TỰ HÀO SỬ VIỆT


Join the forum, it's quick and easy

TỰ HÀO SỬ VIỆT
TỰ HÀO SỬ VIỆT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» HELLO MOI NGUOI OI
NHẬT KÝ THỰC TẬP EmptyFri Dec 20, 2013 9:24 am by lệ viên

» CHIẾN CÔNG CUỐI CÙNG CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
NHẬT KÝ THỰC TẬP EmptyThu Nov 07, 2013 6:44 pm by nguoihoaico

» ai da cuoi chong
NHẬT KÝ THỰC TẬP EmptySat Sep 21, 2013 5:52 pm by vtruong2003

» NĂM MẠC CỬU VỀ HÀ TIÊN
NHẬT KÝ THỰC TẬP EmptyThu Feb 28, 2013 8:59 am by anhoa

» thông tin của lớp
NHẬT KÝ THỰC TẬP EmptySun Jan 27, 2013 9:49 pm by Vũ Ngọc

» forum bị lãng quên
NHẬT KÝ THỰC TẬP EmptyWed Dec 05, 2012 11:15 am by Vũ Ngọc

» ẢNH CƯỚI NGỌC BÍCH
NHẬT KÝ THỰC TẬP EmptyMon May 21, 2012 7:33 pm by haflee

» ngày mai trong đám xuân xanh ấy có kẻ theo chong bỏ cuộc chơi
NHẬT KÝ THỰC TẬP EmptyWed May 16, 2012 3:12 pm by traitimphale

» một hành trang - một ước mơ
NHẬT KÝ THỰC TẬP EmptyMon Apr 02, 2012 7:46 pm by thanglonghoaico1010

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 64 người, vào ngày Fri Feb 02, 2024 2:31 am
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar


NHẬT KÝ THỰC TẬP

+3
lệ viên
dtthanhnha
thethanh
7 posters

Go down

NHẬT KÝ THỰC TẬP Empty NHẬT KÝ THỰC TẬP

Bài gửi  thethanh Thu Mar 04, 2010 9:14 am

Kết thúc chuyến đi thực tập vừa rồi, mình được giao viết nhật ký thực chuyến đi. Nay đã hoàn thành, chắc các bạn cũng muốn đọc lại những kỷ niệm của chuyến đi. Mình viết không được hay cho lắm. Mọi người đọc xong rồi cho ý kiến nha. Vì bài hơi dài nên mình sẽ post từng phần cho mọi người tiện theo dõi.
Mở đầu
Bốn năm học Đại học, chúng tôi học được rất nhiều về lịch sử Việt Nam cũng như thế giới, từ thời cổ đại cho đến thời đại ngày nay. Những gì chúng tôi học được đều qua sách báo, tranh ảnh. Chưa một lần có điều kiện đi đến những địa điểm lịch sử.
Năm cuối của đời sinh viên, trong chương trình học của chúng tôi có chương trình thực tập, sinh viên phải tích lũy đủ số tín chỉ thực tập mới được cấp bằng. chương trình thực tập hằng năm của khoa tôi là tổ chức cho sinh viên những chuyến đi thực tế đến những địa điểm lịch sử.
Chủ đề chính trong chuyến thực tập của chúng tôi năm nay là khảo sát tuyến đường Trường Sơn lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ, nhưng đây không phải là chuyến đi được giới hạn ở đường Trường Sơn mà nó được mở rộng ra thành chuyến đi xuyên Việt cho sainh viên chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. Đề tài thực tập đã được phân công ổn thỏa cho các nhóm. Các bạn cũng đã chuẩn bị cho mình tất cả những tư liệu cần thiết cho đề tài của mình trước chuyến đi.
Tôi cũng đã chọn được cho mình một đề tài về đường Trường Sơn huyền thoại. Tuy nhiên, trong những ngày cuối cùng của chuyến đi, thầy Trần Thuận có nói với chúng tôi là cần phải có một đề tài viết về nhật ký của chuyến thực tập này. Đây thực sự là một đề tài hay và có tính thực tiễn cao. Trong chuyến đi thực tập, cũng có một số bạn tự viết nhật ký về chuyến đi này để ghi lại những cảm nghĩ của mình.
Thế nhưng, khi thầy Thuận phổ biến cần có một nhóm làm đề tài thực tập này trước lớp thì không một nhóm nào đứng ra nhận đề tài này. Cũng có một số bạn muốn viết đề tài này nhưng cả nhóm không nhất trí rồi lại thôi. Đề tài nhật ký thực tập có nguy cơ không ai nhận.
Có nhiều lý do các bạn từ chối, thứ nhất là các bạn đã chuẩn bị kỹ đề tài của mình đã được phân công từ trước; thứ hai là đề tài này đến cuối chuyến đi mới nói nên gây không nhỏ cho các nhóm khi làm đề tài này vì không phải ai cũng ghi chép lại những nơi mình đã đi qua. Nếu đề tài này nói từ đầu chuyến đi thực tế, tôi tin chắc rằng ai cũng muốn làm đề tài này vì tính thực tiễn của nó.
Cuối cùng, dù đã chuẩn bị đề tài thực tập của mình từ trước và không chuẩn bị gì cho đề tài này nhưng tôi quyết định nhận viết đề tài này, để sau này khi nhắc đến chuyến thực tập của lớp Lịch sử Việt Nam K32 mọi người sẽ dễ dàng nhớ ra khi đọc cuốn nhật ký này.
Đề tài này tôi thực hiện theo trí nhớ của mình và có tham khảo nhật ký của một số bạn khác trong lớp, nếu có chi tiết nào không khớp với thực tế xin quý vị cho ý kiến để đề tài tiệm cận gần với thực tế hơn.
Ngày 1: Sài Gòn – Buôn Mê Thuộc (18/01/2010)
Hôm nay, ngày 18/01/2010 – ngày thực tập đầu tiên trong chuyến đi thực tập thực tế kéo dài 14 ngày 13 đêm của sinh viên chuyên ngành Lịch sử Việt Nam khóa 32.
Theo đúng lịch, 4h sáng ngày 18/1/2010 chúng tôi tập trung tại cổng trường KHXH&NV cơ sở Đinh Tiên Hoàng, 4h10’, đoàn xe từ Đinh Tiên Hoàng khởi hành xuống Thủ Đức để đón các bạn khác tập trung tại cổng trường ĐH KHTN. Tôi không mấy ấn tượng về sự tổ chức của công ty Đất Việt cho chuyến đi này, nhất là trong việc chuẩn bị băng rôn. Băng rôn mà phía công ty Đất Việt chuẩn bị quá nhỏ và mất cân đối, nội dung lại còn ghi sai khi ghi là chuyến thực tập của “Khoa Lịch sử Việt Nam”.
4h45’, đoàn xe có mặt tại cổng trường ĐH KHTN, các bạn còn lại đã tập trung đầy đủ và đang nóng lòng chờ đợi xếp đồ lên xe. Trong quá trình sắp xếp ghế ngồi, xe 2 (xe nhỏ) bị dư hai người không có ghế ngồi, buộc phải chuyển hai bạn quan xe 1 (xe lớn).
5h sáng, đoàn chúng tôi khởi hành đi Buôn Mê Thuộc, đoàn xe di chuyển về hướng tỉnh Bình Dương theo quốc lộ 13. Đến địa phận huyện Bết Cát, tỉnh Bình Dương, chúng tôi dừng lại ăn sáng tại nhà hàng Mỹ Phước 3. Lần đầu tiên có chuyến đi như thế này, tôi nhận thấy gương mặt ai cũng rạng rỡ, háo hức chờ đón những điều mới lạ ở những vùng đất mà mình sắp đến.
Ăn sáng xong, 7h chúng tôi tiếp tục lên đường, từ quốc lộ 13, chúng tôi rẽ sang quốc lộ 14 qua địa phận tỉnh Bình Phước để đến Buôn Mê Thuộc. Mọi người có vẻ hơi mệt, có lẽ là do lo lắng, dậy sớm, chuẩn bị cho chuyến đi nên lên xe ai cũng tranh thủ ngủ bù cho đêm qua, riêng tôi thì lên xe ít khi ngủ nên tranh thủ “chộp” lại cảnh mà mọi người đang say giấc, để sau này thành lập nên một mục “ảnh độc” trên forum của chúng tôi.
Đi suốt quốc 14 để xẻ dọc Bình Phước thật là đoạn đường rất dài với hàng hàng lô cao su chạy dọc hai bên đường. Đi mãi đi mãi trên vùng địa hình đất đỏ uốn lượn này, chúng tôi đi qua Sóc Bombo nổi tiếng và chia tay tỉnh Bình Phước tại đây để đi vào địa phận tỉnh Dak Nông.
Khung cảnh ở Dak Nông đồi núi trập trùng, những cánh rừng, nương rẫy uốn lượn trên những triền núi vô cùng hấp dẫn, đặc biệt thu hút tôi là những dòng suối trong veo thật đẹp. có nhiều ngôi nhà cheo leo và dường như núp dưới những tảng đất thẳng đứng, trông như muốn đổ ụp xuống ngôi nhà bên dưới.
Quốc lộ 14 từ Bình Phước đi Buôn Mê Thuộc hiện nay đã xuống cấp trầm trọng, ổ gà, ổ voi xuất hiện với tần suất dày đặc. xe bị lắc mạnh khi đi trên đoạn đường này. Nhất là đoạn đi qua thị xã Giã Nghĩa của tỉnh Đak Nông, đoạn đường này đang được nâng cấp nên đường xá bị cày xới nghiêm trọng, xe chúng tôi phải “bò” từng km một, làm cho đoàn chúng tôi bị chậm tiến độ hơn 1h đồng hồ, phải đến 12h45 chúng tôi mới đến được địa điểm ăn trưa.
Đoàn dừng lại ăn trưa tại nhà hàng Hoàng Điệp tại thị trấn Đak Mil, do chúng tôi đến muộn hơn dự kiến nên cơm canh đã bị nguội lạnh cả rồi, ai cũng cố gắng ăn một ít cơm để lấy sức cho chuyến đi còn dài ở phía trước.
Đoàn bị chậm tiến độ nên phải đến 3h30 chúng tôi mới đến được thành phố Buôn Mê Thuộc của tỉnh Đak Lak, chúng tôi không về khách sạn mà đi thẳng tới bảo tàng các dân tộc Tây Nguyên tỉnh Đaklak, đây là một bảo tàng với khuôn viên rộng lớn, cây cổ thụ và rậm rạp, khó có bảo tàng nào sánh bằng. Bảo tàng đang trong giai đoạn xây dựng mở rộng thêm.
Chúng tôi được giới thiệu những nét độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên số tại tỉnh Đak Lak, những đồ vật, những vật dụng sinh hoạt hàng ngày cảu các dân tộc này. Ấn tượng nhất là bộ đồ nghề săn voi rừng của người Ê Đê. Bộ đồ này toàn bộ được làm bằng da trâu và nặng tới hơn 80kg.
Trong khi tham quan những vật dụng sinh hoạt của người M’Nông, tôi có phát hiện ra bảo tàng có trưng bày hai cái chóe có hình “lưỡng long chầu nhật”, được đề là đồ dùng sinh hoạt của người M’Nông, theo tôi được biết đây là tín ngưỡng của người Kinh, nhưng tại sao hai cái chóe này lại đề là đồ dùng trong sinh hoạt của người M’Nông. Tôi đem thắc mắc này hỏi thầy Trần Thuận thì thầy bảo cũng thấy lạ, thầy đi hỏi bên bảo tàng thì nhận được câu trả lời đó là do có sự giao lưu buôn bán giữa người Kinh với đồng bào Tây Nguyên, nên cái chóe đó là của người Kinh nhưng người M’Nông trao đổi để sử dụng trong sinh hoạt của mình.
5h30 chiều chúng tôi mới đến được Buôn Đôn, bỏ lỡ cơ hội được xem voi và cưỡi voi nếu ai có nhu cầu. Voi của đồng bào Êđê ở Buôn Đôn 5h chiều đã về chuồng nghỉ ngơi. Không được cưỡi voi nhưng chúng tôi cũng được đi cầu treo, chụp ảnh bên bãi đá của dòng sông Serepôk.
Vui chơi chụp ảnh khoảng 30 phút, chúng tôi đến dùng cơm tại nhà hàng Buôn Đôn, hôm nay chúng tôi được đãi món đặc sản Cơm Lam của đồng bào bản địa sống tại đây. Trước khi chúng tôi được đến đây, khi nghe nói đến được ăn Cơm Lam ai cũng háo hức chờ đợi, vì món ăn này là một món khá nổi tiếng chỉ có ở vùng sinh sống của đồng bào các dân tộc miền núi.
Ăn xong món Cơm Lam ai cũng cảm thấy thất vọng với món cơm “nổi tiếng” này, nhiều bạn còn không thể ăn được nó. Tôi thấy món Cơm Lam mà nhà hàng này chế biến đúng là không thể chấp nhận được, mang đậm chất thương mại chứ không phải là để cho chúng tôi thưởng thức một đặc sản của núi rừng Tây Nguyên. Cơm Lam phải được cho vào ống nứa nướng lên, khi đó cơm mới có vị thơm của ống nứa bị cháy, quyện với mùi thơm của nếp hương của đồng bào dân tộc tạo nên một món ăn tuyệt hảo, mà hương vị của nó khó có thể phai trong lòng mỗi người.
Món Cơm Lam mà chúng tôi ăn được dùng từ loại nếp thường được bày bán đầy ngoài chợ, đã thế họ còn không nướng ống nứa mà lại mang chúng đi hấp. Thành ra khi ăn thấy nó bị nhão, không có hương vị của nếp. Nếp mà đồng bào dân tộc dùng để làm cơm lam là nếp đen, là giống nếp trồng trên cạn, chỉ trồng được trên rẫy của đồng bào, khi bửa ống nứa ra ăn nó có màu lam, nên tên gọi Cơm Lam có từ đó.
Ăn cơm xong, chúng tôi được giao lưu, đốt lửa trại với đội cồng chiêng người Êđê phục vụ tại đây. Lần đầu tiên tôi được tận mắt chứng kiến nghi thức đốt lửa và uống rượu cần của đồng bào, ai cũng háo hức đến lượt mình thưởng thức hương vị khác lạ của rượu cần Tây Nguyên.
Đặc biệt, chúng tôi được thưởng thức món đặc sản nổi tiếng nhất. Đó là âm thanh vang dội của cồng chiêng Tây Nguyên. Bây giờ tôi mới cảm nhận được nét đặc sắc của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên mang lại. Những âm thanh trầm bổng, những vũ điệu mộc mạc của các chàng trai, cô gái Êđê làm say đắm người nghe. Buổi giao lưu hôm nay thật bổ ích đối với chúng tôi.
Đến 8h40 tối, chương trình “đại nhạc hội” cồng chiêng Tây Nguyên kết thúc, chúng tôi lên xe để về nghỉ đêm tại khách sạn Thiên Mã, thành phố Buôn Mê Thuộc, tỉnh Đak Lak.
thethanh
thethanh
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 408
Points : 5780
Reputation : 12
Join date : 24/11/2009
Age : 36
Đến từ : Đất Võ

Về Đầu Trang Go down

NHẬT KÝ THỰC TẬP Empty Re: NHẬT KÝ THỰC TẬP

Bài gửi  thethanh Thu Mar 04, 2010 9:16 am

Ngày 2: Buôn Mê Thuộc – Khâm Đức (19/01)
Sau một ngày di chuyển vất vả từ thành phố mang tên Bác lên vùng cao nguyên Đak Lak, và có cuộc giao lưu khá thú vị với các nghệ sĩ người dân tộc thiểu số bản địa ở Bản Đôn, tất cả chúng tôi đều đã thấm mệt. Tuy nhiên, chúng tôi, còn tiếp tục ngồi uống rượu cần tới hơn 12h đêm tại phòng của bạn Quốc, trong cuộc vui này còn có sự tham dự của anh “Bao Công”. Đêm qua tôi chắc rằng hầu hết các bạn đều như tôi: ngủ rất ngon.
6h sáng ngày 19/02/2010, chúng tôi tập trung tại sảnh của khách sạn để chuẩn bị đi ăn sáng, nạp năng lượng cho ngày tham quan tiếp theo được dự báo là khá vất vả, quãng đường di chuyển khá xa.
Trời Tây Nguyên những ngày tháng Chạp hơi âm u và có một chút mưa phùn. Tuy nhiên, nó cũng không cản trở gì lắm đến việc xếp đồ đạc của các bạn lên xe. Trời Buôn Mê Thuộc lúc 6h sáng mà cứ như lúc nhá nhem tối vậy. Trong lúc mọi người đang hối hả chuyển đồ đạc lên xe thì có một vấn đền nảy sinh, vòi nước bồn rửa tay trong phòng của các bạn Út, Phượng, Mỹ Anh và Quy bị hỏng từ đêm hôm trước, đến sáng sớm các bạn dậy vệ sinh thì nó bị gãy rời ra khỏi bồn. Theo lời của Phượng thì phòng bạn đã gọi điện báo cho lễ tân nhưng không có người nghe máy, mãi sau các bạn gọi lần hai mới có người lên xem xét. Vấn đề ở chỗ là người lễ tân này cho rằng các bạn đã làm hỏng và phải đền cho khách sạn số tiền là hai trăm ngàn đồng. Đôi bên lời qua tiếng lại đến 20 phút mà vẫn không giải quyết được vấn đề, trong khi đó thì mọi người đã lên xe đợi đoàn khởi hành với vẻ mặt sốt ruột và lo lắng vì không hiểu chuyện gì đã xảy ra.
Dù Phượng và Quy có thanh minh thế nào, các anh bên công ty Đất Việt có nói thế nào thì người lễ tân ấy vẫn bắt phải đền tiền mới được đi. Cuối cùng anh Cường đành phải gọi điện cho giám đốc khác sạn trình bày mọi việc thì vấn đề mới được giải quyết. Đoàn trễ 20 phút so với dự kiến vì chuyện này. Kể ra thì cũng phải thông cảm cho người lễ tân ấy, anh ta chỉ làm đúng phận sự của mình. Nếu anh ta không là thế thì khi giám đốc bắt phải đền, anh ta buộc phải đền số tiền hư hỏng ấy. Đây cũng là một kinh nghiệm cho chúng tôi khi đến ở tại bất cứ một khác sạn nào, đó là khi xảy ra chuyện gì, ngay lập tức phải gọi điện báo cho lễ tân biết để họ giải quyết, trong trường hợp không gọi điện được cho lễ tân thì phải xuống trực tiếp thông báo cho họ biết để mà có hướng giải quyết.
Chất đồ lên xe, giải quyết khúc mắc và di chuyển được đến nơi ăn sáng thì đã 7h, mặc dù theo ước tính của tôi khoảng cách từ khách sạn đến nơi ăn sáng chỉ khoảng 3km.
Diện tích của quán ăn hơi nhỏ, nên khi đoàn chúng tôi với hơn 70 người (tính cả hướng dẫn và tài xế) “đổ bộ” xuống thì phân nửa phải ngồi ở ngoài quán. Vì quán chỉ có hai người bưng bê phục vụ nên các anh hướng dẫn và tôi cũng “chuyển nghề” tạm thời để phục vụ cho các bạn ăn sáng. Thực đơn cũng phong phú với các món cháo gà, bún gà, miến gà, phở gà, xôi gà nên các bạn ăn cũng cảm thấy ngon miệng.
Có một điều làm tôi lo lắng là chị Mai Hồng bị mệt từ hôm qua vì không quen di chuyển xa bằng xe nên bị mệt, sáng ra thấy chi ấy rất mệt mỏi sợ không theo được quãng đường còn lại. Đã có lúc chị muốn xin thầy cho chị về lại Sài Gòn, nhưng được sự động viên của mọi người, chị vẫn tiếp tục đi với đoàn.
Trong lúc ăn sáng, tôi có hỏi ý kiến của thầy Trần Thuận về việc hỗ trợ phần nào kinh phí thực tập cho bạn Nguyễn Xuân Văn, nhưng thầy bảo bạn đã lo được tiền đi thực tập rồi thì chuyện đó để từ từ tính sau cũng được. Trước chuyến đi thực tập trong lớp có hai bạn có hoàn cảnh khó khăn là Ngô Thị Lan Phương và Nguyễn Xuân Văn, gia đình hai bạn không đủ khả năng lo đủ tiền cho bạn đi thực tập. Với tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Chúng tôi đã quyên góp các bạn trong lớp ủng hộ hai bạn, mỗi người 450.000đ. Tuy nhiên trường hợp của bạn Nguyễn Xuân Văn thì do không lo đủ số tiền để đóng đi thực tập, có khả năng không đi được nên bạn Nguyễn Văn Đức đã mượn tiền của người thân đóng cho bạn Văn, nên bạn Văn vẫn nợ số tiền đi thực tập. Là lớp trưởng, tôi cũng có vận động thầy Lộc ủng hộ cho bạn Văn 200.000đ, và một cựu sinh viên của khoa Sử là anh Phạm Thanh Tân ủng hộ 100.000đ. Bản thân tôi rất hy vọng trong chuyến đi các thầy cô sẽ giúp đỡ bạn Văn phần nào kinh phí thực tập, nhưng…hôm nay thì chưa…
7h45, sau khi để các bạn tự do chụp ảnh tại tượng đài chiến thắng Buôn Mê Thuộc, đoàn chúng tôi khởi hành, bắt đầu chặng đường thứ hai từ Buôn Mê Thuộc đi Khâm Đức của tỉnh Quảng Nam. Qua một đêm nghỉ ngơi tại Buôn Mê Thuộc, hầu như các bạn cũng đã lấy lại được phần nào sức lực. Xe một – xe mà tôi có mặt, dưới sự nhiệt tình của anh Cường – hướng dẫn viên của công ty Đất Việt đã có một buổi sáng vui vẻ với các trò chơi trên xe, làm cho các bạn cũng cảm thấy đoạn đường di chuyển dường như được rút ngắn hơn.
Chúng tôi đang đi trên quốc lộ 14 từ Đaklak sang Kon Tum, con đường này trong kháng chiến chống Mỹ là con đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Vẻ trùng điệp của núi rừng Tây Nguyên làm cho chúng tôi, nhất là những bạn ở vùng đồng bằng không có điều kiện nhìn thấy núi cảm thấy rất thích thú với cảnh vật nơi đây.
12h35, đoàn dừng ăn trưa tại thành phố Plâyku của tỉnh Gia Lai. Đối diện khách sạn chúng tôi ăn cơm là một khu đất trống, có lẽ là đang quy hoạch công viên với tượng anh hùng Núp, người anh hùng trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Tranh thủ lúc thời gian nghỉ ngơi sau khi ăn cơm, chúng tôi đến chụp ảnh lưu niệm tại tượng anh hùng Núp. Ai ai cũng muốn lưu giữ lại những khoảnh khắc tại vùng đất mà mình đã đi qua.
Đoàn chúng tôi tiếp tục khởi hành đến điểm dừng chân tiếp theo là thị trấn Khâm Đức của tỉnh Quảng Nam, trên đường đi, chúng tôi có dừng chân tham quan biển hồ T’Nưng. Cảm nhận chung của mọi người là biển hồ T’Nưng nhỏ hơn sức tưởng tượng, riêng tôi cũng có cảm giác hụt hẫng khi nhìn thấy diện tích của biển hồ T’Nưng. Có bạn còn so sánh nó còn nhỏ hơn diện tích của khu Hồ Đá tại làng Đại học Thủ Đức. Có lẽ cái tên “biển hồ” đã đánh lừa trí tưởng tượng của chúng tôi. Nhưng phải công nhận là cảnh vật tại đây rất đẹp, mang vẻ đẹp hoang dã, trùng điệp của núi rừng Tây Nguyên.
Chúng tôi đến thị xã Kon Tum đã gần 3h chiều, đoàn dừng lại tham quan tại nhà thờ Gỗ, ngôi nhà thờ được xây dựng từ thời Pháp thuộc, đã có niên đại hơn 100 năm tuổi. Tuy tuổi thọ của ngôi nhà thờ đã rất lớn, nhưng nó vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ khi toàn bộ ngôi nhà thời được xây dựng bằng gỗ. Tôi thầm khâm phục những người thợ Việt Nam tài hoa, đã xây dựng nên một công trình đậm chất phương Tây bằng kỹ thuật xây dựng của người Việt. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật kiến trúc phương Tây với kỹ thuật của Việt Nam.
Sau hơn 30 phút tham quan, đoàn tiếp tục lên đường, lấy lý do không còn thời gian, đoàn đã bỏ qua một điểm tham quan rất quan trọng là nhà ngục Kon Tum, một di tích lịch sử được xây dựng từ thời Pháp thuộc để người Pháp giam cầm những chiến sĩ cách mạng và những người chống đối. Dù trước khi đi tôi có được biết khu di tích nhà ngục Kon Tum đang bị xuống cấp trầm trọng, nhưng trong thâm tâm tôi vẫn muốn tới đó xem một lần. Nếu được lựa chọn tôi sẽ lựa chọn khu di tích nhà ngục Kon Tum thay vì đi tham quan nhà thờ Gỗ. Đối với tôi, đến xem những chứng tích của lịch sử có ý nghĩa hơn rất nhiều so với việc tham quan những thắng cảnh đẹp.
Trên đường tới thị trấn Khâm Đức, chúng tôi có dừng lại tham quan tượng đài chiến thắng Đak Tô – Tân Cảnh và nhà rông của đồng bào Xơ Đăng ở Tây Nguyên, nhà rông của đồng bào Xơ Đăng được đánh giá là đẹp nhất so với các loại nhà rông của các đồng bào khác ở Tây Nguyên. Nhà rông của người Xơ Đăng có mái hình lưỡi rìu, mái rất dốc và cao vút. Chúng tôi chỉ được xem xét bên ngoài ngôi nhà chứ không được vào bên trong tham quan, mô hình nhà rông này xây dựng lên giành cho khách du lịch đến tham quan chứ không phải của một làng tại Kon Tum.
Điều đáng tiếc nhất trong ngày hôm nay là chúng tôi không thể đến tham quan ngã ba Đông Dương, nơi giao nhau của biên giới giữa ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia vì lý do thời gian. Từ Đak Tô đến ngã ba Đông Dương chỉ cách có 18km, tuy nhiên thời gian lúc này đã gần 5h chiều. Trong khi đó chúng tôi còn một quãng đường rất dài nữa mới đến thị trấn Khâm Đức, quan trọng hơn là chúng tôi còn phải vượt qua đèo Lò Xo hùng vĩ nhưng đầy nguy hiểm mới đến được điểm dừng chân. Ngã ba Đông Dương là một nút giao thông rất quan trọng trên đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ. Đến được nơi giao nhau giữa ba nước anh em trên bán đảo Đông Dương thật là một cảm giác háo hức khó tả. Có thể nói đi khảo sát đường Trường Sơn mà chưa đến ngã ba Đông Dương thì chưa thể gọi là một chuyến đi thành công được.
Chúng tôi mang nỗi tiếc nuối vì không thể đến được ngã ba Đông Dương rời tỉnh Kon Tum để đến trạm dừng chân tiếp theo. Đường Trường Sơn đoạn qua tỉnh Kon Tum mới hùng vĩ làm sao, chúng tôi đi trên con đường này có cảm giác như mình đi trên những đỉnh núi. Từ trên cao nhìn xuống những thung lũng với những mái nhà lác đác, vùng đất Kon Tum không được thiên nhiên ưu đãi bằng các tỉnh khác ở Tây Nguyên, đất đai ở đây không trù phú như ở Gia Lai và Đaklak, khí hậu không được thuận lợi như ở Lâm Đồng. Theo quan sát của tôi, cây trồng chủ yếu của người dân nơi đây là cây mì (miền bắc gọi là cây sắn); lúa nước cũng được trồng nhưng không được phổ biến, chủ yếu ven các con sông, suối; cây công nghiệp được trồng nhiều nhất là cao su.
Cảm giác tiếc nuối của chúng tôi rồi cũng nhường chỗ cho cảm giác lo lắng khi xe vượt qua đèo Lò Xo, đây là con đèo được xây dựng để vượt qua dãy núi Ngọc Linh để tới tỉnh Quảng Nam. Đèo Lò Xo không có độ dốc lớn, không có những khúc cua gấp nhưng nó rất dài, đường đi quanh co với nhiều khúc cua nguy hiểm, phía dưới là những vách núi dựng đứng, sâu thẳm tạo cảm giác rùng rợn cho những ai có dịp đi qua con đèo này. Nhất là đoàn chúng tôi đi trong tình trạng trời tối làm hạn chế tầm nhìn, ngoài trời thì mưa phùn làm con đường bị ướt và rất trơn rất nguy hiểm. Chúng tôi vượt đèo Lò Xo trong tâm trạng hồi hộp. lo lắng, mọi người ai nấy đều mệt lử sau một ngày di chuyển và đói nữa. cổ họng ai cũng khan lại vì độ cao làm cho không khí bị loãng. Chúng tôi phải di chuyển trong không khí nặng nề, một phần vì mệt không còn sức để đùa giỡn, nhưng điều quan trọng hơn là phải giữ im lặng để bác tài tập trung vượt đèo an toàn.
Cuối cùng thì chúng tôi cũng thở phào nhẹ nhõm khi đã vượt qua được nguy hiểm và đến được thị trấn Khâm Đức của tỉnh Quảng Nam lúc 8h30 tối. Thời tiết lúc này cũng không thuận lợi cho chúng tôi, các bạn phải lấy hành lý trong điều kiện trời mưa, may là mưa phùn chứ chưa phải là mưa lớn. Chúng tôi nghỉ đêm tại khách sạn Bé Châu Giang, nơi được anh Cường giới thiệu là khách sạn tốt nhất của thị trấn Khâm Đức. Ăn tối xong thì đã hơn 9h tối, mọi người khẩn trương nhận phòng nghỉ ngơi. Kết thúc ngày di chuyển khó nhọc nhất trong chuyến đi thực tập của chúng tôi.
Ngày 3: Khâm Đức – Đà Nẵng – Huế (20/01)
Sau hai ngày đầu di chuyển khó khăn, đến ngày thứ ba chúng tôi di chuyển đỡ vất vả hơn, chỉ đi quãng đường hơn 200km từ Quảng Nam ra Huế. 7h15 sáng, chúng tôi tập trung dưới sảnh làm thủ tục trả phòng, trời Khâm Đức hôm nay mưa như trút nước. Từ sảnh của khách sạn qua đến phòng ăn không có lối thông nhau nên mọi người buộc phải đội mưa để đến phòng ăn. Thực đơn có hai món cho mọi người lựa chọn: Bún và bánh mì ốp la.
Tranh thủ lúc nghỉ ngơi sau khi ăn, thầy Thuận lại từng bàn hỏi thăm sức khỏe các bạn. Các bạn sinh viên đi xe hai trong lúc ăn sáng có than với tôi là các thầy cô trẻ đi bên xe 2 ít khuấy động không khí trên xe, không gần gũi, quan tâm đến sinh viên và có đề nghị tôi nói với thầy Thuận để cải thiện tình hình. Khi thầy Thuận đến bàn của chúng tôi hỏi thăm thì tôi cũng có trình bày vấn đề này với thầy. Thầy bảo là sẽ nói với các thầy cô khác.
8h sáng, trời vẫn còn mưa nhưng không lớn như trước nữa, chúng tôi gấp rút chất hành lý lên xe để tiếp tục hành trình. Chúng tôi quay trở lại đường Trường Sơn để đến điểm giao nhau giữa Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây, cây cầu Thạnh Mỹ lịch sử. Đường Trường Sơn đoạn qua tỉnh Quảng Nam chạy song song với thượng nguồn của con sông Vu Gia, chúng tôi đi trên đoạn đường một bên là núi cao còn một bên là dòng Vu Gia đang chảy siết. Cảnh vật hai bên đường vẫn còn giữ được một chút nguyên sơ với những vạt rừng già hai bên sườn núi. Đi qua những cung đường như thế này mới cảm nhận được những khó khăn mà ông cha ta đã trải qua trong thời kháng chiến chống Mỹ. Ở trên con đường Trường Sơn này nguy hiểm hiển hiện ở khắp mọi nơi, con đường mà chúng tôi đi hiện nay đã được trải nhựa phẳng lì nhưng vẫn còn rất nguy hiểm cho các loại phương tiện. Thử hỏi trong kháng chiến chống Mỹ, ông cha ta phải đi trong điều kiện đêm tối, bom giật và cả sự nguy hiểm đến từ rừng sâu là những loài thú dữ đang chờ đón. Công lao của những người mở đường và giữ gìn nó thật khó tả bằng lời. Chỉ có đi trên con đường này mới có thể cảm nhận được phần nào những khó khăn mà những người lính Cụ Hồ đã trải qua. Thật khâm phục biết bao tinh thần quả cảm của con người Việt Nam ta.
Cầu Thạnh Mỹ, cây cầu là ranh giới phân chia giữa Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây, Trường Sơn Nam và Trường Sơn Bắc trước đây là địa điểm đánh phá ác liệt của không quân và bộ binh Mỹ. Cây cầu bắt qua dòng Vu Gia mùa này đã cạn nước, nhưng cảnh vật nơi đây thật đẹp, những ngọn núi với sương mù bao phủ trên đỉnh núi thơ mộng và đẹp làm sao. Thật khó tin nơi đây đã từng là chiến trường đánh phá ác liệt trong kháng chiến chống Mỹ. Chúng tôi bị mê hoặc bởi cảnh vật nơi đây, mặc dù trời đang mưa phùn nhưng các bạn không thể bỏ qua cơ hội ghi lại giây phút mình đã đến nơi đây, ai cũng háo hức tạo dáng để chụp cho mình những tấm hình đẹp nhất.
Tạm biệt đường Trường Sơn, chúng tôi thẳng tiến về hướng Đông đến thành phố thơ mộng bên bờ sông Hàn. Thành phố Đà Nẵng là thành phố năng động, phát triển kinh tế bậc nhất miền Trung nhưng không đông đúc, nhếch nhác như Sài Gòn. Đường phố Đà Nẵng rất sạch và đẹp, đúng là thành phố lấy tiêu chí Xanh – Xạch – Đẹp làm đầu. Chúng tôi đi trên con đường ven sông Hàn, ngắm cầu sông Hàn, cây cầu xoay duy nhất ở Việt Nam.
12h20, Đoàn dừng lại ăn trưa tại nhà hàng Thanh Long ở thành phố Đà Nẵng, trời miền trung mấy hôm nay đều có mưa, mưa không lớn nhưng cứ rả rích suốt cả ngày, tranh thủ lúc ăn trưa xong trời tạnh, một số bạn đi dạo khám phá thành phố Đà Nẵng xung quanh nhà hàng chúng tôi ăn. Nhưng cũng chẳng được bao lâu thì trời đổ mưa. Đáng lý ra ăn xong là chúng tôi có thể tiếp tục di chuyển đến Huế, thế nhưng xe 1 của chúng tôi có vấn đề về hệ thống máy móc. Anh Lý phải chui xuống gầm xe để sửa, nhìn cảnh anh Lý sửa xe mình mẩy lấm lem đất muốn giúp đỡ anh ấy mà không thể được, vì chúng tôi không biết gì về máy móc cả. Cả bọn đành túm tụm tại nhà hàng để tán gẫu chờ cho xe được sửa xong. Phải đến 13h45 phút thì xe mới nổ máy lại được, lũ chúng tôi kéo nhau lên xe tiếp tục hành trình về Huế.
Từ Đà Nẵng ra Huế chỉ có hơn 100km nhưng lại bị chắn bởi dãy núi Bạch Mã, trước đây người muốn qua hai tỉnh này thì phải đi qua đèo Hải Vân kỳ vĩ nhưng cũng nguy hiểm bậc nhất nước ta. Đèo Hải Vân là một thắng cảnh của nước ta, từ trên đỉnh đèo nhìn xuống thấy toàn cảnh thành phố Đà Nẵng đẹp như tranh vẽ. Tuy nhiên vì mức độ nguy hiểm của nó rất lớn đối với các phương tiện qua lại nên chính phủ đã quyết định xây dựng hầm đường bộ Hải Vân, hầm đường bộ xây xong góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, mang lại an toàn cho người đi đường. Xe chúng tôi cũng như các phương tiện giao thông khác, đi theo hướng chui qua hầm đường bộ để đến tỉnh Thừa Thiên Huế.
Cảm giác lần đầu tiên được chui qua hầm đường bộ Hải Vân đối với tôi thật khó tả, không riêng gì tôi mà những bạn ở miền Nam lần đầu tiên được ra Bắc cũng thế, háo hức và lạ lẫm. Khi xe bắt đầu chui qua hầm, ánh sáng trong xe bỗng vụt tắt, chỉ còn những tia sáng của ánh điẹn hai bên đường hầm chiếu vào, nhưng chừng đó là không đủ để chiếu sáng cả xe. Cả xe đều nhôn nhao về phía trước để hướng về phía bên kia đường hầm.
Thị trấn Lăng Cô hiện ra trước mắt chúng tôi sau khi xe qua khỏi hầm đường bộ Hải Vân, đây là một thị trấn nhỏ ven biển, trước đây có tên là Làng Cò, sau bị đọc chệch thành Lăng Cô. Thị trấn nhỏ này nổi tiếng với những lễ hội biển mà festival Huế tổ chức hai năm một lần.
Chúng tôi đến Huế lúc 4h chiều, tranh thủ thời gian chúng tôi đi tham quan địa điểm đầu tiên tại thành phố Huế, đó là chùa Thiên Mụ. Ngôi chùa nằm bên hữu ngạn sông Hương. Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa cổ, áng ngữ ngôi chùa là một tòa tháp cao bảy tầng soi mình xuống dòng Hương xanh biếc. Đến thành phố Huế, chúng tôi được nghe kể về truyền thuyết hình thành chùa Thiên Mụ, vì sao ngôi chùa này lại có tên là Thiên Mụ, vì sao dòng sông chảy qua thành phố Huế lại có tên là dòng sông Hương.
Sau khi tham quan xong chùa Thiên Mụ chúng tôi được ghé cửa hàng bán những đặc sản của Huế như Mè xửng, trà cung đình, các loại mắm ruốc….hầu hết chúng tôi đều “thưởng thức” chứ ít ai mua, cũng có một số bạn mua về làm quà cho gia đình và bạn bè.
Chúng tôi nghỉ đêm tại khách sạn Hoàng Tuấn ở thôn Vĩ Dạ xưa, đây là nơi đã đi vào thơ văn, nổi tiếng nhất có lẽ là bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử. Vĩ Dạ bây giờ không còn một chút dấu tích gì như trong thờ Hàn Mặc Tử đã miêu tả với những vườn cau, bụi trúc, ruộng lúa…Vĩ Dạ bây giừo mọc lên san sát những tòa nhà cao tầng chủ yếu để làm khách sạn phục vụ khách du lịch.
Chúng tôi ăn tối tại nhà hàng An Phước, nhà hàng này cách khách sạn chúng tôi ở không xa. Bữa tối của chúng tôi là các món bánh đặc sản của xứ Huế như: bánh cuốn, bánh bèo, bánh bột lọc, bánh nậm, bánh khoái và cơm chiên Dương Châu. Lúc chưa ăn thì thấy thích thú, nhưng khi ăn rồi lại thấy một cảm giác ngầy ngậy trong miệng, các món bánh này chế biến đều cho dầu mỡ rất nhiều nên ăn vào cảm thấy ngán.
Buổi tối, sau khi về khách sạn nhận phòng, tắm rửa, chúng tôi tiếp tục chương trình nghe ca Huế trên sông Hương. 8h30 tối chúng tôi khởi hành ra bến thuyền để nghe ca Huế. Dòng sông Hương buổi tối thật đẹp, cầu Tràng Tiền được khoác lên mình lớp áo bằng những bóng đèn điện muôn màu sắc được bật sáng lên tỏa sáng cả một vùng. Chúng tôi phải đi trên hai chiếc thuyền rồng để ra sông. Trên thuyền được bày biện khoảng 30 chiếc ghế, phía đầu thuyền rồng có các nghệ sĩ hát ca Huế ngồi chờ đến giờ biểu diễn. Khi chiếc thuyền đã ra đến giữa dòng Hương, thuyền được neo lại, chương trình ca nhạc bắt đầu. Chúng tôi được thưởng thức một số điệu nhạc đặc trưng của xứ Huế. Cuối chương trình có tiết mục thả hoa đăng để cầu nguyện, những chiếc đèn hoa đăng được làm từ giấy màu có gắn nến bên trong được đốt lên để thả xuống dòng sông Hương. Trong bóng tối ở giữa dòng sông, lần lượt từng chiếc đèn một được đốt lên và thả xuống sông. Trông mặt nước thật lung linh và lãng mạn, chỉ tiếc rằng trời mưa rất lớn nên những chiếc đèn được thả xuống nhanh chóng bị tắt do nước mưa tạt vào.
Một tiếng đồng hồ lênh đênh giữa dòng Hương Giang nghe ca Huế để lại ấn tượng đẹp trong lòng chúng tôi. Những điệu hát, những giọng ca ngọt ngào của các cô gái Huế đi vào lòng người một cách sâu lắng. Chúng tôi đặc biệt thích thú với màn ứng đối giao duyên của đôi trai gái có đôi nam nữ nghệ sĩ biểu diễn. Từng câu hát, từng lời đối đáp được chúng tôi vỗ tay tán thưởng một cách nhiệt liệt. Chỉ tiếc trong một thời gian quá ngắn ngủi, chúng tôi không được nghe giọng hò xứ Huế, nếu được nghe thì chắc không còn gì tuyệt vời hơn. 9h đêm, chúng tôi rời thuyền để trở về khách sạn, kết thúc một ngày tham quan nhàn nhã hơn rất nhiều so với hai ngày trước.
thethanh
thethanh
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 408
Points : 5780
Reputation : 12
Join date : 24/11/2009
Age : 36
Đến từ : Đất Võ

Về Đầu Trang Go down

NHẬT KÝ THỰC TẬP Empty Re: NHẬT KÝ THỰC TẬP

Bài gửi  thethanh Thu Mar 04, 2010 9:18 am

Ngày 4: Huế - Đông Hà (Quảng Trị) (21/01)
Hôm nay chúng tôi được ăn buffer buổi sáng tại tầng 7 của khách sạn Hoàng Tuấn, theo lịch thì 7h mọi người tập trung để ăn sáng. Những món bánh chúng tôi an buổi sáng nay đã được ăn trong bữa ăn tối hôm qua nên bây giờ mọi người thấy ngán chúng. Rất may là trong thực đơn còn có thêm món bún và trứng ốp la nên các bạn ăn nhiều hai món này.
Ăn sáng xong, chúng tôi làm thủ tục trả phòng tiếp tục cuộc hành trình. 8h sáng, chúng tôi lên xe tham quan tiếp những di tích tại thành phố Huế. Đầu tiên là Đàn Nam Giao, Đàn Nam Giao là nơi mà các vị vua triều Nguyễn làm nghi lễ tế trời, cầu mong cho đất nước được mưa thuận gió hòa, nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Cảnh tượng đầu tiên đập vào mắt tôi đây là một khu đất rộng với rất nhiều Thông được trồng xung quanh một công trình hình tròn với 4 cửa lên xuống đối xứng nhau. Vì thời gian không nhiều nên chúng tôi chỉ xem xét sơ quan di tích đàn Nam Giao rồi đi tiếp. Tôi chưa có đủ thời gian để tham quan những khu vực khác ngoài khu vực đàn tế trời.
Rời đàn Nam Giao, chúng tôi đến tham quan lăng Minh Mạng, một trong những lăng mộ còn lại của các vị vua triều Nguyễn. Trên đường đến lăng Minh Mạng, chúng tôi có đi qua lăng Thành Thái, thực tình mới nhìn vào tôi không nghĩ đó là lăng của một vị vua nhà Nguyễn, đó là một khu đất nhỏ được bao quanh bởi một bức tường đã bi đổ nát nhiều đoạn. Cổng vào cũng rất đơn giản, từ ngoài nhìn vào chỉ thấy một ngôi điện nhỏ bé và một số cây cột ở xung quanh. Những công trình này bị đổ nát và xuống cấp nghiêm trọng, nhìn từ ngoài vào nếu không có biển báo là lăng một của vua Thành Thái thì không ai biết được đó là nơi yên nghỉ của một vị vua triều Nguyễn. Có thể thấy chính quyền thành phố Huế chưa quan tâm đến việc chăm sóc, bảo vệ, tôn tạo khu di tích này, đó thực sự là một điều đáng tiếc cho những thế hệ đi sau khi công trình này bị phá hủy bởi thời gian và con người, con cháu chúng ta sẽ không còn nhìn thấy những chứng tích do lịch sử để lại được nữa.
Đường vào lăng vua Minh Mạng quanh co, nhiều ngã rẽ. Bác tài xế lần đầu tiên chở đoàn nên có đôi lần bị nhầm đường. Nhưng cuối cùng sau hơn 30 phút vật lộn tìm đường, chúng tôi cũng đã đến được khu di tích lăng Minh Mạng, xe phải dừng ở bên ngoài cách lăng khoảng 300m, chúng tôi đi bộ vào lăng trên con đường đất trơn trượt do trận mưa đêm qua. Bức tường thành bao quanh lăng khá cao và vẫn còn khá nguyên vẹn. Lăng được thiết kế ba cửa vào, một cửa chính ở giữa chính điện, còn hai cửa phụ ở hai bên. Ban quản lý di tích chỉ mở một cửa ra vào là cửa Tả.
Lăng Minh Mạng được bảo tồn khá kĩ, những công trình kiến trúc vẫn còn được giữ đến tận ngày nay sau bao lần trùng tu, tôn tạo. Khi chúng tôi vào tham quan Lăng cũng là lúc ban quản lý lăng đang cho trùng tu một số hạng mục. Tôi rất ấn tượng với cách xây dựng lăng mộ của Minh Mạng, chạy dài từ cổng chính đến mộ của Minh Mạng là một con đường thẳng đi xuyên qua chính điện và các công trình khác. Điều đó thể hiện được tính cách ngay thẳng, bộc trực của Minh Mạng. Đặc biệt là cách ông cho xây dựng nơi hầm mộ của mình, vì không muốn ai biết chính xác nơi yên nghỉ của mình mà vua Minh Mạng đã chọn nguyên một quả đồi giành cho mình, trên đó tất cả đều được trồng cây để ngụy trang. Nhưng theo tôi trong khu lăng mộ này không chôn thể xác của Minh Mạng, một con người kỹ lưỡng ngụy trang nơi chôn cất, sợ bị trả thù như Minh Mạng thì phải đặt ở một nơi vô cùng bí mật chứ không dễ gì cho người khác biết nơi mình yên nghỉ, mặc dù đó là cả một quả đồi rộng lớn.
Tham quan xong lăng Minh Mạng, chúng tôi tiếp tục đến tham quan hoàng thành Huế, nơi đây khi xưa là nơi đặt bộ máy hành chính trung ương và cũng là nơi vua và Hoàng tộc sinh sống.
Chúng tôi đến được kinh thành Huế thì đồng hồ đã báo 10h30’, trong không khí khẩn trương, chúng tôi được chị hướng dẫn giới thiệu khái quát và “cấp tốc” về kinh thành Huế, chị dẫn chúng tôi đến những địa điểm chính như Ngọ Môn, điện Thái Hòa, Thái miếu, nơi đặt cửu đỉnh….trong vòng 40 phút, sau đó chúng tôi tự do tham quan khoảng 20 phút. Một nơi rộng lớn như kinh thành Huế mà chỉ tham quan trong thời gian hơn 1h đồng hồ thì quả là “cưỡi hỏa tiễn xem hoa” chứ không phải là “cưỡi ngựa xem hoa” như ông bà ta thường nói.
Khi chúng tôi quay trở lại nhà hàng An Phước để ăn trưa thì đã hơn 12h, khi cả đoàn đã ăn xong, sắp chuẩn bị lên xe thì xảy ra chuyện. Bệnh tình của bạn Tô Thị Mỹ Thúy diễn biến theo chiều hướng xấu hơn. Tuy tối hôm qua đã có người đưa bạn đi khám bác sĩ và uống thuốc rồi nhưng bạn vẫn cảm thấy mệt, cộng với việc bạn không ăn được và di chuyển nhiều nên sức khỏe của Thúy rất yếu. Nguyện vọng của Thúy là được hoàn thành nốt chuyến đi thực tập cùng với mọi người. Trong thâm tâm chúng tôi ai cũng muốn Thúy ở lại để cùng đi với mọi người, nhưng vì sức khỏe của bạn nên thầy cô và chúng tôi đành phải tiễn bạn về Sài Gòn để chữa bệnh. Chúng tôi tiễn bạn về Sài Gòn chữa bệnh trong nỗi tiếc nuối và nước mắt của một số bạn. Thầy Thuận quyết định cô Sinh Hương sẽ đưa bạn về Sài Gòn nhập viện bằng máy bay, chuyến bay sẽ cất cánh lúc 7h30 tối, mọi chi phí do khoa lo liệu. Với tinh thần đoàn kết, lớp cũng quyết định trích ra 1 triệu đồng quỹ lớp để ủng hộ cả về vật chất và tinh thần cho Thúy, mong bạn sớm bình phục trở lại.
1h30 chiều, chúng tôi rời nhà hàng An Phước để tiếp tục hành trình trong nỗi buồn và tiếc nuối cho một thành viên của lớp vì lý do bất khả kháng không thể theo chân đoàn hoàn thành chuyến thực tập. Xe chúng tôi trực chỉ hướng bắc tiến về thị xã Đông Hà của tỉnh Quảng Trị, đến địa phận tỉnh Quảng Trị, chúng tôi dừng lại tham quan Thánh địa La Vang. Đây là một di tích của đạo Thiên Chúa, theo truyền thuyết thì nơi đây vào thời Tây Sơn, Đức Mẹ đã hiện thân để cứu giúp những đứa con của Người đang bị quân Tây Sơn truy kích. Chính vì thế mà sau này các tín đồ Công giáo đã cho xây dựng nơi đây một nhà thờ để thờ phụng, nó có tên là Thánh địa La Vang. Sau này, trong kháng chiến chống Mỹ, khu nhà thờ này bị bom Mỹ tàn phá, nhà thờ chỉ còn lại tháp chuông và tượng thờ đức Thánh Mẫu. Ngày nay, người ta cho xây dựng lại một khu nhà thờ bên cạnh nhà thờ cũ, nơi đây trở thành nơi hành hương của các tín đồ Công giáo Việt Nam.
Đoàn về đến điểm dừng chân tại thị xã Đông Hà của tỉnh Quảng Trị đã hơn 6h tối, các bạn khẩn trương nhận phòng, ăn tối và nghỉ ngơi. Chỉ riêng đội văn nghệ vẫn phải làm việc để phục vụ cho đêm giao lưu với trường Đại học Hùng Vương Phú Thọ, nghĩ lại mà thương cho các bạn tập văn nghệ, các bạn phải hy sinh lợi ích cá nhân của mình để phục vụ cho lợi ích của tập thể mà không một lời ca thán, chuyến đi thực tập của chúng ta có thành công tốt đẹp hay không cũng nhờ một phần công sức của các bạn vậy. Chúng tôi nghỉ đêm tại khách sạn Phụng Hoàng 2.
Ngày 5: Đông Hà – Đông Hới (Quảng Bình) (22/01).
7h20, chúng tôi tập làm thủ tục trả phòng sau khi đã ăn sáng xong và chuẩn bị lên xe quay trở lại đường Trường Sơn. Địa điểm tham quan đầu tiên trong buổi sáng là thành cổ Quảng Trị, một địa điểm lịch sử nổi tiếng trong kháng chiến chống Mỹ. Việc đầu tiên chúng tôi làm khi đến khu di tích thành cổ Quảng Trị là làm lễ dâng hương các anh hùng liệt sĩ, buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm và thành kính. Sau đó chị hướng dẫn bắt đầu thuyết trình cho chúng tôi biết rõ về nơi này bằng chất giọng trầm ấm của xứ miền Trung.
Ban đầu thành cổ Quảng Trị được đắp bằng đất, tới năm 1827 vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch, thành trổ bốn cửa chính Đông Tây Nam Bắc. Sau chiến dịch Thành Cổ mùa "hè đỏ lửa" 1972 toàn bộ Thành Cổ gần như bị san phẳng; chỉ còn sót lại một cửa hướng Đông tương đối nguyên hình và vài đoạn tường thành cùng giao thông hào bên ngoài chi chít vết bom đạn. Sau này, người ta phục chế vài đoạn tường thành, làm lại bốn cổng chính, ngay trung tâm thành được xây một đài tưởng niệm ghi dấu ấn 81 ngày đêm năm 1972. Góc phía tây nam dựng lên một ngôi nhà Hiện Đại làm bảo tàng. Toàn bộ đường dẫn vào di tích và mặt đất bên trong Cổ Thành được tráng xi măng chừa ô trồng cỏ. Thành Cổ được người dân trong vùng xem là "Đất Tâm Linh" vì nơi đây bất cứ tấc đất nào cũng có bom đạn và máu xương các chiến sĩ.
Chúng tôi, những sinh viên từ miền Nam được ra thăm nơi mà hơn 10.000 anh hùng Liệt sĩ đã hy sinh cho độc lập, tự do của đất nước. Nơi đây là ngôi mộ tập thể đặc biệt, 1 vạn chiến sĩ cách mạng đã nằm xuống nơi đây không một ai còn nguyên vẹn thân xác, tất cả họ đã bị bom đạn của giặc Mỹ trong mùa hè đỏ lửa năm 1972 cày nát. Một tấc đất nơi thành cổ này là một tấc xương máu của các anh gửi lại cho đất nước. Mỗi đứa chúng chăm chú lắng nghe chi hướng dẫn truyền đạt lại những câu chuyện về thành cổ. Mắt đứa nào cũng ngấn lệ khi chị nói đến đoạn hơn 1 vạn chiến sĩ nằm lại nơi đây nhưng không ai còn nguyên vẹn. Tôi chắc rằng trên thế giới sẽ không có một nơi nào mà nghĩa trang Liệt sĩ chỉ có một ngôi một duy nhất cho hơn 1 vạn con người. Rời thành cổ, chắc hẳn trong chúng tôi đều đọng lại hình ảnh anh hùng của các anh, những con người đem lý tưởng của mình để đổi lấy độc lập cho dân tộc. Chúng ta cần phải có nhiều hơn nữa những chuyến về nguồn như thế này để thế hệ trẻ thấy được công lao to lớn của ông cha, cả một thế hệ đã hy sinh để có một Việt Nam phát triển ngày hôm nay. Nhất là đối với sinh viên khoa Lịch sử, những người sau này nhận lãnh nhiệm vụ viết lại lịch sử cho dân tộc, họ phải là những người khảo sát thực địa nhiều hơn, như thế mới viết lịch sử chính xác và chân thực được.
Chúng tôi mang theo những hồi ức về thành cổ Quảng Trị để đến với một địa điểm nổi tiếng khác là Khe Sanh và sân bay Tà Cơn. Chúng tôi hướng về phía Tây, đi trên con đường 9 Nam Lào năm xưa để đến khu căn cứ Khe Sanh trong kháng chiến chống Mỹ. Đường lên Khe Sanh những ngày này trên cao nguyên Lao Bảo bị bao phủ bởi sương mù dày đặc, 9h sáng mà xe phải bật đèn mới đi được.
9h35, đoàn chúng tôi đến được khu di tích Khe Sanh trong thời tiết sương mù và se lạnh của vùng đất miền núi tỉnh Quảng Trị. Anh hướng dẫn viên bảo cần 1h để thuyết minh cho chúng tôi biết nhưng vì đoàn còn đi nhiều địa điểm khác nữa nên chúng tôi đã yêu cầu anh rút ngắn bớt thời gian.
Khe Sanh có một vị trí chiến lược rất quan trọng, vì thế quân đội Mỹ đã thiết lập căn cứ Khe Sanh (tại Khe Sanh) với hy vọng sẽ ngăn chặn được sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam của quân đội Bắc Việt và sẽ cắt được đường mòn Hồ Chí Minh. Khe Sanh nằm trong một thung lũng đất đỏ cao hơn mặt nước biển 400 m. Năm 1965-1966, Quân đội Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã xây dựng Khe Sanh thành cứ điểm lớn nhất trong tuyến phòng thủ đường 9. Đây là một trong ba "mắt thần" (Khe Sanh, Làng Vây và Tà Cơn) của hàng rào điện tử McNamara.
Sau hơn 1h tham quan tại căn cứ Khe Sanh và sân bay Tà Cơn, chúng tôi tiếp tục đi đến cửa khẩu Lao Bảo, đến 11h thì đoàn đến nơi. Tại đây, chúng tôi được tự do đi tham quan, khám phá cửa khẩu biên giới giữa Việt Nam và Lào. Một đội ngũ các chị đổi tiền Việt thành tiền Lào bám theo chúng tôi, mời chào chúng tôi đổi tiền về làm kỷ niệm. Rất đông các bạn vây quan các chị đổi tiền để trả giá. Giá cả ban đầu được hét với mức rất cao, có một số bạn vội vã mua. Sau cùng đến khi xe sắp chạy thì giá được đẩy xuống nhằm hấp dẫn người mua. Tôi cũng mua ba tờ tiền Lào với giá 10.000 đồng để làm quà cho các bạn.
Biên giới Việt Nam và Lào tại Lao Bảo được phân chia bởi một cây cầu. Cửa khẩu phía Việt Nam được thiết kế hình trống đồng, bên kia cây cầu là cửa khẩu của Lào với hình tượng chùa tháp. Chính giữa cây cầu là một vạch thẳng chia đôi cây cầu, đó chính là biên giới, chúng tôi không được phép bước qua quá xa vạch phân chia đó. Tại đây, chúng tôi chụp hình kỷ niệm tại cột mốc biên giới số 605.
Chúng tôi ăn trưa tại cửa khẩu Lao Bảo, sau đó các bạn được tự do đi mua sắm ở khu thương mại Lao Bảo đối diện nhà hàng. Hàng hóa ở đây đa dạng, mẫu mã bắt mắt, đủ giá thành nên chất lượng cũng …hên xui. Mặt hàng được các bạn quan tâm nhiều nhất là đồ thời trang, nhưng hình như không ai ưng ý với giá cả các mặt hàng tại đây hay vì lý do gì khác mà không thấy nhiều người mua. Trong khi đó, USB lại là món hàng mà các bạn mua nhiều nhất, vẻ mặt ai cũng hí hửng vì mua được món hàng giá rẻ gấp 3 giá bình thường mua tại Sài Gòn, một cái USB dung lượng 8GB chỉ có giá 69.000đ, dung lượng 4GB cũng với giá tương tự. Tuy nhiên, chất lượng thế nào thì…không ai biết cả vì họ không có máy tính (hay cố tình không có?!) thử tại chỗ. Ai cũng nghi ngờ về chất lượng nhưng vẫn hy vọng mình may mắn có được một cái USB ngon mà giá lại rẻ. Nhưng hỡi ôi, đúng như câu nói của ông bà ta: “tiền nào của nấy”. Những USB của các bạn khi về đến khách sạn mở ra kiểm tra thì không thể sử dụng. Có cái còn cóp được dữ liệu nhưng sau đó cắm lại thì không đọc được. Đành phải bỏ tất cả những USB mà các bạn mua. Âu đây cũng là học phí cho các bạn khi đi mua hàng tại biên giới.
Rời cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, chúng tôi đến dâng hương tại nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn, nơi quy tụ hài cốt của các anh hùng Liệt sĩ đã góp phần xây dựng, bảo vệ và chiến đấu trên con đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Đến 2h15’ chiều thì đoàn chúng tôi đến nơi.
Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi quy tập phần mộ các liệt sĩ trên tuyến đường Trường Sơn, còn đường gọi là đường mòn Hồ Chí Minh, dùng để tôn vinh những chiến sĩ đã khuất trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Trong những năm chiến tranh thống nhất đất nước. Nghĩa trang được xây dựng tại khu vực Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách thành phố Đông Hà, tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị khoảng 38km về phía tây bắc, cách quốc lộ 1A (đoạn thị trấn huyện lỵ Gio Linh) chừng hơn 20km về phía tây bắc. Nghĩa trang có diện tích 140.000m², nằm trên 3 quả đồi ở cạnh thượng nguồn sông Bến Hải, ranh giới cắt chia hai miền Bắc - Nam thời kháng chiến chống Mỹ.
Tại thời điểm tháng 4 năm 2006 ở đây có 10.263 phần mộ; được chia thành 10 khu vực theo địa phương: Hà Nội, Bình Trị Thiên, Hà Nam Ninh, Hà Sơn Bình, Hải Hưng, Thái Bình, Hà Bắc, Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hải Phòng, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Hà Tiên... nơi liệt sĩ sinh ra và một khu dành cho 68 liệt sĩ khuyết danh. Các phần mộ được xây kiên cố, có sơ đồ mộ chí, được 21 quản trang trông nom, giữ gìn chu đáo.
Tại nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn, đoàn chúng tôi xếp hàng dâng hương để tưởng nhớ công ơn các anh hùng Liệt sĩ đã anh dũng ngã xuống để bảo vệ con đường huyết mạnh nối miền Bắc với miền Nam. Mỗi người chúng tôi đều có tâm trạng riêng, nhưng tôi chắc rằng ai cũng dâng lên hương hồn các anh hùng Liệt sĩ tấm lòng biết ơn thành kính của mình. Sau lễ dâng hương, các bạn mỗi người một ít nhang mang đi cắm ở các ngôi một xung quanh nghĩa trang.
Cảm giác được đến nơi yên nghỉ của các anh thật khó diễn tả thành lời, nghĩa trang được quy hoạch một cách hài hòa giữa con người và tự nhiên. Mới nhìn vào, phải chú thật kỹ mới thấy được các ngôi mộ nằm khuất dưới những tán cây cổ thụ của đại ngàn Trường Sơn. Các anh hùng Liệt sĩ nằm giữa núi rừng Trường Sơn cũng giống như khung cảnh khi các anh còn sống. Rừng Trường Sơn che cho các anh chiến đấu, khi các anh ngã xuống thì rừng xanh lại tiếp tục che chở nơi yên nghỉ vĩnh viễn của họ.
Chúng tôi rời nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn khi trời đã về chiều, lúc này đã hơn 3h chiều. Tối nay, đoàn ngủ tại khách sạn Hữu Nghị, một khách sạn có vị trí rất đẹp nằm ngay bên dòng Nhật Lệ, đối diện khách sạn là cây cầu Nhật Lệ sừng sững bắt qua dòng sông. Tối đến, những bạn trong đội văn nghệ tiếp tục tập luyện, thay vì tập luyện chay như những buổi tập trước, đội văn nghệ quyết định tự thưởng cho mình vừa hát karaoke vừa…tập văn nghệ. Không biết có phải thấy chúng tôi là người lạ hay giá thành ở đây đắt đỏ mà chúng tôi đã bị chủ quán “chém đẹp” 70.000đ/h. Dù sao đây cũng là một kỷ niệm nhớ đời của chúng tôi.
thethanh
thethanh
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 408
Points : 5780
Reputation : 12
Join date : 24/11/2009
Age : 36
Đến từ : Đất Võ

Về Đầu Trang Go down

NHẬT KÝ THỰC TẬP Empty Re: NHẬT KÝ THỰC TẬP

Bài gửi  thethanh Thu Mar 04, 2010 9:20 am

Ngày 6: Đồng Hới – Vinh (23/01).
Gần ½ chặng đường của chúng tôi là những ngày phải đi trong sự ẩm ướt của những cơn mưa miền Trung, hầu như qua tỉnh nào cũng gặp mưa, 6 ngày qua ai có mang nhiều đồ thì “kho đồ sạch” của các bạn cũng đến lúc vơi dần, còn đối với các bạn ít đồ thì họ đã lo giặt đồ từ nhữn ngày đầu tiên. Nhưng khổ nỗi chúng tôi chỉ có buổi tối là giặt và phơi đồ được, còn ban ngày thì phải di chuyển. Đồ đạc giặt 5 – 6 ngày mà chưa khô thì không còn là chuyện lạ nữa. Mấy ngày hôm nay chuyện các bạn mang đồ lên xe phơi là bình thường. Nhưng hôm nay đột nhiên đồ ướt lại xuất hiện trên xe khá nhiều. Lí do là hôm qua khi tới khách sạn Hữu Nghị tại Đồng Hới, trời nắng đẹp, có gió từ biển thổi vào, ban công lại rộng thuận tiện cho việc phơi đồ nên ai cũng tranh thủ “thời cơ” này để giặt giũ. Nhưng đúng là người tính không bằng trời tính, đến khoảng 7h tối thì trời bắt đầu đổ mưa, những cơn gió lại hắt mưa vào làm đồ ướt thêm, may mà trời mưa không lớn. Nhưng như thế cũng đủ cho chúng ta thấy cảnh tượng của ngày hôm nay: “đồ phơi đầy xe, đủ chủng loại…” Có lẽ do thấy phơi đồ trên làm mất mĩ quan và do yếu tố tâm linh nên các anh bên công ty du lịch yêu cầu không phơi đồ trên xe. Như vậy là chúng tôi buộc phải tiếp tục ca khúc “đồ không khô”. Có lẽ không có nỗi khổ nào bằng nỗi khổ phơi đồ không khô trong chuyến đi thực tập này.
Như thường lệ, sau khi ăn sáng chúng tôi trả phòng khách sạn để tiếp tục lên đường. Hôm nay đoàn sẽ về thăm quê Bác, nhưng trước khi đến thăm khu di tích Bác Hồ, chúng tôi quay trở lại đường Trường Sơn một lần nữa để thăm di tích Ngã ba Đồng Lộc. Nơi 10 cô gái Thanh niên xung phong đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.
Đoàn thực tập đến ngã ba Đồng Lộc thì đồng hồ đã chỉ hơn 10h sáng, chúng tôi tập trung tại nhà tiếp khách của ban quản lý khu di tích để được nghe anh hướng dẫn trình bày về sự tích ngã 3 Đồng Lộc, về sự hy sinh kiên cường của 10 cô gái thanh niên xung phong năm nào.
Ngã ba Đồng Lộc thuộc xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nằm trên con đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua dãy núi Trường Sơn ở tỉnh Hà Tĩnh, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh, thuộc địa phận xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc.
Đây là một trong những điểm giao thông quan trong trong chiến tranh, cho nên quân đội Mỹ đã tập trung nhiều máy bay thả bom nhằm cắt đứt đường tiếp tế của quân đội Bắc Việt Nam.
Nơi đây có một tiểu đội thanh niên xung phong có nhiệm vụ canh giữ giao điểm và sửa đường thông xe khi bị bom phá. Tiểu đội 4 gồm 10 cô gái trẻ, tuổi từ 17 đến 22.
Trưa ngày 24 tháng 7 năm 1968, như mọi ngày 10 cô ra làm nhiệm vụ. 16h30' trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, 1 quả bom rơi xuống ngay sát miệng hầm, nơi 10 cô đang tránh bom. Tất cả đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, chưa ai trong số họ lập gia đình.
Khi đồng đội chạy đến đào bới tìm kiếm các thi thể của 10 chị thì chỉ tìm thấy thi thể của 9 người, còn một người nữa là chị Hồ Thị Cúc, tiểu đội phó là chưa tìm được. Bài thơ “Cúc ơi ! em ở nơi mô ?” được đồng đội chị làm khi tìm kiếm đã trở thành một bài thơ bất hủ, đi vào lòng người đọc như một nỗi đau vô cùng đang cào xé những người còn sống. Rất may là sau khi bài thơ được hoàn thành, thi thể của chị Cúc đã được tìm thấy.
Cúc ơi ! em ở nơi mô ?
Tiểu đội đã xếp một hàng ngang
Cúc ơi em ở đâu không về tập hợp?
Chín bạn đã quây quần đủ mặt
Nhỏ-Xuân-Hà-Hường-Hợi-Rạng-Xuân-Xanh
A trưởng Võ Thị Tần điểm danh
Chỉ thiếu mình em
Chín bỏ làm mười răng được!
Bọn anh đã bới tìm vẹt cuốc
Ðất sâu bao nhiêu bọn anh không cần
Chỉ sợ em đau nên nhát cuốc chùng
Cúc ơi! Em ở đâu?
Ðất nâu lạnh lắm
Da em thì xanh
Áo em thì mỏng!
Cúc ơi! Em ở đâu?
Về với bọn anh tắm nước sông Ngàn Phố
Ăn quýt đỏ Sơn Bằng
Chăn trâu cắt cỏ
Bài toán lớp Năm em còn chưa nhớ
Gối còn thêu dở
Cơm chiều chưa ăn
Em ở đâu hỡi Cúc
Đồng đội tìm em
Đũa găm, cơm úp
Gọi em
Gào em
Khản cổ cả rồi
Cúc ơi...ời...ơi!
Chuyện về 10 cô gái thanh niên xung phong hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc khi đang làm nhiệm vụ với tuổi đời còn rất trẻ làm cảm động người nghe. Trong chương trình học Lịch sử thời phổ thông, chúng tôi đã được dạy về sự tích ấy, nhưng những gì còn đọng lại trong tôi rất mờ nhạt, phải đến khi đến tận nơi mà các chị dâng trọn tuổi thanh xuân của mình cho đất mẹ, cho độc lập tự do của Tổ quốc thì tôi mới cảm nhận được nỗi đau mà đồng đội của các chị đã trải qua. Di tích Ngã ba Đồng Lộc hiện nay đang được bảo vệ nghiêm ngặc, là một trong 10 di tích bảo vệ đặc biệt của quốc gia.
Về Đồng Lộc hôm nay, chúng tôi như được sống trong những ngày chống Mỹ ác liệt, chiếc sa bàn điện tử hiện đại nhất Việt Nam đã đưa chúng tôi đến gần hơn với cảm giác được tiệm cận với lịch sử. Thế mới thấy được chiến tranh ác liệt đến như thế nào.
Đến ngã ba Đồng Lộc, ngoài được nghe sự tích về 10 cô gái thanh niên xung phong, chúng tôi còn đến thắp hương tại tượng đài Thanh niên xung phong và tượng đài 10 cô gái Thanh niên xung phong.
Chúng tôi rời khỏi ngã ba Đồng Lộc thì đã hơn 11h. Đoàn chúng tôi quay ngược trở lại quốc lộ 1A theo tỉnh lộ 2 của tỉnh Hà Tĩnh. Trên đường đi, xe 01 bị hỏng bánh phải dừng lại sửa chữa trễ hơn 30 phút. Về đến khách sạn Thái ỏa tỉnh Hà Tĩnh ăn cơm thì đã hơn 1h30. Các bạn đi xe 2 đã ăn xong, đang nghỉ ngơi ngồi chờ chúng tôi ăn. Chúng tôi ăn trong vội vã, một phần vì đói, một phần vì thời gian bị trễ.
Điểm tham quan cuối cùng của ngày hôm nay là quê hương của Bác Hồ. từ điểm ăn trưa của chúng tôi đi đến quê hương của Bác Hồ phải mất hơn 1h đồng hồ. Chúng tôi ghé thăm quê ngoại của bác Hồ trước. Quê ngoại Bác tại làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyễn Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Sẽ là quá thừa nếu nói về cuộc đời của Bác. Khi đến quê ngoại của Bác tại làng Hoàng Trù, tôi thấy một khu vườn rộng với ba ngôi nhà riêng biệt. Lối vào nhà được trồng bằng một hàng cây theo hình chữ Z vuông góc. Ngôi nhà đầu tiên khi bước vào chính là ngôi nhà mà ông bà ngoại của Bác ở và dạy học. Đó là một ngôi nhà lá, vách nứa ba gian, gian giữa cụ ông dùng để dạy học và nghỉ ngơi, bên cạnh là gian buồng ngủ của hai cụ và gian bếp.
Sau lưng ngôi nhà ở của ông bà ngoại Bác là ngôi nhà thờ, ngôi nhà này trước đây cũng được xây dựng bằng nhà lá nhưng sau được nhân dân xây dựng lại bằng nhà ngói vách xi măng. Đây là nơi thờ tự của dòng họ Hoàng.
Phía Tây ngôi nhà thờ chính là nơi sinh sống của ông bà thân sinh ra Bác, đây là ngôi nhà lá thấp ba gian. Gian bếp nằm ở phía sau của hai gian trước.
Toàn bộ những hiện vật trong ba ngôi nhà được giữ nguyên từ thời Bác và gia đình còn sống tại đây. Những hiện vật đơn sơ trong căn nhà nhỏ của cụ thân sinh ra Bác cho thấy khi còn nhỏ Bác sống trong cảnh nghèo khó. Cả ngôi nhà chỉ có một cái giường tre nhỏ, Bác chào đời trên chính chiếc giường tre này.
Quê nội của Bác cách làng Hoàng Trù 2km về phía Nam. Đây là một trong 4 khu di tích quan trọng nhất về Bác Hồ. Tại làng Kim Liên, hiện nay còn lưu giữ lại ngôi nhà mà nhân dân xây dựng cho cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, đây là một ngôi nhà lá năm gian, từ năm 1901 – 1906 Bác Hồ đã về sống tại đây cho đến khi theo cha vào Huế.
Quê nội Bác hiện nay được xây dựng một quần thể di tích như ngôi nhà của cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, khu tưởng niệm Bác Hồ…trước khu tưởng niệm có trồng một cây đa rất to, nhưng theo tôi nó cũng mới được trồng từ vài năm trở lại đây, vì rễ con của cây này chưa phát triển, đang cần có sự chăm sóc đặc biệt từ con người. Chính vì vậy cây này được chuyển từ nơi khác đến và trồng chưa lâu.
Chúng tôi tham quan quê nội của Bác trong khoảng thời gian 1h, sau đó tiếp tục lên xe về khách sạn nghỉ ngơi. Tối nay chúng tôi nghỉ đêm tại khách sạn Hoa Phượng Đỏ ở thành phố Vinh.
Ngày 7: Vinh – Hạ Long (24/01)
Hôm này là ngày chúng tôi phải di chuyển quãng đường xa nhất trong chuyến đi thực tập, với quãng đường dài 450km từ Vinh ra đến Hạ Long. Chúng tôi chạy dọc theo quốc lộ 1A, đến địa phận tỉnh Ninh Bình rẽ sang quốc lộ 10 chạy dọc các tỉnh Nam Định, qua Thái Bình, Hải Phòng đến thành phố Hạ Long của tỉnh Quảng Ninh.
Vì quãng đường di chuyển hơi xa nên 6h sáng chúng tôi phải có mặt ở khách sạn ăn sáng. Đến 6h45 đoàn làm thủ tục trả phòng khách sạn và lên đường. Ngày hôm nay chúng tôi chỉ có việc ngồi trên xe và chờ đến điểm dừng chân tiếp theo.
Đoàn dừng lại ăn trưa tại một nhà hàng ở tỉnh Nam Định, là nơi giáp ranh giữa Ninh Bình và Nam Định. Hơn 1h chiều, chúng tôi tiếp tục lên đường đến Hạ Long. Đoàn đến Hạ Long lúc 6h50, các bạn làm thủ tục nhận phòng, sau đó xuống ăn tối tại khách sạn. Chúng tôi nghỉ đêm tại khách sạn Hoa Cương.
Buổi tối, chúng tôi tự do đi dạo chợ đêm Hạ Long mua sắm quà lưu niệm. Cảnh tượng đập vào mắt tôi đầu tiên là khu chợ này chủ yếu bán cho người Trung Quốc, những người bán hàng ở đây ai cũng giỏi nói tiếng Trung. Tất nhiên hàng hóa thì cũng đắt hơn so với bình thường.
9h30 tối, đội văn nghệ tập trung để duyệt chương trình cho buổi giao lưu với trường Đại học Hùng Vương ngày mai. Đến 10h30 các thầy cô giáo trong đoàn có đến duyệt những tiết mục mà chúng tôi chuẩn bị. Nhìn chung chúng tôi đã chuẩn bị chu đáo những tiết mục văn nghệ cho buổi giao lưu ngày mai.
Ngày 8: Hạ Long – Phú Thọ (25/01)
Hôm nay chúng tôi được tham quan Vịnh Hạ Long – di sản thiên nhiên của thế giới. Trong chương trình thực tập đầu tiên của khoa đưa ra, không có điểm tham quan Vịnh Hạ Long, nhưng với khát khao được một lần đến tham quan thắng cảnh nổi tiếng của đất nước, chúng tôi đã đề xuất lên khoa xin cho Vịnh Hạ Long là một điểm tham quan của đoàn thực tập. Cuối cùng chúng tôi cũng được toại nguyện.
Ăn sáng xong chúng tôi làm thủ tục trả phòng luôn, vì chúng tôi ăn trưa trên tàu du lịch, đến chiều thì lên xe về thẳng Phú Thọ. Cả đoàn ai cũng háo hức vì được tham quan vịnh Hạ Long, nhất là đối với những bạn sinh viên ở miền Nam chưa một lần đặt chân ra đất Bắc như tôi.
Xe đưa chúng tôi đến bến tàu mua vé để ra Vịnh Hạ Long. Trời hôm nay u ám, thỉnh thoảng lại có mưa phùn nên từ trong đất liền không thể nhìn thấy những đảo ngoài vịnh. Vì đoàn đi đông nên phải đi trên hai tàu, sau hơn 30 phút làm thủ tục chúng tôi cũng được đặt chân lên tàu, háo hức chờ chuyến ra khơi.
8h tàu nhổ neo hướng ra biển, thời tiết hôm nay không được thuận lợi nên cảnh vật nhìn thấy không được rõ cho lắm, chỉ thấy xa xa những khối núi đen sì lù lù tiến lại gần (thực tế thì chúng tôi đang tiến lại gần các khối núi đó).
Hơn 20 phút chu du trên biển, chúng tôi đến được điểm tham quan đầu tiên là động Thiên Cung. Đây là động đẹp nhất trong hệ thống những hang động đã được phát hiện của vịnh Hạ Long. Vào trong động chung tôi như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh với các khối thạch nhũ và măng đá hình thù kỳ dị, kích thích trí tưởng tượng của con người. Những khối đá này kết hợp với ánh sáng của đèn chiếu tạo nên cảnh tượng hết sức kỳ bí, đúng như tên gọi của nó là động Thiên cung vậy.
Rời động Thiên Cung, chúng tôi men theo con đường núi đến với hang Đầu Gỗ, tương truyền nơi đây từng là nơi dấu gỗ của Trần Hưng Đạo trong kháng chiến chống quân Mông Nguyên để lập trận địa cọc sông Bạch Đằng, từ đó mới có tên thành hang Dấu Gỗ (sau đọc chệch thành hang Đầu Gỗ). Diện tích của hang Đầu Gỗ lớn hơn nhiều so với Động Thiên Cung, hang này có mái vòm rộng lớn, nhưng cảnh vật thì không thể sánh với động Thiên Cung, có lẽ do nơi này được phát hiện từ rất lâu nên cảnh vật bị con người tàn phá. Bên trong hang còn có dấu tích của rất nhiều người để lại với rất nhiều dòng chữ biểu hiện nhiều nội dung khác nhau, và chữ của nhiều nước khác nhau như Việt, Trung Quốc, Anh… Tôi cố gắng tìm kiếm trong hang thử xem có còn xót lại cái cọc gỗ nào của Trần Hưng Đạo không nhưng tìm hoài mà chẳng thấy đâu, có lẽ là người khác đã lấy chúng (nếu có) từ lâu rồi.
10h, chúng tôi quay trở lại thuyền để tiếp tục đi tham quan phong cảnh trong vịnh Hạ Long, trời bây giờ đã quang đãng hơn nhiều, mây mù cũng đã tan gần hết. Cảnh tượng của vịnh Hạ Long hiện ra trước mắt chúng tôi như một bức tranh không hơn không kém. Chúng tôi chỉ biết trầm trồ khen ngợi cảnh đẹp của nơi đây và tranh thủ chụp hình lưu niệm càng nhiều càng tốt. Tầng thượng của con tàu chính là nơi lý tưởng nhất để chụp ảnh phong cảnh.
Con tàu đưa chúng tôi dạo quanh những nơi chính trong vịnh Hạ Long, trong đó có hòn Gà Chọi, biểu tượng của vịnh Hạ Long. Tàu neo lại nơi này cho đoàn ăn cơm trưa. Ăn xong, chúng tôi quay trở về bến đỗ xe chuẩn bị cho hành trình về Phú Thọ.
12h05, tàu đưa chúng tôi về đến bến đậu ô tô. Hai chiếc xe đã chờ sẵn chuẩn bị lăn bánh thì xe 1 lại xảy ra sự cố. Lần này không phải bị hỏng bánh nữa mà hỏng hóc nằm ở bộ phận máy của xe. Anh Lý lại một lần nữa phải “vật lộn” với chiếc xe này một lần nữa. Sự cố lần này nghiêm trọng hơn rất nhiều so với những lần trước. Phải đến 1h25 sự cố mới được khắc phục xong và bắt đầu chuyển bánh. Chúng tôi trễ hơn 1h đồng hồ so với dự kiến ban đầu.
Từ Hạ Long về Phú Thọ, chúng tôi đi qua Hải Phòng, đến Hải Dương thì dừng lại để các bạn mua đặc sản Hải Dương. Khoảng 25 phút sau thì đoàn tiếp tục lên đường. Tranh thủ thời gian rảnh trên xe, chúng tôi tập trước slogan cho buổi giao lưu tối nay. Đoàn về đến Phú Thọ lúc 6h25 tối, nhận phòng tại khách sạn Hương Giang, khẩn trương ăn tối để kịp cho buổi giao lưu với trường Đại học Hùng Vương.
Dù chúng tôi có khẩn trương đến cách mấy thì khi đến được trường Đại học Hùng Vương cũng trễ mất 1 tiếng đồng hồ, chúng tôi đến nơi lúc 8h tối. Trường bạn đã nhiệt liệt chào mừng đoàn chúng tôi đến giao lưu với khoa Khoa học xã hội và nhân văn của trường Đại học Hùng Vương.
Chúng tôi được đón tiếp một cách trọng thị và được ưu tiên cho những hàng ghế ngồi đầu tiên, lúc chúng tôi đến thì đã thấy thầy trưởng khoa Hà Minh Hồng hiện diện ở đó. Chương trình ngay lập tức được bắt đầu.
Sau màn đọc diễn văn của đại diện hai trường, là đến phần giao lưu văn nghệ. Trường đại học Hùng Vương đã chuẩn bị tiết mục giới thiệu về mình khá công phu, chúng tôi cũng không hề kém cạnh với tiết mục giới thiệu mới được dàn dựng lúc tranh thủ xe bị hỏng máy. Tuy tiết mục mang tính chất “mì ăn liền” nhưng cũng thể hiện được nét đặc sắc của ngôi trường đến từ phía Nam. Được phía trường bạn đánh giá rất cao, gây được ấn tượng tốt đẹp đối với trường bạn.
Chương trình của trường bạn được chuẩn bị quá công phu, gây cho chúng tôi cảm giác bị “ngợp” khi mới vào hội trường, nhưng rồi chúng tôi cũng quen dần với không khí ấy và tự tin hơn rất nhiều. Có lẽ do chúng tôi đến muộn nên chương trình bị cắt ngắn một số tiết mục.
Tiết mục tạo ấn tượng nhất là song ca giữa thầy Hồng và thầy trưởng khoa Khoa học xã hội và nhân văn trường bạn. Tiết mục này được sự hưởng ứng và cổ vũ nhiệt tình của sinh viên hai trường.
Cuối chương trình là màn nhảy sạp giao lưu giữa sinh viên của hai trường, chúng tôi cùng lên sân khấu để hòa cùng điệu nhảy sạp của các bạn sinh viên trường bạn. Chương trình kết thúc trong tiếng reo hò cổ vũ của các bạn sinh viên.
Đây thực sự là một chương trình giao lưu thú vị đối với chúng tôi trong chuyến đi thực tập này. Thông qua buổi giao lưu, chúng tôi không những quen biết được nhiều người bạn mới, mà còn hiểu rõ hơn về vùng đất và con người Phú Thọ. Chương trình giao lưu làm phong phú thêm những hoạt động trong chuyến đi thực tập, giúp các bạn thư giãn sau những chặng đường mệt mỏi trên xe. Đây thực sự là một chương trình có ý nghĩa đối với sinh viên khoa Sử trong những chuyến thực tập như thế này.
Tuy nhiên, công tác tổ chức buổi giao lưu phía chúng ta cần chuẩn bị kỹ lưỡng hơn, chúng ta luôn ở thế bị động khi không biết trước chương trình của đối tác, phải thụ động thay đổi theo yêu cầu của trường đại học Hùng Vương. Điều này ảnh hưởng xấu đến chất lượng những tiết mục mà chúng ta chuẩn bị. Đi trên xe không thể nào chuẩn bị hiệu quả hơn khi chúng ta ngồi ở nhà mà chuẩn bị.
Chúng tôi trở về khách sạn thì đã hơn 10h30, nhưng dù sao thì chúng tôi cũng có một buổi tối thật vui, thật ý nghĩa nhưng cũng khá mệt, ai nấy trở về khách sạn cũng với gương mặt bơ phờ vì mệt mỏi.
thethanh
thethanh
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 408
Points : 5780
Reputation : 12
Join date : 24/11/2009
Age : 36
Đến từ : Đất Võ

Về Đầu Trang Go down

NHẬT KÝ THỰC TẬP Empty Re: NHẬT KÝ THỰC TẬP

Bài gửi  thethanh Thu Mar 04, 2010 9:22 am

Ngày 9: Phú Thọ - Tuyên Quang – Thái Nguyên (26/1)
Sáng hôm nay chúng tôi tập trung tại khách sạn lúc 6h30 để ăn sáng, mấy ngày liền kể tè khi ra đến Đông Hà chúng tôi đều ăn phở buổi sáng nên ai nấy cũng thấy ngán, hôm nay khách sạn có thêm món bánh mì ốp la nên ai cũng thấy thích, nhưng chỉ những bạn xuống sớm mới đủ, còn những bạn xuống muộn thì đành phải tiếp tục ăn phở. Thế nhưng, ăn rồi mới biết cái nào ngon hơn, bánh mì ở đây to, khô và cứng, chỉ cần ăn ½ cái bánh thì ngán không thể tả nổi, nhiều bạn chỉ ăn được một ít rồi đành thôi.
Xe rời khách sạn lúc 7h15, đến 9h thì tới được Đền Hùng. Đền Hùng hiện nay đang trong giai đoạn trùng tu, nhiều hạng mục công trình đang thi công dang dở. Chúng tôi phải đi đường vòng từ đền Giếng đi lên.
Trên đường vào Đền các vua Hùng, chúng tôi bắt gặp phù điêu "Bác Hồ với quân đội" tại ngã năm Đền Giếng. Công trình được ghép bằng đá granit trắng với 85 khối đã được ghép lại với nhau thể hiện cảnh Bác Hồ với các anh bộ đội vào tháng 9/1954. Bức phù điêu này có khắc câu nói nổi tiếng của Bác: “các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Vào sâu bên trong khoảng 200m là đền Giếng, nơi thờ hai cô công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa. Tương truyền nơi đây hai cô công chúa thường soi gương tại giếng Ngọc mỗi khi đi qua.
Đền Giếng có hai gian thờ chính, một gian ngoài và gian bên trong, gian bên trong có một cái giếng được cho là giếng Ngọc nơi hai cô công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa soi gương. Tại đền Giếng, ngày 19/9/1954, Bác Hồ có cuộc gặp mặt với các chiễn sĩ trung đoàn Thủ đô, bác đã nói câu nói nổi tiếng: “các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. tại bậc thêm tam cấp của đền Giếng.
Nếu so sánh với hình ảnh năm 1954 thì đền Giếng bây giờ đã khác xưa rất nhiều, đền Giếng bây giờ không còn những bậc tam cấp nơi Bác Hồ nói chuyện với bộ đội nữa. Tôi đi hoài mà không thấy một bậc tam cấp nào trước cửa đền Giếng cả. Có lẽ là do trong quá trình nhiều lần trùng tu, người ta đã phá bỏ những bậc tam cấp ấy đi để làm một con đường bằng phẳng từ ngoài vào để thuận tiện cho việc đi lại. Không biết người khác nghĩ thế nào, chứ riêng tôi thì cảm thấy hụt hẫng vì quá trình trùng tu di tích tại đền Hùng này. Nhìn thấy cảnh tượng trùng tu mà xót xa cho những giá trị truyền thống đang bị phá hủy.
Từ đền Giếng lên đền Hạ chúng tôi phải đi qua những bậc tam cấp rất dốc. Trời hôm qua mưa phùn làm cho con đường ẩm ướt khó đi hơn. Đền Hạ: Tương truyền là nơi Âu Cơ sinh hạ bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con. Theo tấm bia khắc trước đền, đền Hạ được xây dựng từ thế kỷ XVII – XVIII, kiến trúc kiểu chữ nhị (=) gồm tiền tế và hậu cung. Năm 1999, đền được đại tu. Đền Hạ là nơi thờ 18 đời Hùng Vương và vợ con các tướng lĩnh của các vua Hùng.
Đi lên một đoạn bậc tam cấp nữa thì sẽ tới đền Trung, Nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu – người con đã tặng cho vua bánh chưng, bánh dày.
Đền Trung có tên chữ là "Hùng Vương Tổ Miếu" (Miếu thờ tổ Hùng Vương)
Đền được xây dựng vào thời Trần (Thế kỷ XIII-XIV). Thời Nguyễn Đền được tu bổ lại. Năm 1998 được đại trùng tu kiến trúc kiểu chữ nhất (-) như hiện nay. Đền thờ 18 đời Hùng Vương và vợ con tướng lĩnh của các Vua Hùng.
Tại đền Trung có một bàn đá và các ghế đá xung quanh, tương truyền đó là nơi vua Hùng cùng các quan ngồi bàn việc nước.
Đền Thượng là đền nằm trên cao nhất, trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh nơi ngày xưa theo truyền thuyết các Vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng. Khi chúng tôi lên đến nơi thì toàn bộ khu đền Thượng đang được đại tu, không thấy được gì, chỉ thấy toàn nhữn cột đá và xi măng, cát, vữa mà thôi. Tôi thấy thất vọng vì leo lên đến nơi mà không được chiêm ngưỡng những kiến trúc cổ xưa của đền Thượng, chắc lần sau nếu có điều kiện lên thì cũng không còn cơ hội vì theo quan sát của tôi đền Thượng đã bị đập ra để xây mới hoàn toàn, như vậy thì còn đâu giá trị lịch sử của ngôi đền nữa.
Rời đền Thượng, chúng tôi đi xuống bằng một con đường khác, có đi ngang qua giếng Cổ, tương truyền đây là nơi Lạc Long Quân hằng ngày múc nước cho Âu Cơ tắm các con.
Chúng tôi xuôi con đường này thì về đến đền Giếng, sau đó các bạn tự do đi dạo, mua sắm những đặc sản của đất Tổ. Đến 10h30 thì chúng tôi rời khỏi khu di tích đền Hùng.
Từ đền Hùng, chúng tôi đi ngược lên Tuyên Quang, nơi xưa kia là chiến khu Việt Bắc, thăm cây đa Tân Trào lịch sử.
Đường vào Tân Trào hiện nay đã được trải nhựa phẳng lỳ đến tận khu di tích Tân Trào, nhưng trước đây chắc đường rất khó đi. Hai bên đường là những ngọn đồi nhấp nhô, những con dốc thẳng đứng xe chạy còn phải nhấn hết chân ga. Chúng tôi đến được Tân Trào thì đã 3h chiều. Tại đây, chúng tôi được một chị hướng dẫn viên người Tày rất đẹp dẫn đi tham quan khu di tích Tân Trào.
Điểm tham quan đầu tiên của đoàn chúng tôi chiều hôm nay là Lán Nà Lừa. Đây là một căn lán nhỏ, mái lá, vách nứa đơn sơ mang tên Nà Lừa, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc từ tháng 5 đến 8/1945. Trong thời gian ở và làm việc tại lán Nà Lừa, Người đã chỉ thị thành lập Khu giải phóng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Quân giải phóng, chủ trì Hội nghị toàn quốc của Ðảng và Quốc dân Ðại hội Tân Trào để bầu ra Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, quyết định Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành chính quyền về tay nhân dân.
Lán Nà Lừa tọa lạc bên trong môt khu rừng trúc, cách đường chính vào Lán khoảng 500m, kế bên đường là một hồ nước, rộng bao la, cảnh vậy tuyệt đẹp. khu lán Bác ở cách xa khu dân cư khoảng 1km. Trong quá trình sống tại đây, có một lần Bác ốm nặng tưởng như không qua khỏi, nhưng cuối cùng nhờ bài thuốc của một vị lang y người dân tộc mách bản nên Bác đã qua được cơn bạo bệnh.
Cách Lán Nà Lừa nơi bác sinh sống là di tích cây đa Tân Trào, thuộc làng Kim Long, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Chị hướng dẫn viên hướng dân chúng tôi luc đầu bị bệnh, chúng tôi được một chị hướng dẫn khác cũng sinh không kém hướng dẫn, chị này cũng là người dân tộc Tày.
Khi chúng tôi đến thì cây đa Tân Trào đã bị hư hỏng nặng, toàn bộ phần thân cây đa bị cắt bỏ do bị chết thân, chỉ còn lại một nhánh nhỏ hướng vềp phía Đông đang được chăm sóc bằng chế độ đặc biệt. Cây đa thứ hai cạnh đó cũng bị chết từ lâu và được trồng lại hai cây đa con đanh mọc xanh tốt ngay tại vị trí cây đa cũ. Toàn bộ khu đất chứa hai cây đa Tân Trào đã được rào lại, không cho du khách đến gần vì sợ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của hai cây đa.
Chúng tôi chụp ảnh lưu niệm tại cây đa Tân Trào, sau đó tiếp tục đến Đình Tân Trào. Tại đây, trước quốc dân đại hội, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc lời quyết tâm giành lại độc lập cho dân tộc. Đình Tân Trào là một đình nhỏ được xây dựng vào năm 1923 theo kiểu nhà sàn, cột gỗ, ba gian hai chái, mái lợp lá cọ, sàn lát ván, để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và là nơi hội họp, sinh hoạt văn hoá của dân làng. Đình thờ 8 vị thành hoàng làng đại diện cho các thần sông, thần núi của làng Tân Lập, xã Tân Trào. Dưới mái đình này, ngày 16 tháng 8 năm 1945 đã họp Quốc dân Đại hội để quyết định lệnh tổng khởi nghĩa, 10 chính sách lớn quy định quốc kỳ, quốc ca và cử ra một chính phủ lâm thời.
Trong suốt chuyến đi thực tập, đình Tân Trào là di tích mà tôi thấy còn giữa được nguyên vẹn kiến kiến trúc ban đầu. Có lẽ ngôi đình này được xây dựng tại một vùng đất hẻo lánh, bằng chất liệu gỗ tốt của núi rừng Tây Bắc và là di tích lịch sử cấp quốc gia nên vẫn giữ được nét nguyên sơ của nó.
Tôi rời chiến khu Tân Trào mà mang trong lòng một nỗi nuối tiếc vì chúng tôi có quá ít thời gian để đi tham quan khu di tích quan trọng này. Nếu như tôi là người thiết kê chương trình thì địa điểm này tôi sẽ giành cho các bạn sinh viên một ngày để tìm hiểu về khu di tích này. Chúng ta đang đi thực tế thì cần phải có thời gian để các bạn tìm hiểu rõ về những điểm đến chứ không phải đến cho biết rồi lại đi. Nếu có điều kiện ra Bắc, tôi sẽ về thăm lại nơi này một lần nữa.
Từ Tân Trào, chúng tôi di chuyển về thành phố Thái Nguyên để nghỉ đêm tại khách sạn Hữu Nghị.
Ngày 10: Thái Nguyên – Hà Nội (27/01)
Từ Thái Nguyên về Hà Nội chỉ có 80km nên hôm nay chúng tôi được nghỉ ngơi đến 7h mới xuống ăn sáng. Hình như anh Cường biết chuyện sáng hôm qua chúng tôi “đột nhiên” thích ăn bánh mì ốp la hay sao mà hôm nay thực đơn sáng của chúng tôi là món bánh mì ốp la.
Bánh mì ốp la ở miền Bắc làm không giống như ở miền Nam, họ chiên trứng thật chín rồi cho vào chung một đĩa, mỗi bàn 12 trứng chia cho 6 người, cùng với 6 bánh mì. Hôm qua chúng tôi đã bị “dị ứng” với món bánh mì ốp la ở Phú Thọ, thậm chí có nhiều bạn phản ánh là bị đau bụng vì món điểm tâm này. Trong đó bạn Hoàng Long là bị nặng nhất.
Mặc dù thấy ngán món bánh mì ốp la nhưng chúng tôi vẫn phải cố gắng ăn để có sức lên đường. Thật tội cho bạn Long, sau lần gặp “tai nạn” sáng hôm qua, bạn không dám ăn món này nữa, đành phải nhịn đói buổi sáng.
Xe khởi hành từ Thái Nguyên về Hà Nội lúc 8h sáng. Trên đường đi, thầy Thuận có nhắc nhở những bạn tối hôm qua đi ăn nhậu làm ồn ào, mất trật tự trong khách sạn. Tôi cũng bị thầy nhắc nhở mặc dù tôi không đi nhậu với các bạn đó. Có lẽ lúc thầy lên kiểm tra thấy tôi còn thức và đang ngồi chơi bên phòng các bạn nữ nên nhầm tưởng tôi có đi cùng nhóm nhậu.
12h20, chúng tôi về đến Hà Nội, ăn trưa tại nhà hàng của Nhà Khách Dân Tộc nằm trên đường Đội Cấn. Ăn trưa xong, chúng tôi về nhận phòng tại Nhà Khách Bộ tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch, cái tên của nhà khách này hơi dài không biết tôi có nhớ sai từ nào không nữa. Đây là khách sạn tồi nhất trong tất cả các khách sạn mà chúng tôi đã ở trong suốt chuyến đi thực tập. Đây là một khu nhà tập thể thì đúng hơn, từ tầng ba trở xuống của khu nhà được cho thuê, còn tầng 4 trở lên là nhà tập thể của cán bộ công nhân viên. Mọi hoạt động của nhân viên nhà khách đều làm theo giờ hành chính, trừ bảo vệ … phải làm việc tới 11h đêm (?!)
Cấu trúc của các phòng cũng rất đặc biệt. Hai phòng được nhập làm một với một cửa thông nhau, mỗi phòng ở 6 người, hai phòng là 12 người cùng sử dụng chung 1 nhà vệ sinh. Một phòng đôi như vậy chúng tôi ở được 12 người.
Sau quãng thời gian nghỉ trưa, 2h chiều chúng tôi đi tham quan những nơi nổi tiếng của Hà Nội. Điểm đầu tiên là Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Văn Miếu – Quốc Tử giám được xây dựng từ thời nhà Lý, đến nay cũng ngót nghét gần 1000 năm tuổi. nơi này là biểu tượng cho sự học của đất nước ta từ thời Lý đến nay.
Theo quy định, sau 4h30 các loại xe du lịch không được vào Nội thành Hà Nội, chắc là quy định này ra đời để chống kẹt xe cho thành phố Hà Nội, nhưng chính nó lại đang hành khổ chúng tôi. Vì chỉ được tham quan đến 4h30 nên đoàn chúng tôi phải chạy đua với thời gian để kịp thời gian quy định. Vào Văn Miếu – Quốc Tử Giám chưa được 30 phút, chúng tôi phải tiếp tục lên đường để đến Hồ Hoàn Kiếm, sau đó lại chạy đến Đền Ngọc Sơn. Hai điểm tham quan trước chúng tôi còn có được một ít thời gian chụp hình chứ tại Đền Ngọc Sơn, chúng tôi chưa kịp nghe chị hướng dẫn viên nói hết thì bên ngoài, cảnh sát giao thông Hà Nội đã đến nhắc nhở lái xe chúng tôi không còn thời gian cho xe du lịch đậu trong nội thành. Các anh hướng dẫn phải nói mãi họ mới chịu để cho chúng tôi đi mà không phạt tiền. những gì xảy ra tại đền Ngọc Sơn là đỉnh điểm sự thất vọng của chúng tôi chiều hôm nay. Chúng tôi cần tìm hiểu kĩ một địa điểm chứ không cần đến cho biết địa điểm nó nằm ở đâu, nghe nói qua loa về nó rồi bỏ đi. Để rồi sau đó không còn gì đọng lại trong tâm trí chúng tôi.
4h30 phút, chúng tôi rời đền Ngọc Sơn để đến Hồ Tây, nơi có chùa Trấn Quốc tọa lạc bên bờ hồ. Hồ Tây thật rộng, nhìn nó mênh mông như một biển nước thu nhỏ giữa lòng Hà Nội, đối diện bên kia đường là Hồ Trúc Bạch, trước đây là một phần của Hồ Tây, sau bị ngăn ra thành hai hồ riêng biệt. Có rất đông người dân Hà Nội đến Hồ Tây câu cá vào buổi chiều, không biết dưới hồ có nhiều cá hay không chứ tôi quan sát đến hơn 15 phút mà chưa thấy ai câu được con cá nào cả.
Chùa Trần Quốc tọa lại bên bờ hồ Tây, Tiền thân của ngôi chùa này là chùa Khai Quốc dược xây dựng từ thời Lý Nam Đế. Chúng tôi được tự do tham quan chùa, đến 5h30 thì tập trung tại nhà hàng Hồ Tây bên kia đường đối diện với chùa Trấn Quốc để ăn đặc sản Bánh tôm Hồ Tây. Ăn xong, chúng tôi về lại nhà khách nghỉ ngơi.
Ấn tượng của tôi khi đặt chân đến Hà Nội là đường phố nơi đây khác xa so với đường phố Sài Gòn, đường phố Hà Nội chứa đựng trong mình nét cổ kính của kinh đô ngàn năm tuổi, đường phố ở đây hẹp, hai hàng cây cổ thụ chạy dọc hai bên đường che mát cho con người đi trên đường phố. Hai bên đường những dãy nhà mọc san sát nhau, nhà cửa trong nội thành Hà Nội phảng phất nét cổ kính, ít thấy xuất hiện những tòa nhà cao tầng mọc liền kề nhau như ở Sài Gòn. Cách đặt tên đường ở nơi đây cũng khác lạ, mỗi con đường là một con phố, đường nhánh thì được gọi là Ngõ rồi đến Ngách.
Thật khó để hiểu được tính cách của con người Hà Nội chỉ qua một ngày đi tham quan, nhưng điều thấy rõ nhất ở đây là cung cách phục vụ của người Hà Nội thua xa ở Sài Gòn. Ở Sài Gòn thì khách hàng là thượng đế, những người kinh doanh luôn tìm mọi cách để vừa lòng khách hàng. Ở Hà Nội thì khác, tôi không thể hiểu được họ kinh doanh theo phương châm nào, nhưng tôi thấy cách kinh doanh này không được lòng khách hàng, nhất là những khách hàng ở miền Nam, đã quen cung cách phục lấy khách hàng là thượng đế.
Ngày 11 (cuối cùng): Hà Nội – K9 (28/01)
Sáng hôm nay chúng tôi phải dậy sớm để dự lễ thượng cờ tại lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc 6h30 sáng. 5h sáng chúng tôi đã dậy để chuẩn bị, sau đó đi ăn sáng, chúng tôi đến quảng trường Ba Đình vừa kịp lúc lễ thượng cờ bẳt đầu. dự lễ thượng cờ xong, chúng tôi được tự do chụp hình, đến 7h15 thì đi xem phim tư liệu về cuộc đời của Bác Hồ. Lần đầu tiên tôi xem những thước phim kể về những phút cuối đời của Bác, cả khán phòng đều im lặng theo dõi bộ phim, đâu đó trong bóng tối của khán phòng vang lên những tiếng thút thít, tiếng ho khe khẽ. Bộ phim chỉ kéo dài khoảng 30 phút nhưng đã tác động mạnh mẽ đến tâm lý người xem. Tuy tôi không khóc thành tiếng nhưng nước mắt tôi cứ chực chảy ra, và nó sẽ chảy thật sự nếu tôi không cố kìm nén cảm xúc của mình. Đoạn cảm động nhất của bộ phim chính là lúc Bác sắp lâm chung cho đến khi Bác mất. Các đồng chí trong bộ chính trị túc trực 100% bên Bác để lắng nghe lời dặn dò cuối cùng của Người. Bác mất, hàng triệu người dân Việt Nam khóc thương vị cha già kính yêu của dân tộc. Hàng triệu tiếng khóc ấy của quá khứ vang lên làm lay động đến những tâm hồn của hiện tại. Chúng tôi cũng khóc khi Bác mất và khi chứng kiến cảnh cả nước Việt Nam khóc thương người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Xem xong phim tư liệu về Bác Hồ, chúng tôi được phép vào Lăng viếng Bác, để được nhìn thấy con người đã hy sinh cả đời mình cho dân tộc Việt Nam. Công tác an ninh được các đồng chí trong Bộ tư lệnh bảo vệ lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh tiến hành chặt chẽ. Mọi máy ảnh không được phép mang vào Lăng, điện thoại cũng phải tắt nguồn mới được mang vào. Hệ thống an ninh bảo vệ Lăng không thua gì hệ thống an ninh tại các sân bay với các phương tiện bảo vệ an ninh hiện đại.
Chúng tôi đi dưới cơn mưa nặng hạt của Hà Nội những ngày cuối năm, bình thường thì chúng tôi có thể tìm một chỗ trú ẩn. Nhưng lúc này chúng tôi đang vào Lăng viếng chủ tịch Hồ Chí Minh trong một không khí hết sức trang nghiêm. Ai cũng chấp nhận dầm mưa để được vào Lăng viếng Bác.
Lăng được thiết kế hai lối đi (một lối vào và một lối ra) để tiện cho việc vào lăng viếng Bác của nhân dân cả nước. Bác nằm trong một cỗ quan tài bằng kính. Luôn luôn có bốn đồng chí đứng ở bốn góc quan tài canh giấc ngủ của Bác.
Khi chúng tôi vào viếng Bác, Người mặc một bộ đồ ka ki màu đen, hai tay buông tự do, mình được đắp chăn cao đến ngang ngực. Tư thế của Bác như một người bình thường đang ngủ. Chỉ có sắc mặt của Bác là trắng bệch do các mạch máu không còn hoạt động.
Lối ra của Lăng Bác thông với khuôn viên phủ Chủ Tịch, nơi làm việc của các vị Chủ tịch nước. Trời mưa nên chúng tôi không được đi tham quan kỹ càng phủ chủ tịch, mà chỉ được ghé qua xem nơi Bác Hồ từng sống khi làm việc tại phủ Chủ Tịch, ao cá Bác Hồ, còn nhà Sàn Bác Hồ thì chúng tôi không được vào tham quan do đang trong giai đoạn trùng tu.
Nằm bên cạnh khu di tích phủ Chủ Tịch là Chùa Một Cột và Bảo tàng Hồ Chí Minh. Chúng tôi tiếp tục tham quan hai di tích này. Chùa Một Cột không gây được ấn tượng mạnh với tôi. Hồ nước bên dưới ngôi chùa cũng trống trơn, trước đây khi xem hình tôi còn được thấy sen được trồng rất nhiều và nở rất đẹp. Nhưng khi tôi đến đây thì ngay cả một cây Sen cũng không có. Phải chăng nay là mùa Đông nên Sen ở chùa Một Cột đã chết hết?!
Bảo tàng Hồ Chí minh rất rộng lớn, tôi không có đủ thời gian để xem xét hết những gì trưng bày tại đây, chỉ xem sơ qua những vật dụng được trưng bày ở đây thì thấy nơi bảo tàng này trưng bày rất nhiều hiện vật về Bác Hồ.
9h30, chúng tôi ra xe để chuẩn bị lên Ba Vì, đến khu di tích K9, nơi lưu giữ thi hài của Hồ Chủ Tịch trong những ngày đầu khi chưa xây Lăng Bác hiện nay.
Đường lên K9 hơi gập ghềnh, mặc dù mặt đường đã được tráng nhựa. Phải đến 1h chúng tôi mới đến được doanh trại quân đội, nơi huận luyện các chiến sĩ bảo vệ Lăng Chủ tịch. Chúng tôi được tiếp đãi một bữa cơm thịnh soạn, món ngon nhất trong bàn ăn là đĩa rau bắp cải luộc do chính tay các chiến sĩ trồng.
Quang cảnh nơi đóng quân của các chiến sĩ Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh rất đẹp. Cây cối vẫn giữ được vẻ nguyên sơ của vùng núi Ba Vì. ở đây Bưởi được trồng rất nhiều, cho quả rất sai. Không biết họ trồng để làm cảnh hay để cải thiện bữa ăn của chiến sĩ nữa.
Từ nơi đỗ xe đến khu di tích K9 khoảng 2km, chúng tôi phải đi bộ đến đó vì xe không được vào, đường đến khu di tích đã được bê tông hóa. Đến chân đồi, chúng tôi sắp xếp lại hàng ngũ, quần áo chỉnh tề để lên thăm khu di tích. Từ dưới chân đồi lên đến khu nhà mang mật danh K9 khoảng 500m, con đường được rải sỏi toàn bộ. Hai bên đường là cây cối rậm rạp.
K9 là nơi Bác Hồ đã lựa chọn để xây dựng một thủ đô thu nhỏ giành cho bộ chính trị làm việc phòng khi đế Quốc Mỹ mở rộng chiến tranh đánh phá miền Bắc, phòng khi Hà Nội không được an toàn thì thủ đô kháng chiến sẽ chuyển về đây.
Khu nhà này do chính tay Bác chọn địa điểm và thiết kế xây dựng. Từ khi hoàn thành, bác cũng có một vài lần lên đây thăm và làm việc. Nơi đây có vị trí thuận lợi giao thông thủy bộ, đường không cũng có thể đến được khi Bác cho xây dựng một bãi đạp máy bay trực thăng ở phía sau. Nó lại được an toàn khi có dòng sông Đà và dãy núi Tản Viên che chở, lại gần với Hà Nội nên nơi đây trở thành một địa điểm lý tưởng.
Sau khi Bác mất, nơi đây lại trở thành nơi lưu giữ thi hài Bác khỏi chiến tranh phá hoại của Mỹ dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô.
Tôi thấy khâm phục Người khi Bác cho rải đá sỏi toàn bộ đường lên và xung quanh khu nhà. Con đường đá sỏi này có tác dụng an ninh rất tốt. Khi có người đến gần khu nhà thì chính tiếng kêu của những viên sỏi này báo động cho những người ở bên trong biết, tránh được trường hợp bị phục kích bất ngờ.
Con đường đá sỏi này cũng có tác dụng massage cho bàn chân rất tốt. Tôi cũng bắt chước thử đi chân trần trên con đường này thì thấy phương pháp này thật hiệu quả. Tuy mới đầu hơi đau chân nhưng sau đó bàn chân được các viên đá làm cho mát lạnh, rất thoải mái.
Quyết định xây dựng khu K9 này thể hiện được tầm nhìn chiến lược của Hồ Chủ Tịch, tính cẩn thận đến từng chi tiết của Người cũng được thể hiện. Bác luôn tìm phương pháp làm việc hiệu quả nhưng tiết kiệm. Điển hình là “hệ thống cảnh báo” bằng đá sỏi của Bác vô cùng hiệu quả mà không tốn kém tiền của, ta chỉ cất công xuống sông Đà gánh đá sỏi về rải đường và xung quanh nhà mà thôi.
Chúng tôi cũng được tham quan những chiếc xe làm nhiệm vụ di chuyển thi hài Bác từ Hà Nội lên K9 và ngược lại, cũng như những lần sơ tán thi thể của bác khẩn cấp. Chiếc quan tài bằng kính lưu giữ thi hài Bác cũng được lưu giữ tại đây.
Từ K9 về đến Hà Nội thì đã hơn 6h chiều, đoàn chúng tôi đang đi, chỉ còn một đoạn ngắn khoảng 700m nữa là đến Nhà khách Dân Tộc thì bất ngờ bị cảnh sát giao thông ngăn lại phạt không cho vào trung tâm thành phố. (vì theo luật là như vậy). Tôi nghe nói là bên công ty Đất Việt phải nộp 1 triệu đồng tiền phạt cho hai xe mới có thể đi được.
Chúng tôi ăn cơm tại Nhà khách Dân Tộc, 30 phút sau khi ăn thì diễn ra buổi lễ tổng kết chuyến đi thực tập 14 ngày 13 đêm (cả đi lẫn về) của chúng tôi. Thầy nhấn mạnh rằng tuy trong suốt chuyến đi vẫn có xảy ra một số sự cố nhưng chuyến đi thực tập của chúng tôi đã thành công tốt đẹp. Về điểm này thì chúng tôi đồng ý với nhận xét của thầy. Chương trình giao lưu văn nghệ diễn ra nhanh chóng, sau đó thầy phát tiền lì xì Tết cho chúng tôi, mỗi đứa được 20 ngàn đồng. Số tiền không lớn nhưng đầy ý nghĩa. Những bạn có điểm xuống từ Phú Yên trở ra cũng được nhận lại tiền thừa từ công ty Đất Việt.
Để cảm ơn quý thầy cô và các anh bên công ty Đất Việt cũng như các bác tài đã giúp chúng tôi thực hiện thành công chuyến đi. Lớp quyết định tặng cho mỗi người một tấm hình tập thể được chụp tại Lăng Bác để làm kỷ niệm.
8h tối chúng tôi về đến khách sạn, mỗi thành viên trong lớp đóng 20 ngàn để tổ chức bữa tiệc liên hoan chia tay cuối năm các bạn trong lớp ngay tại khách sạn. Buổi tiệc diễn ra lúc 10h trong không khí hết sức vui vẻ và tràn đầy lời chúc từ các bạn. Các thầy cô sau đó cũng đến chung vui với chúng tôi. Nhưng rất tiếc đến 11h buổi tiệc phải kết thúc do ảnh hưởng đến các vị khách khác tại nhà khách. Chuyến đi thực tập xuyên Việt của chúng tôi đến hôm nay là kết thúc. Ngày mai, những ai xuống tại Hà Nội thì ở lại trả phòng sau, còn những bạn đăng ký điểm xuống từ Ninh Bình trở vào thì 4h sáng hôm sau tiếp tục lên xe để trở về nhà.
thethanh
thethanh
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 408
Points : 5780
Reputation : 12
Join date : 24/11/2009
Age : 36
Đến từ : Đất Võ

Về Đầu Trang Go down

NHẬT KÝ THỰC TẬP Empty Re: NHẬT KÝ THỰC TẬP

Bài gửi  thethanh Thu Mar 04, 2010 9:24 am

THAY LỜI KẾT
Chuyến đi thực tập của chúng tôi đã thành công, kết thúc tốt đẹp, không có rắc rối gì lớn xảy ra. Thay mặt lớp, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa, nhất là những thầy cô giáo cùng đi trong đoàn lời cảm ơn chân thành nhất. Cảm ơn các thầy cô đã giúp chúng tôi có một chuyến đi thực tế đầy, bổ ích, ý nghĩa và thu được nhiều kiến thức thực tế mà cả đời nếu không đi thì chúng tôi không thể cảm nhận được. Chắc chắn những kỷ niệm trong chuyến đi này sẽ theo chúng tôi trong suốt hành trình còn lại của cuộc đời. Sau này nếu chúng tôi có dịp quay lại những địa điểm mà mình đã đi qua trong chuyến thực tập này thì cảm giác sẽ không bao giờ có được như trong chuyến đi này.
Nhờ có chuyến đi này mà tôi cảm nhận được nhứng khó khăn, vất và và cả những mất mát mà thế hệ cha ông đã trải qua để mở đường Trường Sơn cứu nước. con đường Trường Sơn hôm nay đã được nhà nước cho trải nhựa, mở rộng thành quốc lộ 1B, hay còn gọi là đường Hồ Chí Minh. Chúng tôi đi trên con đường Trường Sơn đã được trải nhựa ấy mà vẫn còn rất vất vả để vượt qua. Phải tận mắt chứng kiến những hiểm nguy dù là 1/1.000.000 của thế hệ đi trước phải đối mặt thì chúng tôi mới cảm nhận được lý tưởng lớn lao mà họ đã quên mình để chiến đấu giành giật nó từ tay kẻ thù. Đó là Độc lập dân tộc.
Thật cảm động biết bao khi đến mỗi cung đường, mỗi địa điểm chúng tôi đều nghe được những câu chuyện, những tấm gương hy sinh anh dũng để bảo vệ sự thông suốt cho tuyến đường máu lửa này. Thậm chí có những người hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình để bảo vệ những đoàn xe tiến vào Nam. Mỗi mét đất trên con đường Trường Sơn đếu thấm đẫm mồ hôi, xương máu và nước mắt của những chiến sĩ thanh niên xung phong. Có những chuyến đi như thế này thì chúng tôi mới hiểu được vì sao lại gọi đường Trường Sơn là con đường “huyền thoại”.
Không chỉ riêng đường Trường Sơn mà mỗi khi đến một địa điểm nào đó chúng tôi đã thu thập cho minh nhiều kiến thức bổ ích, tự mình trải nghiệm, kiểm chứng và đối chiếu với những gì mình đã học trên ghế nhà trường. Những trải nghiệm, những nhận xét cá nhân của tôi mỗi khi đến một nơi nào đó cũng đã được ghi trong cuốn nhật ký này.
Chúng tôi cũng chân thành cảm ơn các anh hướng dẫn viên và tài xế bên công ty Đất Việt đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong suốt chuyến hành trình. Các bác tài đưa đến cho chúng tôi cảm giác an toàn mỗi khi xe lăn bánh, các anh dã cố gắng giữ an toàn tuyện đối cho đoàn thực tập của chúng tôi.
Anh Cường, anh “Bao Công”, bạn Sơn là những người chăm lo cho chúng tôi suốt chuyến đi thực tập, các anh luôn là những người phục vụ cho chúng tôi chu đáo, tận tình nhất. Những tiếng cười sảng khoái, những kiến thức bổ ích thu nhặt được của chúng tôi đều do óc hài hước và trí thông minh của các anh tạo ra. Các anh đã giúp chúng tôi thấy quãng thời gian di chuyển trên xe ngắn lại với các trò chơi hài hước, dí dỏm. Xin cảm ơn các anh bên công ty Đất Việt vì đã mang lại cho chúng tôi một hành trình lý thú.
Ý kiến cá nhân về chương trình thực tập.
Những thành công trong chuyến đi thực tập đã được phản ánh khá đầy đủ trong buổi tổng kết của thầy Thuận, và cũng thể hiện phần nào trong cuốn nhật ký này. Tuy nhiên, không có gì là hoàn hảo cả, trong chuyến đi này vẫn còn một số vấn đề tồn đọng chúng ta nên rút kinh nghiệm để những chuyến đi sau được hoàn thiện hơn.
Với vị trí là một thành viên trong đoàn thực tập, là một người nắm khá rõ tình hình nội bộ của lớp cũng như là cầu nối đề đạt nguyện vọng của các bạn sinh viên trong lớp đến với thầy cô, tôi thấy trong chuyến đi thực tập lần này còn tồn đọng một số vấn đề sau:
Về đề tài thu hoạch sau chuyến đi thực tập: Trước chuyến đi thực tập, khoa có giao cho chúng tôi những đề tài thực tập, sau đó chia nhóm để chọn đề tài làm báo cáo thu hoạch sau chuyến đi. Việc làm này có ưu điểm là giúp sinh viên định hướng được hướng đề tài mình cần làm để tập trung chuẩn bị tốt cho bài báo cáo. Thế nhưng, cách làm này không được sự ủng hộ của đa số các bạn sinh viên trong lớp. Theo ý kiến của riêng tôi, khoa chỉ nên cho những hướng đề tài mang tính mở chứ không nên đóng khung trong 36 đề tài đã cho. Chủ yếu yêu cầu cảm nhận của các bạn sau chuyến đi về hướng đề tài đó, những điều sinh viên tâm đắc, những vấn đề nào có ý nghĩa đối với sinh viên…. Như thế mới nắm bắt được những suy nghĩ của sinh viên về chuyến đi.
Về đề tài nhật ký của chuyến thực tập, tất cả chúng tôi đều đồng ý nên có một đề tài ghi lại những điều mà đoàn đã trải qua trong suốt chuyến đi. Vấn đề lại nằm ở chỗ thời gian đưa ra quyết định làm đề tài này. Sắp kết thúc chuyến đi thực tập thì chúng tôi mới nhận được thông báo là phải làm một đề tài về nhật ký thực tập. kết thúc chuyến đi rồi thì làm sao mà viết nhật ký chính xác được nữa. Vì vậy mà đề tài này khi đưa ra không ai muốn nhận nó cả. Nếu khoa đưa ra đề tài trước chuyến đi thì sẽ có rất nhiều nhóm tranh nhau làm đề tài này vì nó thiết thực với mỗi chúng ta.
Về các thầy cô hướng dẫn sinh viên đi thực tập: Trong suốt chuyến đi, tôi liên tục được các bạn sinh viên phản ánh các thầy cô chưa thực sự thân thiện, hòa đồng với sinh viên. Vấn đề này tôi cũng có phản ánh với thầy Trần Thuận trong bữa ăn sáng tại thị trấn Khâm Đức, thầy có hứa là nói lại với các thầy cô giáo khác trong đoàn nhưng có vẻ như tình hình không được cải thiện cho lắm trong suốt chuyến đi.
Giữa các thầy cô và sinh viên vẫn có một khoảng cách về tuổi tác và địa vị, nhưng không lẽ vì khoảng cách ấy mà giữa sinh viên và giảng viên không thể hòa đồng lẫn nhau? Nhất là trong bối cảnh hơn 10 ngày đi cùng xe, ăn cùng nhà hàng, ngủ cùng khách sạn với nhau. Vậy thì nguyên nhân do đâu để cho sinh viên và giảng viên có một khoảng cách quá lớn đến như vậy?
Trên xe, giảng viên không nên ngồi một chỗ cố định. Giảng viên là những người dẫn dắt các bạn sinh viên trong chuyến đi, họ là chỗ dựa tinh thần cho các bạn khi các bạn cần đến sự giúp đỡ. Giảng viên phải thay đổi chỗ ngồi liên tục để ngồi chung hàng ghế với các bạn sinh viên. Có như vậy mới trò chuyện, hiểu được tâm tư, những ai có sức khỏe yếu để thể hiện sự quan tâm của mình đối với sinh viên. Đằng này giảng viên thì ngồi hàng ghế đầu, sinh viên ngồi những hàng ghế sau, có chuyện gì xảy ra với các bạn sinh viên ở sau thì giảng viên làm sao nắm bắt được.
Trong các bữa ăn, theo tôi giảng viên không nên ngồi chung một bàn, mà phải chia ra mỗi thầy cô ngồi một bàn với sinh viên thì các bạn sẽ không cảm thấy ngại khi ngồi chung bàn với các thầy cô. Chính vì các thầy cô ăn riêng một bàn nên khi bảo các bạn ngồi chung bàn với thầy cô các bạn đều ngại, vì ăn chung bàn với thầy cô không biết phải nói gì và không được tự nhiên trong ứng xử.
Tôi nghĩ nếu làm được những điều như trên thì sau chuyến đi, tình cảm thầy trò sẽ càng khắng khít hơn. Các bạn sinh viên cũng không cho rằng thầy cô không thân thiện với sinh viên được nữa.
Về việc giúp đỡ các bạn khó khăn đi thực tập.
Trong một lớp học chắc chắn sẽ có những bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Đối với những bạn đó, việc kiếm đủ số tiền cho một chuyến thực tập quả là điều quá sức. Thậm chí có những bạn đành phải ở nhà vì không lo đủ tiền cho chuyến đi thực tập.
Quan tâm giúp đỡ những bạn khó khăn trong chuyến đi thực tập là điều nên làm. Tôi nghĩ Khoa nên lập một quỹ ủng hộ các bạn sinh viên khó khăn, không có tiền đi thực tập. Số tiền ủng hộ không nhất thiết phải toàn bộ kinh phí mà chỉ cần vài trăn ngàn đến một triệu đồng một người là được. Tôi nghĩ rằng việc lập ra một quỹ khoảng 2 đến 3 triệu đồng để giúp các bạn sinh viên khó khăn khi đi thực tập là điều có thể làm được.
Trong chuyến đi vừa rồi, lớp tôi có hai bạn khó khăn cần giúp đỡ. Một trường hợp có trình bày với thầy Thuận xin khoa hỗ trợ cho bạn vài trăm ngàn, cùng với số tiền ủng hộ của lớp để bạn có thể yên tâm đi thực tập, nhưng cuối cùng không được sự hỗ trợ của Khoa. Còn trường hợp của bạn Nguyễn Xuân Văn thì không có tiền đóng phí cho chuyến đi, có nguy cơ nghỉ ở nhà nên một bạn trong lớp đã đi mượn tiền của bạn bè đóng phí giúp bạn Văn. Tôi có hứa với Văn trong chuyến đi tôi sẽ cố gắng vận động thầy cô ủng hộ cho bạn để bạn có đủ tiền trả nợ. Nhưng cuối cùng tôi không thể thực hiện được lời hứa của mình. Còn Văn thì vẫn còn một khoảng nợ lớn chưa trả được, kéo theo món nợ của bạn đã cho Văn mượn tiền nữa.
Những ý kiến trên đây là những ý kiến chân thành của tôi và tập thể lớp Lịch sử Việt Nam K32 nhằm mục đích rút ra những bài học kinh nghiệm cho những chuyến thực tập sau của Khoa. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã theo dõi những ý kiến của chúng tôi.
thethanh
thethanh
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 408
Points : 5780
Reputation : 12
Join date : 24/11/2009
Age : 36
Đến từ : Đất Võ

Về Đầu Trang Go down

NHẬT KÝ THỰC TẬP Empty Re: NHẬT KÝ THỰC TẬP

Bài gửi  dtthanhnha Thu Mar 04, 2010 8:33 pm

Mới đọc ngày 1 thôi Thạnh ơi, nhưng phần hay nhất là đêm hội cồng chiêng thì Thạnh mô tả sơ sơ quá. Hay tại lúc đó bận ngắm cô gái dân tộc rót rượu cần nên không để ý chi hết?
d
dtthanhnha
dtthanhnha
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 275
Points : 5627
Reputation : 4
Join date : 12/11/2009
Age : 35
Đến từ : Nhà hát của những giấc mơ!

http://vn.360plus.yahoo.com/donghocat2471988

Về Đầu Trang Go down

NHẬT KÝ THỰC TẬP Empty Re: NHẬT KÝ THỰC TẬP

Bài gửi  thethanh Fri Mar 05, 2010 8:29 am

Có lẽ là thế, kaka. Nhưng bữa đó hình như mình bị say rượu Cần thì đúng hơn. hè hè geg geg
thethanh
thethanh
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 408
Points : 5780
Reputation : 12
Join date : 24/11/2009
Age : 36
Đến từ : Đất Võ

Về Đầu Trang Go down

NHẬT KÝ THỰC TẬP Empty Re: NHẬT KÝ THỰC TẬP

Bài gửi  lệ viên Fri Mar 05, 2010 11:47 am

Gà viết tốt quá! nói rất thật mà cũng cay nữa. he he... y y kỳ này chắc điểm 10 đó nha. hr hr
lệ viên
lệ viên
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 384
Points : 5847
Reputation : 4
Join date : 11/11/2009
Age : 35
Đến từ : Xứ Dừa

Về Đầu Trang Go down

NHẬT KÝ THỰC TẬP Empty Re: NHẬT KÝ THỰC TẬP

Bài gửi  thethanh Fri Mar 05, 2010 5:48 pm

Ê sao đổi tên gì mà kỳ cục vậy mày, mới nhìn vào tưởng cô nào vào tám chuyện với tao chứ. Ý ngĩa của tên mới thế nào thế? Lệ Viên có nghĩa là "nước mắt bị đóng thành cục" hả? kaka hr jrt htdf htdf
thethanh
thethanh
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 408
Points : 5780
Reputation : 12
Join date : 24/11/2009
Age : 36
Đến từ : Đất Võ

Về Đầu Trang Go down

NHẬT KÝ THỰC TẬP Empty Re: NHẬT KÝ THỰC TẬP

Bài gửi  dtthanhnha Fri Mar 05, 2010 10:24 pm

duongtiensinh đã viết:Thật tội cho bạn Long, sau lần gặp “tai nạn” sáng hôm qua, bạn không dám ăn món này nữa, đành phải nhịn đói buổi sáng.
Ê ê, chỉ không dám ăn thôi chứ không có nhịn đói nhe Thạnh! Nói vậy mấy bạn tội nghiệp tui chết!
dtthanhnha
dtthanhnha
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 275
Points : 5627
Reputation : 4
Join date : 12/11/2009
Age : 35
Đến từ : Nhà hát của những giấc mơ!

http://vn.360plus.yahoo.com/donghocat2471988

Về Đầu Trang Go down

NHẬT KÝ THỰC TẬP Empty GÓP Ý VỀ NHẬT KÍ THỰC TẬP

Bài gửi  huynhgiao Sat Mar 06, 2010 8:42 am

he he... Bạn Thạnh ơi cần coi lại lúc mình đi thăm thành cổ Quảng Trị là buổi chiều tà mà, tức chiều ngày thứ 4 của hành trình đó. Thạnh bám quá nhiều vào giấy dự kiến lịch đi mà quên mình đi thấp hương ở Quảng Trị vào lúc "âm khí nặng lắm" Laughing Smile Smile Evil or Very Mad . Thạnh coi lại thử xem
huynhgiao
huynhgiao
Thường dân
Thường dân

Tổng số bài gửi : 11
Points : 5296
Reputation : 2
Join date : 16/11/2009

Về Đầu Trang Go down

NHẬT KÝ THỰC TẬP Empty Re: NHẬT KÝ THỰC TẬP

Bài gửi  thethanh Sat Mar 06, 2010 9:21 am

Không phải là buổi chiều đâu Giao ơi, vì buổi chiều chúng ta từ Lao Bảo đến nghĩa Trang Trường Sơn rồi. Mà nghĩa trang này nằm bên sông Bến Hải, giáp ranh với Quảng Bình. Trong khi đó Thành cổ Quảng Trị nằm ở Thị xã Quảng Trị, gần Thị xã Đông Hà nơi mình nghỉ đêm đó. Còn âm khí âm u thì là buổi sáng hôm đó trời nhiều mây. Giao không nhớ là trời miền Trung mấy hôm đó đều có mưa sao?
Mình nói thế không biết bạn nào có ý kiến khác không?
thethanh
thethanh
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 408
Points : 5780
Reputation : 12
Join date : 24/11/2009
Age : 36
Đến từ : Đất Võ

Về Đầu Trang Go down

NHẬT KÝ THỰC TẬP Empty Re: NHẬT KÝ THỰC TẬP

Bài gửi  hoainhi-epro Sat Mar 06, 2010 5:53 pm

là buổi chiều mà ông coi lại đi. ông mà cho là buổi sáng thì coi chừng cho ông out bài thực tập này à nghen.
chiều mình từ Huế về La Vang rồi sang thành cổ mà, chỗ đo là thị xã Quãng Trị chưa tơi Đông Hà đâu. hihi, người thù dai nhơ lâu như tui thì không thể nhầm. cảm ơn bạn Giao đã nhăc nhơ đi nghen ông Twisted Evil
hoainhi-epro
hoainhi-epro
Thường dân
Thường dân

Tổng số bài gửi : 14
Points : 5301
Reputation : 0
Join date : 16/11/2009
Age : 36
Đến từ : phu yen

Về Đầu Trang Go down

NHẬT KÝ THỰC TẬP Empty Re: NHẬT KÝ THỰC TẬP

Bài gửi  KimNuong2510 Sat Mar 06, 2010 9:36 pm

Hai người đẹp đã nhắc nhở thì ông nhớ kĩ lại đi. T cũng nhớ đó là buổi chiều chứ không phải buổi sáng đâu!
KimNuong2510
KimNuong2510
Chánh Tổng
Chánh Tổng

Tổng số bài gửi : 61
Points : 5350
Reputation : 1
Join date : 16/11/2009
Age : 35
Đến từ : Bến Tre

Về Đầu Trang Go down

NHẬT KÝ THỰC TẬP Empty Re: NHẬT KÝ THỰC TẬP

Bài gửi  Admin Sun Mar 07, 2010 5:41 pm

hê hê cảm ơn các người đẹp đã nhắc nhở. Sau khi diện kiến mọi người thì mình đã biết là mình sai. Sẽ cố gắng sửa trong nay mai. Chúc chị em nhà ta 8/3 vui vẻ và hạnh phúc st st
Admin
Admin
Quốc Vương
Quốc Vương

Tổng số bài gửi : 109
Points : 5450
Reputation : 4
Join date : 10/11/2009
Age : 36
Đến từ : Bình Định

https://tuhaosuviet.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

NHẬT KÝ THỰC TẬP Empty Re: NHẬT KÝ THỰC TẬP

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết