TỰ HÀO SỬ VIỆT


Join the forum, it's quick and easy

TỰ HÀO SỬ VIỆT
TỰ HÀO SỬ VIỆT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» HELLO MOI NGUOI OI
NHỮNG ĐỀ XUẤT CẢI CÁCH QUÂN SỰ TRONG TƯ TƯỞNG CANH TÂN CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ EmptyFri Dec 20, 2013 9:24 am by lệ viên

» CHIẾN CÔNG CUỐI CÙNG CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
NHỮNG ĐỀ XUẤT CẢI CÁCH QUÂN SỰ TRONG TƯ TƯỞNG CANH TÂN CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ EmptyThu Nov 07, 2013 6:44 pm by nguoihoaico

» ai da cuoi chong
NHỮNG ĐỀ XUẤT CẢI CÁCH QUÂN SỰ TRONG TƯ TƯỞNG CANH TÂN CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ EmptySat Sep 21, 2013 5:52 pm by vtruong2003

» NĂM MẠC CỬU VỀ HÀ TIÊN
NHỮNG ĐỀ XUẤT CẢI CÁCH QUÂN SỰ TRONG TƯ TƯỞNG CANH TÂN CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ EmptyThu Feb 28, 2013 8:59 am by anhoa

» thông tin của lớp
NHỮNG ĐỀ XUẤT CẢI CÁCH QUÂN SỰ TRONG TƯ TƯỞNG CANH TÂN CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ EmptySun Jan 27, 2013 9:49 pm by Vũ Ngọc

» forum bị lãng quên
NHỮNG ĐỀ XUẤT CẢI CÁCH QUÂN SỰ TRONG TƯ TƯỞNG CANH TÂN CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ EmptyWed Dec 05, 2012 11:15 am by Vũ Ngọc

» ẢNH CƯỚI NGỌC BÍCH
NHỮNG ĐỀ XUẤT CẢI CÁCH QUÂN SỰ TRONG TƯ TƯỞNG CANH TÂN CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ EmptyMon May 21, 2012 7:33 pm by haflee

» ngày mai trong đám xuân xanh ấy có kẻ theo chong bỏ cuộc chơi
NHỮNG ĐỀ XUẤT CẢI CÁCH QUÂN SỰ TRONG TƯ TƯỞNG CANH TÂN CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ EmptyWed May 16, 2012 3:12 pm by traitimphale

» một hành trang - một ước mơ
NHỮNG ĐỀ XUẤT CẢI CÁCH QUÂN SỰ TRONG TƯ TƯỞNG CANH TÂN CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ EmptyMon Apr 02, 2012 7:46 pm by thanglonghoaico1010

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 64 người, vào ngày Fri Feb 02, 2024 2:31 am
March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar


NHỮNG ĐỀ XUẤT CẢI CÁCH QUÂN SỰ TRONG TƯ TƯỞNG CANH TÂN CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ

2 posters

Go down

NHỮNG ĐỀ XUẤT CẢI CÁCH QUÂN SỰ TRONG TƯ TƯỞNG CANH TÂN CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ Empty NHỮNG ĐỀ XUẤT CẢI CÁCH QUÂN SỰ TRONG TƯ TƯỞNG CANH TÂN CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ

Bài gửi  nguoihoaico Thu Mar 25, 2010 4:59 pm

NHỮNG ĐỀ XUẤT CẢI CÁCH QUÂN SỰ TRONG TƯ TƯỞNG CANH TÂN CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ

Vào nửa cuối thế kỷ XIX, xã hội Việt Nam lâm vào tình trạng bế tắc, khủng hoảng mà nguyên nhân chủ yếu là do thái độ bảo thủ, trì trệ của vua quan nhà Nguyễn. Trong khi đó nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây ngày càng hiện rõ, đe dọa nghiêm trọng nền độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Trước bối cảnh như vậy, những người yêu nước và thức thời không thể có thái độ bàng quan, không thể đứng ngoài cuộc; họ đã lên tiếng đề xuất với triều đình nhiều phương án đổi mới, những việc làm cấp bách, những phương kế để ổn định xã hội, làm cho nước giàu, dân mạnh. Tất cả đã hình thành nên trào lưu canh tân với các gương mặt tiêu biểu như: Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạch…Trong đó, Nguyễn Trường Tộ (1830-1871) là nhân vật đặc biệt nhất với những đề xuất táo bạo có tính khái quát cao trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thể hiện một tầm nhìn sâu rộng, tư tưởng kiệt xuất. Nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá rằng nếu những chương trình canh tân của Nguyễn Trường Tộ được thực hiện thì Việt Nam không những thoát khỏi cảnh bị thực dân đô hộ mà còn trở thành một cường quốc từ đầu thế kỷ XX. Tiếc rằng những ý tưởng, hoài bão lớn lao cũng như các đề xuất cải cách mà ông đưa ra không được thực hiện.
Tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ bao quát trên mọi lĩnh vực, nó được chứng minh qua 58 bản điều trần mà ông gửi lên triều đình nhà Nguyễn trong vòng 8 năm, từ 1863 cho đến khi ông qua đời năm 1871. Tất cả được đúc kết từ việc tìm hiểu kinh nghiệm của nước ngoài cũng như học hỏi kiến thức hiện đại rồi vạch ra chương trình canh tân bao quát nhất, tâm huyết nhất. Một trong các phương án cải cách, Nguyễn Trường Tộ rất chú trọng đến vấn đề cải cách quân sự, đặc biệt là trong hoàn cảnh thực dân Pháp đã nổ súng tấn công vào Đà Nẵng năm 1858, mở đầu hoạt động chiến tranh xâm lược nước ta. Ngoài các kế sách nhằm tăng cường khả năng phòng thủ đất nước được trình bày rải rác trong các bản điều trần, Nguyễn Trường Tộ còn soạn thảo 7 văn bản riêng về lĩnh vực quân sự, thậm chí rất tỉ mỉ, chi tiết như kế hoạch thu hồi 6 tỉnh Nam Kỳ, kế hoạch đánh úp thành Gia Định…Trong Tế cấp bát điều (8 việc cần làm cấp bách) viết năm 1867, ông nêu nên việc hàng đầu là phải “gấp rút sửa đổi việc võ bị”. Về cơ bản, các đề xuất cải cách quân sự của Nguyễn Trường Tộ được thể hiện trên các mặt sau:
• Nhận thức đúng vai trò của quân sự: Nói đến quân sự là nói đến việc binh, võ bị; một yếu tố quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, đây là lực lượng giữ gìn ổn định, bảo vệ đất nước, trấn áp các hoạt động chống đối, nội loạn. Theo Nguyễn Trường Tộ, “một quốc gia hữu sự, nếu không có vũ lực trấn áp thì cả quốc gia, quan quyền, dân thú, luật lệ, chính sự, pháp độ đều phải giao vào tay quân địch”. Vì thế “nếu nước ta không gấp rút sửa đổi theo mới, để cho võ bị càng suy, nhân tâm càng yếu thì lấy gì chống giặc, bảo vệ nhân dân”.
• Coi trọng quân sự: Nguyễn Trường Tộ phê phán mạnh mẽ tư tưởng “trọng văn khinh võ” bằng việc nêu ra hình ảnh: “văn ví như cái áo đẹp, võ như cái thức ăn để tẩm bổ khí huyết cường tráng. Người mà không có khí huyết thì chết. Dẫu có áo đẹp mà không tu bổ khí huyết cũng là vô dụng”.
• Xây dựng học thuyết quân sự, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới: Theo Nguyễn Trường Tộ phải thay đổi vì: “Thời đại nào có chế độ ấy. Con người sinh ra vào thời đại nào thì cũng chỉ đủ làm công việc của thời đại ấy mà thôi. Vậy thì người sinh ra vào thời xưa làm xong công việc của thời xưa, rồi dần dần thế đổi dời, làm sao có thể mỗi ôm giữ phép xưa mãi được”, “phép chiến đấu xưa nay khác xa nhau lắm”. Do đó “hãy đem các sách binh thư này…ra xét lại. Phàm sách nào, chỗ nào nghĩa lý không xác đáng, khí giới lỗi thời, kỹ thuật không hiệu nghiệm, địa thế không cho phép, khí hậu không hợp và tất cả những gì thi hành không kết quả phải bỏ hết, chỉ lựa chọn lấy những gì phù hợp với ngày nay, liên quan đến tình hình nước ta”. Từ việc tìm hiểu một cách cụ thể, Nguyễn Trường Tộ kết luận rằng: “Tôi đã đọc nhiều binh thư và sách vở linh tinh khác nói về binh sự thì thấy rằng chiến pháp của cổ nhân, ngày nay không còn thích dụng nữa”. Vì thế “hãy mời những người có tên tuổi, những người có kỹ xảo, biết quyền biến cùng nhau khảo cứu” để xây dựng học thuyết quân sự mới, “soạn thành sách binh thư mới và ban bố cho quan quân cùng học tập”.
• Đổi mới trang thiết bị quân sự, vũ khí chiến đấu mang tính hiện đại để có thể đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới. Sự lạc hậu về vũ khí chính là một nguyên nhân dẫn tới thất bại khi có chiến tranh, Nguyễn Trường Tộ nhận xét rất đúng: “người xưa làm cung tên để đánh giặc, sử dụng giỏi có thể thắng. Nhưng nay đem địch với đại pháo thì cung tên chỉ là trò chơi con nít mà thôi. Cho dẫu có tài bắn hay cũng khó tránh khỏi thua bại”. Muốn tránh điều đó “phải chế tạo các loại vũ khí mới lạ, có thể đối phó được với giặc, cất vào kho vũ khí để sử dụng khi cần thiết”.
• Xây dựng cơ sở quân sự, đóng giữ các nơi hiểm yếu, quan trọng vì thế trước tiên phải “xem xét thật kỹ địa hình”, sau đó xây dựng đồn lũy, nhất là “ở các cửa sông”. “Những đồn lũy mới cất ngày đêm phải có lính canh giữ cẩn mật như là khi có giặc vậy”. Nguyễn Trường Tộ còn đề xuất: “ở các cửa biển và tỉnh thành, kinh thành chỗ nào cần có tường hào thì đều xây hào ngay thẳng chỉnh tề”. Tại các nơi quan trọng, việc bố phòng, canh gác phải thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc: “Tất cả những nơi cung vua, dinh quan, kho quân sự, cổng thành, đường sá và ở những chỗ quan yếu trong thành cũng như ngoài thành cần phải phòng thủ thì không kể mưa gió, ngày đêm phải canh gác nghiêm ngặt như là đang có giặc bao vây, tấn công vậy”.
• Nâng cao trình độ học vấn của quân lính: Muốn làm được điều đó phải có một nền giáo dục tốt, chính sách giáo dục phù hợp, nếu không “phong tục sẽ ngày một bại hoại, lòng người sẽ ngày một giả dối, phù phiếm, trống rỗng”. Ông viết: “Đại phàm bản tính người ta, nếu chỉ bằng vào tư chất thông minh của mình mà không chịu học tập thì so với người tầm thường nhưng có học vấn cứ phải thua họ rất xa”.
• Nâng cao chất lượng quân lính bằng việc “chọn lấy tráng binh tuổi từ 20 trở lên, chưa có gia đình. Ngoài ra phải thải bớt lính già yếu, bớt đi một nửa lính, lấy số lương cấp gấp đôi cho tráng binh còn lại”. Phải thường xuyên rèn luyện quân sự bởi “việc võ thực là rất khó. Học khó, hành khó” cho nên “học được cái gì, đem ra tập luyện cái ấy”. “Phàm là lính hãy để cho họ chuyên luyện tập mà không sai làm việc tạp dịch khác”. Việc thường xuyên diễn tập quân sự không chỉ nâng cao kỹ năng chiến đấu mà thông qua việc “diễn tập công khai, dân chúng có thể học tập để tuyển dụng sau này”.
• Đào tạo đội ngũ tướng lĩnh giỏi, vì “tướng như tai mắt, lính như chân tay. Mắt mù, tai điếc mà điều khiển được chân tay là chuyện chưa hề có”. Việc xây dựng đội ngũ tướng lĩnh tập chung vào chất lượng chứ không thiên về số lượng, bởi “quan võ có tài, dù nhiều việc cũng thừa thì giờ giải quyết, còn bất tài thì chính bản thân cũng không sắp xếp được, nói gì đến quản lý, điều khiển người khác. Cho nên phải thận trọng lựa chọn quan giỏi và thải bớt quan dở”, đồng thời “ thường kỳ phải khảo hạch kiến thức võ quan”.
• Coi trọng kỷ luật quân đội, tạo tính nghiêm minh, thống nhất, do đó khi “có ra lệnh cho cấp dưới thì đó cũng là bổn phận cấp dưới phải làm, mà làm cũng dễ” và “bởi vì điều cần yếu là binh lính phải một lòng tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh, chứ không cần nhiều sĩ quan kiềm chế họ”.
• Có chính sách đãi ngộ quân đội một cách xứng đáng, nếu “cho ăn không đủ no mà mong người ta không nề hà nguy hiểm, đãi lính như nô tù mà mong lính xả thân, coi nhẹ cái chết thì sao được”. Nguyễn Trường Tộ chỉ ra kinh nghiệm của nước ngoài khi cho biết “các tráng binh bên Tây được ăn uống ngon lành, suốt đời hưởng lộc. Khi tại ngũ có lương dư thừa chu cấp cho cha mẹ, vợ con, anh em”, “nếu vì nước hi sinh, vợ sẽ được lãnh lương suốt đời”. Còn các tướng lĩnh, “quan võ nếu lập công với quốc gia thì được thăng cấp, hưởng mãi số lương theo cấp đó…”.
• Tạo dựng mối quan hệ tốt giữa binh lính và tướng lĩnh. Nguyễn Trường Tộ phản đối thái độ coi thường người lính, “không nên bắt lính hầu hạ quan”, “không được sỉ nhục, ngược đãi binh lính”. Cần phải có sự đoàn kết, gắn bó vì “lính với cai đội, cai đội với tướng cũng như ngón tay với bàn tay, bàn tay với cánh tay, cánh tay với thân thể, có hòa hợp với nhau thì mới vận động được”. Do đó “binh lính có vui vẻ, hăng hái hay không là do lúc bình thường ta có tạo được tình cảm gắn bó ân nghĩa với nhau hay không”, “khi ra trận, khi gặp khó khăn thì quan và lính mới cùng chia sẻ vui buồn, dựa vào nhau”. Nếu không có sự đoàn kết, gắn bó thì “binh sĩ không có tinh thần chiến đấu, dù có phương pháp hay cũng trở thành bánh vẽ”, vì thế “không sợ giặc ngang tàng mà sợ lòng người rời rạc, lòng người rời rạc thì dù có thành trì bằng kim loại, có ao nước sôi cũng phải bỏ chạy. Ai ở đó mà chịu chết cho”.
• Học tập, tiếp thu những ưu điểm trong nghệ thuật quân sự của nước ngoài bằng cách “rước những người phương Tây giỏi về quân sự...phối hợp với võ quan ta để luyện tập cho quân sĩ mỗi ngày…”, hoặc “nên mời quan Tây giỏi võ bị để dạy cho quan ta”. “Ngoài ra cũng phải mua các sách binh pháp thủy bộ của phương Tây dịch ra để mà tham khảo học tập”.
• Coi trọng hoạt động tình báo vì “ta không thấu hiểu được tình hình thiên hạ, không hiểu rõ thời cơ của ta, của địch hư thực như thế nào, thành kiến thật kiên cố, không thể phá được”. Hoạt động tình báo rất quan trọng, “cài người của mình vào hàng ngũ địch để tìm hiểu tình hình của địch”, phải “lập mưu khéo léo ngăn chặn họ”, “tự mình phải hiểu rõ thế mạnh của ta, của người, nắm cho được cơ hội giao thiệp qua lại, từ đó để quyết định cho phù hợp…Đó là việc khó nhất trong các việc khó”. Tại những vùng địch kiểm soát ta phải “ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng ngay trong địa bàn của địch, bí mật kết hợp với người sở tại để đánh úp địch”.
Có thể nói đề xuất cải cách quân sự là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của chương trình canh tân đất nước mà Nguyễn Trường Tộ gửi lên triều đình nhà Nguyễn. Với bổn phận và trách nhiệm của một người dân đối với đất nước, Nguyễn Trường Tộ mong muốn đóng góp một phần trí lực vào sự giàu mạnh, cường thịnh của dân tộc, của đất nước. Ông bộc bạch rằng: “Tôi mặc dầu tài có kém nhưng quả tim có thừa, không có phận nhưng có chí cho nên tai nghe, mắt thấy được gì, nó thúc giục như làm được việc lớn lao vậy. Tôi quyết không vì thế mà nản chí, thay lòng”.
Tiếc rằng những đề xuất cải cách của ông cũng như của các nhân vật thức thời, tiến bộ khác đã không được triều Nguyễn chấp nhận; kết cục dẫn tới bi kịch “nước mất, nhà tan”, dân tộc ta phải chịu xích xiềng nô lệ gần 100 năm. Ngày nay, khi mở lại trang sử cũ, “ôn cố tri tân”, chúng ta không chỉ kinh ngạc và khâm phục tài năng của Nguyễn Trường Tộ mà còn thấy được rằng dù thời gian đã trôi qua nhưng những bài học, tầm nhìn sâu rộng của ông thể hiện trong từng kế sách còn nguyên giá trị cho cả hiện tại và tương lai.
nguoihoaico
nguoihoaico
Tri Huyện
Tri Huyện

Tổng số bài gửi : 162
Points : 5724
Reputation : 3
Join date : 14/11/2009
Age : 38
Đến từ : LONG AN

Về Đầu Trang Go down

NHỮNG ĐỀ XUẤT CẢI CÁCH QUÂN SỰ TRONG TƯ TƯỞNG CANH TÂN CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ Empty Re: NHỮNG ĐỀ XUẤT CẢI CÁCH QUÂN SỰ TRONG TƯ TƯỞNG CANH TÂN CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ

Bài gửi  lệ viên Tue Mar 30, 2010 2:08 pm

khẳng định việc không thực thi những đìêu trần của NGuỹên Trường Tộ là nguyên nhân dẫn đến việc mất nước cả 100 năm, thiết nghĩ không được thoả đáng! Bởi vì việc đất nước ta rơi vào tay Pháp bởi nhiều nguyên nhân. Ngộ cho rằng những đìêu trần của Nguyễn Trường Tộ khả dĩ có nhiều điểm tích cực. TUy nhiên nó không thể cái trọng yếu để có thể làm thay đổi cả một đất nước, một dân tộc, một lịch sử đã trãi qua. Chưa kể những điều trần của ông rõ ràng còn nhiều điểm chưa thoả đáng. Chẳng trách vua Nguyễn không thi hành...v.v..
lệ viên
lệ viên
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 384
Points : 5812
Reputation : 4
Join date : 11/11/2009
Age : 35
Đến từ : Xứ Dừa

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết