp hiểu biết thêm về sinh hoạt tôn giáo ở Sài Gòn, mà còn góp phần nghiên cứu lịch sử báo chí, văn hoá và tư tưởng.
Trong bài viết, chúng tôi không đi sâu tìm hiểu hoạt động cụ thể của báo chí tôn giáo Sài Gòn thời kỳ này, các chính sách của chính quyền Ngô Đình Diệm đối với báo chí tôn giáo, mà đưa ra một số nhận định, đánh giá về đặc điểm của chúng nhằm làm rõ hơn vai trò và vị trí của báo chí tôn giáo trong đời sống chính trị và văn hoá –xã hội ở Sài Gòn dưới thời Ngô Đình Diệm.
Mặc dù không phát triển bằng giai đoạn sau về số lượng, song báo chí tôn giáo Sài Gòn giai đoạn 1954-1963 có vai trò khá quan trọng tạo ra diện mạo và tính cách của báo chí Sài Gòn trong thời gian này.
Kể từ tờ Nam Kỳ địa phận ra số đầu tiên ngày 8/01/1908, báo chí tôn giáo đã có hơn nửa thế kỷ tồn tại. Cũng như khởi thuỷ, báo chí tôn giáo không phải là dòng báo chí sôi động giống các loại báo thương mại khác. Nhưng từ khi các tổ chức tôn giáo tại Sài Gòn có tờ báo riêng –cơ quan ngôn luận của mình, thì báo chí tôn giáo phát triển khá phong phú, đa dạng, tạo ra diện mạo riêng.
Như những giai đoạn trước, báo chí tôn giáo trong thời kỳ chính quyền Ngô Đình Diệm có nhiều loại. Căn cứ vào các loại báo chí chính thức được các tổ chức tôn giáo trực tiếp cho phép xuất bản, có thể phân ra các loại chính: báo chí công giáo: bao gồm loại chính thức của các giáo hội, loại của các đoàn thể, dòng tu; báo chí Phật giáo: gồm các loại khác nhau như tuần báo, tạp chí, tuần san; và dòng báo chí của các tôn giáo khác như Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo, Tin Lành, Khổng giáo…
Báo công giáo có tổng số 20 tờ các loại với nội dung khá phong phú và thể loại đa dạng. Các tờ báo này được các đoàn thể công giáo và các dòng tu của địa phương và trung ương xuất bản chính thức. Bên cạnh tờ Đức Mẹ hằng cứu giúp phát hành từ giai đoạn trước, xuất hiện tờ Trái tim đức Mẹ của dòng Đồng công Thủ Đức; tờ Duyên Nghèo (sau đổi thành Tin Vui) của dòng Ba Phanxico. Không giống những tờ báo công giáo có nội dung khô khan về giáo thuyết, tờ Tin Vui dành nhiều bài viết cho giới trẻ, nhiều bài khảo cứu, phổ biến tri thức có tính cách phổ thông. Vì vậy trong thời gian này Tin Vui nhanh chóng, chiếm được sự ưa thích của độc giả công giáo.
Tờ Tu sĩ Việt Nam do Hiệp hội Tu sĩ chủ trương, biên soạn dành cho các linh mục và tu sĩ đang học tại Viện tu. Tờ này sau đổi tên thành Nhà Chúa do linh mục Đỗ Xuân Quế làm chủ nhiệm. Trong ban biên tập còn có một số tu siõ như Ngô Bình An, Dương Liên Mỹ, Nguyễn Tự Do, Nguyễn Huy và linh mục người nước ngoài như Anda Eautier.
Trong dòng báo của các đoàn thể công giáo phải kể đến tờ Đạo Binh Đức Mẹ của phong trào Đạo Binh Đức Mẹ trung ương; Nghĩa Binh Thánh Thể Hội Tông đồ cầu nguyện toàn quốc do linh mục Nguyễn Kim Bình chủ nhiệm; tờ Sao Việt của hiệp hội Thánh mẫu Việt Nam (sau đổi tên là Hiệp sống); tờ Thanh niên Thánh Nghiệp của đoàn thanh niên Thánh Nghiệp; tờ Thông Cảm của thanh niên công giáo.
Trong dòng báo công giáo, có ba tờ chính thức, giữ vai trò ảnh hưởng lớn và phổ biến rộng rãi, đó là tạp chí Saserdos –linh mục là nguyệt san, chuyên đăng tin tức của giáo phận Sài Gòn hoặc các vấn đề về tu sĩ, được phổ biến như là một cơ quan thông tin liên lạc giữa Giáo hội và tu sĩ công giáo; còn tờ Việt Tiến của linh mục Thanh Lãng rất có uy tín trong làng báo chí Sài Gòn sau này đổi tên thành Tiến Hành do linh mục Nguyễn Văn Vy phụ trách. Cũng phải nói thêm về lực lượng các nhà báo ký giả công giáo trong thời kỳ này. Họ đã tham gia rất nhiều vào các tờ báo công giáo, nhưng còn có vai trò tham gia và chủ trương một số báo văn học như Đường Sống, Nguồn Sống, Văn Đàn do một số linh mục và các nhà văn công giáo như Bùi Trâm, Võ Long Tê, Phạm Đình Khiêm, Phạm Đình Tân…(sau này còn làm tờ Văn Đàn). Như vậy, báo chí công giáo đóng vai trò khá quan trọng cho diện mạo và tính cách của báo chí tôn giáo ở Sài Gòn thời kỳ này. Nó cũng không chỉ bó gọn trong giáo lý công giáo mà càng ngày tính chất chính trị xã hội nhiều hơn.
Một số bài trong Đức Mẹ La Vang lại đi vào phân tích thời cuộc theo quan điểm chống cộng rõ rệt. Tìm về Đức Mẹ La Vang (số tháng 4/1961) viết “Chúng ta đang sống trong thời kỳ lửa bỏng –Hiện tượng một dân tộc, một loài người đang hậm hực giết chết nhau giữa ban ngày của nền văn minh cơ khí hầu như tột độ-thảm trạng đen tối ngày hôm nay mà lấy máu trả máu, lấy oán thù trả oán thù và hơn thế nữa lấy chủ nghĩa để gông cùm thế hệ tinh thần, duy lý và duy vật kiêu căng cố chấp đã đẩy con người đến sa đọa, truỵ lạc, tội lỗi… Hiểm hoạ cộng sản đang là nguy cơ cho loài người, một chủ nghĩa đang muốn biến con người thành con vật, đang muốn đem con người vào trại thí nghiệm khổng lồ…” Rõ ràng báo chí tôn giáo không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo lý mà nó còn tuyên truyền chính trị như bất cứ loại báo chí chính trị nào của chế độ Ngô Đình Diệm. Tất nhiên Đức Mẹ La Vang còn nhiều nội dung khác như văn nghệ, sáng tác, thông tin sinh hoạt tôn giáo như Ngày đền tạ tại La Vang, Thiên chúa trong lòng điện ảnh, Phong trào theo đạo ở Mỹ, Thi ca và cầu nguyện.
Qua báo chí công giáo, chúng ta thấy lúc này báo chí tôn giáo không chỉ làm nhiệm vụ “nội bộ” như nhiều người lầm tưởng, mà nó đã tồn tại và phát triển như một thứ công cụ tuyên truyền chính trị chính thức. Tuy vậy, do đặc thù về tính cách và thể loại mà nó còn truyền tải những thông tin sinh hoạt tôn giáo, các dòng tu, các hội đoàn nên nó đã tác động mạnh đến đời sống của giáo dân.
Loại báo chí Phật giáo: Do những đặc thù và tác động trực tiếp của yếu tố chính trị, báo chí Phật giáo thời kỳ này hoạt động rất sôi nổi dù không bằng báo chí công giáo. Từ giai đoạn trước, báo chí Phật giáo đã có những tờ có uytín là tiếng nói đại diện cho Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam (của toàn miền Nam) như tờ Từ Quang có từ năm 1951 do Mai Thọ Truyền chủ trương, hoặc tạp chí Phật giáo có từ năm 1950 là tiếng nói chính thức của Tổng Hội Phật giáo Việt Nam, ngoài ra còn có tạp chí Liên Hoa văn tập xuất bản số đầu tiên 25/3/1955. Tạp chí Phật giáo Việt Nam do thượng toạ Thích Nhất Hạnh làm chủ bút ra mắt 8/1956 –chuyên đề sưu khảo và nghị luậncủa Phật giáo, tôn chỉ đề là: “Đường lối dân tộc và nhân bản Phật giáo –Từ số ra mắt đã tập trung nói về lịch lễ Phật giáo Việt Nam từ thời Đnh –Lê –Lý –Trần…Có rất nhiều bài khảo cứu thiên về văn hoá lịch sử như Đi đến nền Phật giáo dân tộc lịch sử, Lễ nhạc và tổ chức hoằng pháp và một số bài có nội dung yêu cầu hiện đại hoá các tổ chức Phật giáo.
Trường hợp của Liên Hoa văn tập cũng đáng chú ý. Lúc đầu tạp chí này chỉ là của tư nhân do Liên Hoa Kỳ Thư xuất bản (chủ nhiệm là Sư bà Thích Diệu Không, số ra mắt ngày 25/3/1955 tại Huế). Nhưng ngay từ những số đầu đã có ảnh hưởng khá lớn tại Sài Gòn. Và ít lâu sau, tạp chí này phát triển trở thành nguyệt san chính thức của Giáo hội tăng già toàn quốc (Việt Nam cộng hoà) do Hoà thượng Thích Đôn Hậu làm chủ nhiệm. Giai đoạn này nội dung của Liên Hoa văn tập khá đơn giản, gồm những bài khảo cứu phê bình các vấn đề Phật giáo, bàn về truyền bá đạo Phật trong các tầng lớp quần chúng, danh mục, từ điển Phật giáo, tin tức hoạt động của Tổng hội Phật giáo…
Cho đến năm 1956 Liên Hoa văn tập trở thành cơ quan hành pháp của Tổng trị sự Giáo Hội tăng già Trung phần – và đến năm 1958 chính thức đổi tên là Liên Hoa nguyệt san vượt ra khỏi khuôn khổ phản ánh những vấn đề chính trị, bày tỏ thái độ đối với chính quyền. Tuy chưa phải là thái độ đối lập hoàn toàn ở giai đoạn đầu nhưng nó bày tỏ được quan điểm riêng về các vấn đề chính trị –và nhất là giai đoạn sau này khi vấn đề Phật giáo nổ ra thì nó là một trong báo Phật giáo tích cực chống Ngô Đình Diệm nhất. Cũng cần nhắc thêm là Liên Hoa văn tập là tạp chí Phật giáo đầu tiên dành cho giới phụ nữ, sau này còn phát triển thêm bán nguyệt san Sen Hồng dành cho nhi đồng Phật sử do sư bà Thích Thể Quán chủ trương.
Cũng như các tờ báo Phật giáo khác, Liên Hoa văn tập thời kỳ 1960-1963 đã thể hiện ý thức tranh đấu cho đạo pháp và dân tộc, chống lại sự độc tài gia đình trị của Ngô Đình Diệm. Ngoài ra, một số bài trong Liên Hoa văn tập lại mang tính văn nghệ như Người mẹ, một đêm trăng tại núi Linh Thức của Đức Phương và Liên Hương…
Tờ Phật học tạp chí do Giáo hội Lục Hoà Tăng Việt Nam xuất bản làm cơ quan giảng đạo truyền bá học thuyết Phật giáo do Thành Đạo Đại Sư làm chủ nhiệm, chủ bút là Hoà thượng Huệ Thành. Nội dung chủ yếu của nó là giáo dục nghiên cứu các vấn đề Phật giáo nhằm vào giới bình dân và các gia đình Phật tử, những tín đồ ngoan đạo bằng lời lẽ hình thức dễ hiểu. Giới Phật giáo Tăng ni hay trí thức ít quan tâm đến tạp chí này. Vào giai đoạn sau đảo chính, tại Sài Gòn đã xuất hiện nhiều hơn các báo chí Phật giáo vì các lý do chính trị xã hội (Xem danh mục báo chí Sài Gòn phần Báo chí tôn giáo 1954-1963).
Báo chí Phật giáo là một bộ phận khá quan trọng của báo chí tôn giáo thời kỳ này mặc dù nó bị chính quyền Diệm đàn áp. Sau này có tờ Phật giáo Việt Nam quy tụ nhiều người viết có uy tín như Thượng tọa Thích Trí Quảng, Minh Châu, Mãn Giác, Thiện Hoa, Thiện Châu, các văn nghệ sĩ như Dã Thảo, Thạc Đức, Minh Hạnh, Võ Đình Cương…
Từ thời điểm cảnh sát của Ngô Đình Diệm hạ cờ Phật giáo ở Huế nhằm ngày Phật Đản, các lực lượng an ninh giải tán các cuộc tụ họp của Phật giáo ở Huế cũng như ở Sài Gòn. Có rất nhiều sự kiện chính trị xã hội nóng bỏng xảy ra mà như Vũ Bằng viết trong Hồi ký 40 năm nói láo “nhà báo viết đến 10 năm cũng không hết”, nhưng chính làng báo lại “không dám ho he một tiếng” bởi vì sự khủng bố đàn áp đẫm máu. Chỉ có duy nhất báo chí Phật giáo là dàm đương đầu chiến đấu với độc tài (tất nhiên dưới hình thức bí mật) –Đó là những tờ báo lậu, những tờ tin nhanh như Vạc Dầu, Nhị thập bát tú, Tin tức Phật giáo. Tuy chỉ là những tờ tin nhanh, những bản thông báo truyền tay bí mật như truyền đơn nhưng lại có tác dụng động viên các cuộc đấu tranh của các Phật tử và các lực lượng xã hội tiến bộ với chính quyền Ngô Đình Diệm. Nhiều người cho rằng báo chí Phật giáo dù hoạt động bí mật nhưng đã chứng tỏ sức sống, sức lay động quần chúng vào sự nghiệp đấu tranh chung khi biến cố Phật giáo nổ ra. Về phương diện báo chí, các tờ như Cứu nạn, Lập trường, Sinh viên là loại báo mật in rônéo, xấu xí, khó đọc lại phát không mà in đến hàng vạn bản – có lúc cũng bán nhưng không nhằm mục đích tài chính như những tờ báo bình thường, mà chỉ vì không có đủ cho người đọc, bán chạy đến nỗi độc giả bí mật xem xong cho người khác thuê, vì tính chất thời sự, vì chứa đựng những căm thù của quần chúng, kêu gọi Phật tử đứng dậy chống lại sự tàn bạo khát máu của chính phủ Ngô Đình Diệm. Sau này báo chí Phật giáo nói riêng và báo chí tôn giáo nói chung đã phát triển với nhiều khuynh hướng chính trị phức tạp hơn. Nhưng thời điểm 1962-1963 báo chí Phật giáo đã bộc lộ những điểm tiến bộ, dám chống lại chế độ độc tài gia đình trị. Mặt khác tạo nên sự sôi động torng đời sống báo chí thời kỳ này.
Loại báo của các tôn giáo khác như: Phật giáo Hoà Hảo, Cao Đài, Tin Lành cũng khá phát triển. Báo chí của Cao Đài giáo xuất hiện ở Sài Gòn từ những năm 30 (năm 1926 khai đạo) –từ tờ Đuốc chân lý có từ năm 1935 dưới sự bảo trợ của Nguyễn Văn Xiêm và một số người như Thoại Hà, Nguyễn Hữu Phùng, Nguyễn Văn Ca (hai người này thay nhau làm chủ bút –chủ nhiệm). Sau nàu Quân đội Cao Đài có thêm tờ Thắng, Tiến năm 1945 –1954, còn trong năm 1951 có tờ Quốc gia nhật báo do Trịnh Minh Thế chủ trương. Tờ báo Việt Chinh của Tổng Hội Cao Đài ra đời từ năm 1954, lúc đầu được xuất bản tại Tây Ninh, sau đó chuyển về Sài Gòn, khá gây được thanh thế nhưng phát không cho các tín đồ chứ chưa bán được.
Báo Tiến với tôn chỉ là cơ quan tranh đấu của chiến sĩ Cao Đài, tỏ ra chống Ngô Đình Diệm. Như số 105 ra ngày 15/12/1954 trong trang 5 có bài Diệt hối lộ tỏ thái độ bất mãn, chỉ trích và bất hợp tác với nội các Ngô Đình Diệm. Sau này báo Cao Đài phát triển mạnh hơn. Từ khi đảo chính nổ ra, nhiều ký giả nổi tiếng và nhà nghiên cứu cũng tham gia vào các tờ báo Cao Đài như Nguyễn Đăng Thục, Cao Hoài Sang, Bảo Thế, Lê Thiện Phước, nhưng tính chất của nó nặng nề về phổ biến giáo lý, nghiên cứu luận thuyết…
Loại báo chí của Phật giáo Hoà Hảo xuất hiện từ khi tôn giáo này ra đời (1939). Nguyệt san Giác Tiến có từ năm 1956 –1959 do Bùi Xuân Cứ và Vương Kim, Phan Bá Cầm làm chủ nhiệm –chủ bút, có những bài giáo thuyết của Huỳnh Phú Sổ còn gọi là sấm giảng in ở đây. Hai tác giả là Thanh Sĩ và Vương Kim cũng tham gia viết ở tạp chí này trước khi bị quân đội Ngô Đình Diệm đàn áp. Đạo Hoà Hảo còn có thêm tờ Chiến đấu –dành cho quân đội nhưng chỉ là tờ tin nội bộ. Sau năm 1963, Đạo này còn phát triển thêm nhiều tờ khác như Đuốc từ bi, Sống vì đạo, Hướng đạo, Thân đạo, Ánh đạo, Đuốc Huệ…
Đạo Tin Lành có tờ Nguyệt san Thánh kinh, Thánh kinh báo, Rạng Đông, Hừng Đông Tin lành…do mục sư Đoàn Văn Miêng và Nguyễn Văn Vạn chủ trương cũng xuất bản và phát không cho các tín đồ Tin Lành. Hoặc Nguyệt san Baha I của Hội Đồng tinh thần Đạo Bahah, Đạo Hồi…Tuần báo Minh Tân là cơ quan ngôn luận của Hội Khổng học Việt Nam. Số đầu tiện 1/1957 do Nguyễn Trúc là chủ nhiệm kiêm chủ bút, sau này Hoàng Nam Hùng là chủ nhiệm, chủ bút Hoàng Văn Bình.
Trong số ra mắt Minh Tân tuần báo đăng lời tuyên cáo của Ban Quản trị lâm thời Hội Khổng học Việt Nam: “Khổng học là một triết lý dạy người phải tùy thời đổi mới để thích hợp với định luật tiến hoá của xã hội loài người. Ngoài triết lý nói trên, Khổng học còn dạy đời các luân lý chính trị, kinh tế, văn nghệ chứa đựng rất nhiều trong loại sách Ngũ kinh, Tứ thư…Chúng tôi thành lập Hội Khổng học Việt Nam với mục đích bảo tồn, phát huy và phổ biến những tinh túy của Khổng học, nhất là phần đạo đức luân lý và triết lý là việc rất cần để giữ vững tinh thần dân tộc, chống chọi vớichủ nghĩa tam vô của cộng sản độc tài…” Như vậy, chúng ta hiểu được khuynh hướng chính trị của nó. Minh Tân tồn tại khá lâu so với một số báo chí của tôn giáo –đảng phái. Với mục tiêu tuyên truyền giáo lý Đạo Khổng và đi đến chống cộng, Minh Tân in nhiều bài Lược Khảo về Khổng học của Lê Phục Thiện, Chí hạo nhiên của kẻ sĩ (Lê Minh Chính), Vấn đề lịch trình chuyển hoá vạn vật trong Phật giáo (Tam Ích), Đi tìm địa vị Khổng học (Minh Đạo), ý niệm dịch của thái cực và ý nghĩa sự sống (Phạm Lương). Tuy vậy, cũng vẫn có một số sáng tác văn học và một số bài biên dịch, cung cấp tri thức…
* * *
Mặc dù không phát triển bằng giai đoạn sau về số lượng (số lượng 3.000 đến 10.000 là cao nhất cho một loại) và thể loại (chủ yếu là tuần báo, tuần san và tạp chí, chưa có nhật báo trong loại báo chí tôn giáo –trừ tờ Tiến và Việt Chinh của Cao Đài, từ 1954 đã tăng lên nhiều từ 30.000 –60.000 bản/số cao nhất là tờ Tinh thần và Trái tim Đức Mẹ 60.000 bản).
Báo chí tôn giáo –tất nhiên phải có độc giả của tôn giáo đó và được sự ủng hộ. Ngoài ra còn được sự ủng hộ của giáo quyền, giáo hội về cả vật chất và điều kiện làm báo. Tính chất thương phẩm của báo chí tôn giáo không nhiều, vì phần lớn không bán –chỉ phát không.
Với mục tiêu “đem đạo vào đời”, báo chí tôn giáo là một phương tiện cải tạo xã hội dù ở mức độ khác nhau. Qua những bài giáo dục đạo đức cho mọi lứa tuổi, những bài giảng về đạo lý, về đối nhân xử thế trong cuộc sống hàng ngày của các tín đồ công giáo, Phật giáo hay tất cả các loại tôn giáo khác đều hướng tới mục tiêu nhân bản, tạo nên một chỗ dựa tinh thần nào đó cho con người. Nhưng điều này cũng phản ánh những mâu thuẫn và bế tắc chung của tư tưởng xã hội. Phần lớn các giáo lý tôn giáo đều hướng cho con người, quên đi cuộc chiến trong hiện tại do đế quốc và tay sai gây nên, quên đi sự nghiệp đấu tranh anh dũng của hơn 14 triệu đồng bào miền Nam đang rên xiết dưới ách đô hộ tàn bạo.
Còn về phương diện văn hoá, dù ở mức độ nào cũng cần phải ghi nhận sự đóng góp của nó đối với nền văn hoá dân tộc đang phát triển. Tôn giáo và văn hoá là hai phạm trù luôn khắng khít với nhau. Báo chí tôn giáo cũng phải chuyển tại những nội dung văn hoá như triết học, mỹ học, đạo đức học, khoa học tự nhiên, xã hội, tri thức khoa học…Tất nhiên nó cũng còn có mục đích khới dây và giáo dục ý thức xây dựng văn hoá, cải tạo xã hội trong phạm vi các loại tôn giáo này muốn. Vì thế, có thể khẳng định nguyên nhân xuất hiện của báo chí tôn giáo gồm có nguyên nhân tôn giáo và nguyên nhân ngoài tôn giáo.
Vì báo chí tôn giáo là cơ quan ngôn luận của tổ chức tôn giáo hoặc đoàn thể tôn giáo, là phương tiện thông tin, là công cụ chính trị của tôn giáo nên trước hết đối tượng phục vụ của nó là các tín đồ tôn giáo. Nó chẳng những phản ánh sinh hoạt tôn giáo mà còn tuyên truyền giáo lý, cho nên nó mang tính chất nội bộ của tôn giáo đó. Báo chí tôn giáo không chạy theo tin tức thời sự chính trị, xã hội nên nó không có tính thời gian như các loại báo chí khác. Các bài vở phần nhiều được trích dẫn, khai triển từ các giáo lý, tất nhiên cũng có thể xuất phát từ một sự kiện chính trị nào đó mà tổ chức tôn giáo cần phải thông tin đến giáo dân. Nhưng nhìn chung, báo chí tôn giáo không đặt nặng vấn đề thời gian tính. Đặc điểm nữa là rất hiếm có thể loại nhật báo ở báo chí tôn giáo, bởi vì tính chất, yêu cầu và đặc thù của loại báo này không cần thiết phải có nhật báo. Cũng xuất phát từ đặc điểm thứ hai, thể loại của nó chủ yếu là báo định kỳ như tạp chí, tuần san, nguyệt san, bán nguyệt san…Giới hạn của báo chí tôn giáo trước hết phục vụ cho tín đồ tôn giáo đó. Nhìn chung tính chất thương phẩm thể hiện ở báo chí tôn giáo không rõ rệt vì chủ yếu loại báo này do tổ chức tôn giáo tài trợ, xuất bản không nhằm để bán mà chủ yếy phát không. Mặc dù được nhận sự trợ giúp về kinh tế (như trường hợp Đức Mẹ La Vang) hoặc tình trạng báo “lậu” thời kỳ chính phủ Ngô Đình Diệm đàn áp đẫm máu các Phật tử thì có bán hoặc thuê để xem báo nhưng đây là sự ngẫu nhiên chứ không phải là ý đồ của người làm báo Phật giáo.
Báo chí tôn giáo thời kỳ Ngô Đình Diệm cầm quyền tại Sài Gòn đã có diện mạo và tính cách khác nhiều so với giai đoạn trước và ở các địa phương khác như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng…Về số lượng đã phát triển nhiều hơn, về tính chất cũng đa dạng hơn. Ngoài mục tiêu tuyên truyền giáo lý, làm nhiệm vụ của tôn giáo thì báo chí loại này đã có nội dung chính trị, xã hội nhiều hơn. Tuy vậy, nó vẫn nằm trong khoảng trống của lịch sử báo chí Việt Nam nói chung. Và tất yếu vì sinh ra trong chế độ Ngô Đình Diệm nên nó mang tính chất văn hoá tư tưởng của chủ nghĩa thực dân mới. Dù mỗi loại có mức độ khác nhau, nhưng nó cũng bộc lộ nhiều khía cạnh sinh hoạt tư tưởng và chính trị, đạo đức cũng như kinh tế, xã hội khá phong phú. Về phương diện văn hoá như những giai đoạn trước nó, “hắt quang” sự dung hoà Đông –Tây, sự bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống và biểu hiện của tâm thức tôn giáo của quần chúng nhân dân.
DANH MỤC BÁO CHÍ TÔN GIÁO
I. BÁO CÔNG GIÁO
STT TÊN BÁO THỂ LOẠI CƠ QUAN, CHỦ NHIỆM, CHỦ BÚT NĂM XUẤT BẢN -NĂM KẾT THÚC
1 Chúa nhật Tuần san Thái Long 06/1960-03-1961
2 Đắc Lộ Nhóm sinh viên Công giáo 9/1962
3 Đại hội thánh mẫu toàn quốc Đặc san Lê Kim Anh 1957
4 Đạo Đời Nguyệt san Trần Nguyên Lượng 3/1953 –4/1954
5 Đức Mẹ Hằng cứu giúp Hồng Phúc
6 Đức Mẹ La Vang LM. Trần Văn Tường 08/1961-1964
7 Giác Tiến Nguyệt san Trần Xuân Cứ 01/1956 -1959
8 Lêgiomarioe LM. Phạm Văn Thiên, Cơ quan hoạt động và Huấn luyện của quân binh Đức Mẹ 03/1961 –09/1972
9 Ngày xanh Bán nguyệt san LM. Nguyễn Bá Tòng 1/10/1960 –05/1961
10 Nhân sinh Nguyệt san Trần Luyện, Hội truyền giáo Cao đài 05/1954 – 09/1955
11 Phật giáo Việt Nam Nguyệt san Tổn ghội Phật giáo VN Số 1, 15/08/1956 –số 17, 15/12/1957
12 Saccedos linh mục Nguyễn Viết Cư 7/1962
13 Thanh Trúc Liên Hội Tây đô nghĩa binh thánh thể 1962
14 Tông Đồ Lê Văn Nhơn Số 1/1957 –số 223/1959
15 Tịnh Độ Tạp chí Số 1,1955 –số 34, 1963
16 Trách Nhiệm Tuần báo Thanh Lãng, Phạm Việt Tuyền, Lê Thành Trị Số 1, 15/8/1960-số 16, 1/12/60
17 Tre Xanh Đặc san LM. Bùi Văn Nho 1/1956 –1962
18 Việt Tiến Nguyệt san Thanh Lãng 1958-1959
II. BÁO PHẬT GIÁO
1 Bản tin Hội thanh niên Phật tử thế giới Nguyệt san 5/1956
2 Bồ Đề 1 tháng 2 kỳ Đại Đức Thích Thông Bửu
3 Đại từ bi Hoà thượng Thích Thăng Long 1959-1965
4 Giác tiến Nguyệt san Bùi Xuân Bế 4/1956 –8/1959
5 Liên Hoa văn tập Cơ quan truyền bá Phật giáo của Hội tăng già trung phần Số 1/1956 –1966
6 Mùa Giác ngộ Đặc san Phật Đản Hội Phật giáo VN 1962
7 Phật giáo Tạp chí (3 tháng 1 kỳ) Thành Đạo đại sư
8 Phật giáo VN Nguyệt san Số 1-4, 1956, số 21, 1958
9 Phật học phổ thông Bán nguyệt san Ban hằng pháp Phật giáo VN 5/1956
10 Phật tử giai phẩm Hồng Quy
11 Quan thế Hội Trung ương Phật giáo 1961
12 Sen đầu mùa Hội Phật học VN 1959
13 Tịnh độ 3 tháng 1 kỳ Đoàn Trung Côn Số 1,4-5/1955-số 5,12/1956
III. CÁC LOẠI KHÁC
STT TÊN BÁO THỂ LOẠI CƠ QUAN, CHỦ BÚT, CHỦ NHIỆM NĂM XUẤT BẢN –NĂM KẾT THÚC
1 Bản tin nguyệt san tôn giáo Hội Đồng tinh thần đạo Quốc gia Việt Nam 1/4/1963-1967
2 Bủu Chơn Cao Đài 30/12/62-1963
3 Cổ học quí san Mặc Sinh Nguyễn Huy Nhu, Sang đỉnh Nguyễn Huy Thích 1956
4 Minh Tân Tạp chí Hoàng Nam Hùng, Nguyễn Văn Bình
5 Tôn giáo nguyệt san Phạm Thành Mai, Trương Kế An 1955
6 Tôn giáo xã hội Nguyệt san Trần Nguyên Lượng Số 1 Xuân Giáp Ngọ –số 7, 12/1954
7 Truyền giáo Tạp chí Tổng uỷ Tin Lành giáo hội VN Số 1/1956 –số 41, 1963
• Các báo của Cao Đài: Đuốc Chân Lý, Thắng, Tiến, Quốc gia nhật báo, Việt Chinh.
• Các báo của Hoà Hảo: Aùnh đạo, Đuốc từ bi, Đuốc Huệ, Giác Tiến, Hướng đạo, Thân đạo, Sống vì đạo.


TÀI LIỆU TRÍCH DẪN
1. Báo chí tập san, Viện Đại học Đà Lạt, Sài Gòn, 1968.
2. Báo chí tôn giáo tại Việt Nam, Nguyễn Văn Aån, Luận văn tốt nghiệp cử nhân báo chí, Viện đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn, 1972.
3. Báo chí Phật giáo, Đỗ Long, Luận văn tốt nghiệp cử nhân báo chí, Viện đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn, 1973.
4. Những khó khăn trong nghề làm báo tại Việt Nam, Nguyễn Huy Bảo, Luận văn tốt nghiệp cử nhân báo chí, Viện đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn, 1971.
5. Báo chí kiểu Mỹ dưới chế độ Ngô Đình Diệm, Lưu Quý Kỳ, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1962.
6. Lịch sử báo chí Việt Nam (Từ khởi thuỷ đến 1945), Huỳnh Văn Tòng, Đại học Mở TPHCM, 1994.
7. Lịch sử báo chí Việt Nam, Nguyễn Việt Chước, Sài Gòn, 1974.
8. Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam, NXB Giáo khoa Mác –Lênin, Hà Nội, 1987.
9. Báo chí Sài Gòn từ 1945 –1975, Địa chỉ văn hoá TPHCM, Trần Văn Giàu (chủ biên), NXB TPHCM, 1987.
10. Thư tịch báo chí Việt Nam, PGS. PTS Tô Huy Rứa (chủ biên), Học viện Chính trị Quốc gia. NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998.
nguoihoaico
nguoihoaico
Tri Huyện
Tri Huyện

Tổng số bài gửi : 162
Points : 5759
Reputation : 3
Join date : 14/11/2009
Age : 38
Đến từ : LONG AN

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết