TỰ HÀO SỬ VIỆT


Join the forum, it's quick and easy

TỰ HÀO SỬ VIỆT
TỰ HÀO SỬ VIỆT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» HELLO MOI NGUOI OI
VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI LẦN BẢO VỆ THỦ ĐÔ-KỲ II EmptyFri Dec 20, 2013 9:24 am by lệ viên

» CHIẾN CÔNG CUỐI CÙNG CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI LẦN BẢO VỆ THỦ ĐÔ-KỲ II EmptyThu Nov 07, 2013 6:44 pm by nguoihoaico

» ai da cuoi chong
VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI LẦN BẢO VỆ THỦ ĐÔ-KỲ II EmptySat Sep 21, 2013 5:52 pm by vtruong2003

» NĂM MẠC CỬU VỀ HÀ TIÊN
VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI LẦN BẢO VỆ THỦ ĐÔ-KỲ II EmptyThu Feb 28, 2013 8:59 am by anhoa

» thông tin của lớp
VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI LẦN BẢO VỆ THỦ ĐÔ-KỲ II EmptySun Jan 27, 2013 9:49 pm by Vũ Ngọc

» forum bị lãng quên
VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI LẦN BẢO VỆ THỦ ĐÔ-KỲ II EmptyWed Dec 05, 2012 11:15 am by Vũ Ngọc

» ẢNH CƯỚI NGỌC BÍCH
VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI LẦN BẢO VỆ THỦ ĐÔ-KỲ II EmptyMon May 21, 2012 7:33 pm by haflee

» ngày mai trong đám xuân xanh ấy có kẻ theo chong bỏ cuộc chơi
VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI LẦN BẢO VỆ THỦ ĐÔ-KỲ II EmptyWed May 16, 2012 3:12 pm by traitimphale

» một hành trang - một ước mơ
VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI LẦN BẢO VỆ THỦ ĐÔ-KỲ II EmptyMon Apr 02, 2012 7:46 pm by thanglonghoaico1010

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Thống Kê
Hiện có 4 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 4 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 64 người, vào ngày Fri Feb 02, 2024 2:31 am
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar


VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI LẦN BẢO VỆ THỦ ĐÔ-KỲ II

Go down

VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI LẦN BẢO VỆ THỦ ĐÔ-KỲ II Empty VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI LẦN BẢO VỆ THỦ ĐÔ-KỲ II

Bài gửi  nguoihoaico Sat Dec 19, 2009 7:02 pm

Kỳ II: Điều hành chiến tranh trên bầu trời

Trận đánh không quân lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam và có thể là lớn nhất trong lịch sử không chiến của không lực Hoa Kỳ là trận đại tiến công Hà Nội cuối năm 1972.
Các “con chủ bài” siêu pháo đài bay B52 và các máy bay cường kích hiện đại “cánh cụp cánh xòe” F111 ồ ạt tiến công liên tục bầu trời Hà Nội và quanh Hà Nội.
Cuộc đại tiến công của không quân Mỹ diễn ra đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự đoán trong một buổi tối Người trực tiếp gặp riêng Phó Tổng tham mưu trưởng Phùng Thế Tài.
Ngay từ năm 1967, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng đã lần lượt góp ý kiến với Phó Tổng tham mưu trưởng Phùng Thế Tài về phương án tổng thể và phương án từng khu vực đánh không quân Mỹ, nhất là đánh B52, trên bầu trời Hà Nội và Hải Phòng.
Cần nhấn mạnh ở đây một điều: Tất cả các loại phương án, nhất là phương án trên bầu trời Hà Nội, đều ghi rõ yêu cầu của Bộ Chính trị do đồng chí Lê Duẩn đứng đầu và của Quân ủy Trung ương do Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đứng đầu là: trong bất cứ tình huống nào, các đơn vị Phòng không - Không quân của Hà Nội cũng phải bảo vệ tuyệt đối sự toàn vẹn của Hội trường Ba Đình và toàn bộ biệt khu Ba Đình.
Các phương án này, sau đó, khoảng cuối năm 1967, được Phó tổng tham mưu trưởng Phùng Thế Tài trình bày trước Bộ Chính trị với sự có mặt của Bác Hồ, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn, các anh Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp cùng các Ủy viên Bộ Chính trị khác.
Buổi tối cùng ngày hôm đó, Hồ Chí Minh cho gọi anh Phùng Thế Tài lên nhà sàn trong Phủ Chủ tịch gặp riêng Người về vấn đề B52. Cuối cuộc gặp, Người dự đoán: Sớm muộn thế nào Mỹ cũng sẽ đưa B52 đến đánh Hà Nội, rồi có thua mới chịu thua. Mỹ nhất định thua nhưng chỉ chịu thua sau khi thua ở đây, Thủ đô Hà Nội.
Người tiếp tục một lần nữa căn dặn anh Phùng Thế Tài phải cùng Bộ Tư lệnh quân chủng chú trọng đặc biệt nhiệm vụ tập trung lực lượng Phòng không – Không quân để đánh thắng các cuộc tiến công của máy bay chiến lược B52 và bảo vệ tuyệt đối Thủ đô Hà Nội, nhất là biệt khu Ba Đình và Hội trường Ba Đình, trong bất cứ tình huống nào.
Ngay từ những năm 1965, 1966, 1967, 1968, Bác Hồ đã nhiều lần nhắc nhở và bàn luận với anh Võ Nguyên Giáp về vấn đề bảo vệ vùng trời Thủ đô nói chung và vấn đề B 52 nói riêng.
Trước khi xảy ra trận đánh lớn nhất trên bầu trời Hà Nội, anh Võ Nguyên Giáp đã có nhiều buổi làm việc với Bộ Tổng tham mưu, với Tư lệnh và các Phó Tư lệnh quân chủng Phòng không – Không quân, đồng thời góp ý kiến về cách đánh. Ngoài ra, Tổng Tư lệnh còn trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị tại Sở chỉ huy Quân chủng.
Từ 1966 đến 1972, giữa Thành ủy, Ủy ban Nhân dân Hà Nội với các cơ quan chỉ đạo quân sự Trung ương và Hà Nội, mỗi khi cùng họp bàn về vấn đề bảo vệ Thủ đô, tất cả đều luôn luôn nhất trí phải phối hợp với nhau thật chặt chẽ và thật nhịp nhàng để bảo vệ bằng được sự toàn vẹn của biệt khu Ba Đình, nhất là của Hội trường Ba Đình. Trong giai đoạn đó, trên nóc Hội trường Ba Đình bao giờ cũng có pháo phòng không.
Thực ra, từ 1965 đến 1967, không quân Mỹ đã nhiều lần đánh phá Hà Nội và đã bị tên lửa và không quân ta bắn rơi nhiều máy bay, bắt sống nhiều phi công. Nhưng những lần đó đều diễn ra với quy mô nhỏ và trong một thời gian ngắn. Lần này, cuối 1972, khác hẳn.
Một thủ đô, với sự có mặt của mấy chục vị đại sứ các nước, bị không quân chiến lược của một siêu cường, siêu cường số 1, ngang nhiên tấn công ào ạt và liên tiếp suốt 12 ngày đêm.
Thủ đô đó chính là Hà Nội.
Cả thế giới lo ngại cho sự mất còn của Thủ đô Hà Nội. Không ít bạn bè lo lắng rằng Hà Nội sẽ tan nát dưới những trận mưa bom, Hà Nội sẽ thất thủ. Nếu Hà Nội mất thì cách mạng miền Nam sẽ bị cắt đứt nguồn chi viện vĩ đại về người, về của, về vũ khí!
Sự lo ngại ấy chân thành và chính đáng. Nhưng Hà Nội đã giáp chiến ngay tức khắc với không quân chiến lược Hoa Kỳ!
Võ Nguyên Giáp, trong Thành cổ của Thủ đô Hà Nội, trực tiếp chỉ đạo từng giờ từng phút cuộc không chiến của các đơn vị Phòng không- Không quân Hà Nội chống lại cuộc tiến công lớn nhất của không quân chiến lược siêu cường ấy!
Giữa tiếng bom vang rền từ trời cao dội xuống, giữa tiếng pháo gầm thét và tiếng tên lửa vun vút từ mặt đất phóng lên, Tổng tư lệnh, từ Thành cổ Hà Nội, nhiều lần điện đàm với Tư lệnh hoặc các phó tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân và Sư đoàn tên lửa Cận Vệ Đỏ Hà Nội.
Ông không hài lòng về việc một ai đó đã ra lệnh điều động một số tên lửa dời Thủ đô vào miền Trung làm ảnh hưởng đến sức mạnh chiến đấu của Sư đoàn tên lửa Cận Vệ Đỏ.
Trong 12 ngày đêm đó, một số lần, Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn và các nhà lãnh đạo Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, v.v... có mặt trong Thành cổ Hà Nội cùng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp theo dõi tình hình chiến đấu.
Trên thế giới xưa nay, chưa một thủ đô nào, trong vòng một thế kỷ (từ 1873 đến cuối 1972) lại bị tiến công nhiều lần như Hà Nội: Tám lần! Ba lần trước: bằng bộ binh và pháo binh (Pháp, hai lần cuối thế kỷ 19 và một lần giữa thế kỷ 20).
Năm lần sau (bốn, năm, sáu, bảy, tám): bằng không quân (Mỹ, từ cuối 1965 đến cuối 1972). Nhưng lần thứ tám, tức lần cuối cùng (cuối 1972), trận lớn nhất, Việt Nam nhanh chóng thắng lớn, không thua như hai lần cuối thế kỷ 19 và không phải tạm rút lui!
Trong trận chiến đấu 12 ngày đêm ấy, ta đã bắn rơi 81 máy bay chiến đấu trong đó có 34 “con chủ bài” pháo đài bay B52, 5 máy bay cường kích hiện đại “cánh cụp cánh xòe” F111, bắt sống 44 phi công xuất sắc của không quân Mỹ!!!.
Trong đại thắng Điện Biên Phủ bầu trời, công lao lớn nhất thuộc về các chiến sĩ Quân chủng Phòng không – Không quân, rồi đến các đơn vị dân quân – tự vệ Thủ đô và nhân dân nội ngoại thành Hà Nội. Về mặt chỉ huy, nổi bật là các Chính ủy, Tư lệnh, Phó tư lệnh, cán bộ tham mưu, v.v... các cấp từ quân chủng trở xuống! Nhưng không thể thiếu được vai trò của Tổng tư lệnh.
Trong dịp kỷ niệm 30 năm trận Điện Biên Phủ trên không (1972 - 2002), Thượng tướng Phùng Thế Tài đã nói: Đánh giá đại thắng Điện Biên Phủ trên không, chúng ta cần ghi nhận vai trò to lớn của Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, người đã nhiều năm dày công, theo đúng các chỉ thị nhìn xa trông rộng của Hồ Chí Minh, chỉ đạo Quân chủng Phòng không – Không quân từ khâu chuẩn bị cho đến khâu tác chiến.
Điện Biên Phủ bầu trời 1972, tức Điện Biên Phủ trên không 1972, làm nổi bật BỐN ý nghĩa đặc biệt:
1. Góp phần rất lớn vào việc khẳng định bản chất quyết thắng của Quân đội Nhân dân Việt Nam do Võ Nguyên Giáp chỉ đạo dưới ánh sáng đường lối chiến tranh nhân dân Hồ Chí Minh.
2. Phát triển thành quả to lớn của ba chiến dịch trong năm 1972 (chiến dịch Đắc Tô - Tân Cảnh, chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Quảng Trị), tạo ra bước ngoặt cơ bản trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Bước ngoặt đó là:
Buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri 1973 thực hiện không điều kiện việc rút hết quân Mỹ ra khỏi Nam Việt Nam; chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình không điều kiện ở Việt Nam.
Buộc Mỹ phải chấm dứt không điều kiện cuộc can thiệp quân sự kéo dài vàoViệt Nam với quy mô khổng lồ (53 vạn tướng sĩ Mỹ đổ bộ vào Việt Nam, các lực lượng chiến lược của không quân và hải quân Mỹ tham gia chiến đấu ở Việt Nam suốt nhiều năm, chi phí cho chiến tranh Việt Nam trên ba trăm tỷ đôla Mỹ, v.v…).
3. Làm cho chính quyền và quân đội Sài Gòn mất chủ, mất hẳn chỗ dựa về chính trị, quân sự, ngoại giao và kinh tế; suy yếu nhanh chóng về mọi mặt, tiến tới tiêu tan nhanh chóng ý chí chiến đấu trên lĩnh vực quân sự. Chính Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong diễn văn từ chức đã cay đắng và uất ức nói: Ngay cả 50 vạn quân Mỹ cũng còn bị Việt Cộng đánh thua thì quân đội Việt Nam Cộng hòa làm sao mà tự mình địch nổi sức mạnh vũ bão của quân đội Việt Cộng!
4. Tạo điều kiện cơ bản thuận lợi cho các lực lượng vũ trang Việt Nam, đặc biệt là các đơn vị chủ lực từ miền Bắc tiến vào miền Nam, mở những cuộc tiến công thăm dò ở miền Nam và nhanh chóng chuyển sang những cuộc đại tiến công thần tốc tiêu diệt từng phần, tiến tới tiêu diệt toàn bộ hải, lục và không quân của quân đội Sài Gòn, giành toàn thắng vào ngày 30/4/1975.
Tóm lại, không có Điện Biên Phủ trên bầu trời Hà Nội (tức Điện Biên Phủ trên không) cuối 1972 thì không thể có Hiệp định Pa-ri 1973 với những điều kiện do chúng ta đưa ra. Những điều kiện đó là: Mỹ phải rút quân toàn bộ và không điều kiện ra khỏi Việt Nam đồng thời chấm dứt hoàn toàn và không điều kiện tất cả các hình thức chiến tranh trên đất nước Việt Nam.
Đã có Hiệp định Pa-ri 1973 thì sớm muộn ắt phải có ngày “đánh cho ngụy nhào” giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước như dự đoán và chỉ thị của Hồ Chí Minh.
Vì vậy, gọi đại thắng trên bầu trời Hà Nội 1972 là Điện Biên Phủ bầu trời, Điện Biên Phủ trên không là hoàn toàn đúng và hoàn toàn chính xác.
Điện Biên Phủ bầu trời, Điện Biên Phủ trên không đã quét sạch các lực lượng viễn chinh tinh nhuệ Mỹ ra khỏi bờ cõi, quân dân ta đã thực hiện toàn thắng chỉ thị của Hồ Chí Minh: “đánh cho Mỹ cút”.
Điện Biên Phủ trên không, Điện Biên Phủ bầu trời đã chứng minh hùng hồn dự đoán thiên tài của Hồ Chí Minh: Sớm muộn thế nào Mỹ cũng đưa B52 đến đánh Hà Nội, rồi có thua thì mới chịu thua. Mỹ nhất định thua nhưng chỉ chịu thua sau khi thua ở đây, Thủ đô Hà Nội.
Hà Nội, đầu tháng 12/2007
nguoihoaico
nguoihoaico
Tri Huyện
Tri Huyện

Tổng số bài gửi : 162
Points : 5746
Reputation : 3
Join date : 14/11/2009
Age : 38
Đến từ : LONG AN

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết