TỰ HÀO SỬ VIỆT


Join the forum, it's quick and easy

TỰ HÀO SỬ VIỆT
TỰ HÀO SỬ VIỆT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» HELLO MOI NGUOI OI
Về các cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam EmptyFri Dec 20, 2013 9:24 am by lệ viên

» CHIẾN CÔNG CUỐI CÙNG CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
Về các cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam EmptyThu Nov 07, 2013 6:44 pm by nguoihoaico

» ai da cuoi chong
Về các cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam EmptySat Sep 21, 2013 5:52 pm by vtruong2003

» NĂM MẠC CỬU VỀ HÀ TIÊN
Về các cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam EmptyThu Feb 28, 2013 8:59 am by anhoa

» thông tin của lớp
Về các cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam EmptySun Jan 27, 2013 9:49 pm by Vũ Ngọc

» forum bị lãng quên
Về các cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam EmptyWed Dec 05, 2012 11:15 am by Vũ Ngọc

» ẢNH CƯỚI NGỌC BÍCH
Về các cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam EmptyMon May 21, 2012 7:33 pm by haflee

» ngày mai trong đám xuân xanh ấy có kẻ theo chong bỏ cuộc chơi
Về các cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam EmptyWed May 16, 2012 3:12 pm by traitimphale

» một hành trang - một ước mơ
Về các cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam EmptyMon Apr 02, 2012 7:46 pm by thanglonghoaico1010

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Thống Kê
Hiện có 3 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 3 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 64 người, vào ngày Fri Feb 02, 2024 2:31 am
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar


Về các cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam

4 posters

Go down

Về các cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam Empty Về các cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam

Bài gửi  lệ viên Thu Apr 01, 2010 5:08 pm

Quả thật là hơi muộn khi lập chủ đề này. Bởi vì chúng ta học chuyên đề này đã gần kết thúc. TUy nhiên để chuẩn bị cho buổi thuyết trình cuối cùng, cũng là chia tay thầy Phước( vì đây là chuyên đề cuối của thầy). Thiết nghĩ chúng ta có thể trình bày những suy nghĩ của mình về chuyên đề này trong mục này. Vừa là trao đổi , học tập, vừa là bước chuẩn bị cho buổi thuyết trình. Vì khi mọi người cùng bàn bạc thì sẽ này sinh vấn đề mới, hay những sai sót để chúng ta sửa chữa cho hoàn thiện hơn. Rất mong mọi người ủng hộ!
ht ht
lệ viên
lệ viên
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 384
Points : 5842
Reputation : 4
Join date : 11/11/2009
Age : 35
Đến từ : Xứ Dừa

Về Đầu Trang Go down

Về các cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam Empty Re: Về các cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam

Bài gửi  lệ viên Thu Apr 08, 2010 5:18 pm

Cải cách đổi mới để phát triển đất nước là xu thế tất yếu trong lịch sử. Trong lịch sử Việt Nam cũng đã có nhiều cuộc cải cách, đổi mới cả về kinh tế - xã hội, hành chính, chế độ… Để hiểu hơn về các cuộc cải cách, đổi mới trong lịch sử nhà nước phong kiến Việt Nam qua bài viết của GS Sử học Văn Tạo.
Thời điểm lịch sử thực hiện cải cách là: sau hơn một thiên niên kỷ đấu tranh chống ngoại xâm, đến những năm cuối thế kỷ IX đầu thế kỷ X, lực lượng ta cả về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa… đã mạnh hơn xưa. Bọn thống trị ngoại xâm đã suy yếu do cuộc khủng hoảng Hậu Đường và sự phản kháng mạnh mẽ của dân tộc ta gây nên. Nhân cơ hội đó, Khúc Thừa Dụ đứng lên nắm quyền tự chủ dân tộc.

Họ Khúc nắm được khâu trọng yếu là cải cách cơ cấu hành chính do bọn xâm lược dựng lên là theo phương thức “nắm từ trên xuống”, từ Tiết độ sứ đến quân lệnh”… mục đích là để đàn áp, bóc lột. Nay họ Khúc thay cơ cấu hành chính “nắm từ dưới lên”, nắm từ cơ sở cấp “xã” và trên thì thay chế độ “quận, huyện, hương” của nhà Đường bằng cơ chế mới.

Giao châu trước kia chia thành quận, huyện. Dưới huyện là hương và xã. Hương có đại hương (từ 160 đến 540 hộ), tiểu hương (từ 70 đến 150 hộ).

Xã có đại xã (40 đến 60 hộ), tiểu xã (10 đến 30 hộ). Nhưng bọn thống trị chưa bao giờ với tay được đến xã và không đặt được chức xã quan. Họ Khúc đã đặt ra các chức “chánh lệnh trưởng” và “tá lệnh trưởng” tức các xã quan để trông coi các xã…

Trên xã là “hương” (có 159 hương) thì Khúc Hạo đã đổi “hương” thành “giáp”, đặt thêm 150 giáp. Tổng số thành 314 giáp. “Mỗi giáp có gồm khoảng gần 10 “xã”. Lại “định ra hộ tịch”, “lập sổ hộ khẩu, kê rõ họ tên, quê quán” nhằm nắm vững dân số và thông hiểu dân tình, điều mà đô hộ nhà Đường không thể nào làm được. (Biện pháp này cho đến nay chúng ta vẫn còn thực hiện).

Cùng với trọng tâm cải cách hành chính, đã tiến hành cải cách kinh tế, văn hóa, xã hội. Về kinh tế, thực hiện chính sách “Bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực địch”.

Nếu trước kia bọn đô hộ bóc lột siêu kinh tế, mặc sức vơ vét của dân, nhiều tầng thu và thu nhiều loại thuế, thì nay họ Khúc căn cứ vào phân phối ruộng đất theo chế độ công xã (tức toàn bộ ruộng đất đều là công hữu, được phân chia cho các hộ canh tác), đánh thuế một cách bình quân theo ruộng đất mà các hộ được phân chia.

Bỏ hẳn thuế đinh. Người thu thuế không phải là xã quan tức chánh lệnh trưởng hay tá lệnh trưởng mà là phó tri giáp, theo mô hình cống nạp liên danh của phương thức sản xuất châu Á, khắc phục được sự phiền hà sách nhiễu của các xã quan cũng như nạn thu thuế nhiều tầng nhiều loại trước đó, tránh cả được nạn thất thu cho ngân sách Giao Châu.

Còn lực dịch trước là một thứ khổ sai, bắt dân đi mò trai lấy ngọc, săn voi lấy ngà… nay họ Khúc thực hiện “tha bỏ lực dịch”. Đó là một sự “cởi trói cho dân”, có tác dụng to lớn đến việc thu phục nhân dân ổn định xã hội.

Chính lệnh về văn hóa xã hội được ghi vắn tắt là “khoan, giản, an, lạc”: Khoan là “khoan sức cho dân. Giản là quản lý giản dị, gần dân sao cho dân dễ hiều, dễ thấm, dễ thực hành… An là đem lại bình yên cho cuộc sống. Chính quyền nắm sát dân đến tận xã, giúp ích cho việc giữ vững trật tự, trị an… Lạc là hệ quả cuối cùng của các biện pháp trên, nhờ thực hiện cải cách mà “nhân dân đều được yên vui” bớt được hờn, giận, oán, sầu…

Thành công và hiệu quả lâu dài của cải cách là đem lại sự vững vàng ổn định cho đất nước. Đối nội là củng cố và phát huy được quyền độc lập tự chủ. Đối ngoại chống lại được mọi kẻ thù, giữ được chính quyền trong mấy chục năm, tạo điều kiện tiền đề thuận lợi cho các bước phát triển của đất nước. Nếu sau các cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng, Lý Bôn, Triệu Quang Phục…

Trước đây, dân tộc ta chỉ giữ được chính quyền trong một thời gian ngắn rồi lại bị bọn xâm lược quay lại thống trị thì nay cuộc giành chính quyền và cải cách của họ Khúc đã mở đầu cho một quá trình liên tục đấu tranh giành cho kỳ được độc lập dân tộc.

(Theo Tạp chí Xưa và Nay Số tháng 10/2009)
lệ viên
lệ viên
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 384
Points : 5842
Reputation : 4
Join date : 11/11/2009
Age : 35
Đến từ : Xứ Dừa

Về Đầu Trang Go down

Về các cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam Empty Re: Về các cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam

Bài gửi  thethanh Thu Apr 08, 2010 11:02 pm

Tiêu đề và tác giả bài viết này là gì vậy mày?
thethanh
thethanh
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 408
Points : 5775
Reputation : 12
Join date : 24/11/2009
Age : 36
Đến từ : Đất Võ

Về Đầu Trang Go down

Về các cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam Empty Ý kiến cả nhân của tui!

Bài gửi  dtthanhnha Fri May 07, 2010 9:42 pm

Hôm 5-5 vừa rồi lớp ta đã tiến hành thu bài. Coi như là đã xong môn học cuối cùng với thầy Phước. Nhưng tất nhiên là có nhiều vấn đề chúng ta vẫn chưa thể cảm thấy thỏa mãn bằng những hiểu biết thu thập đc. Long có mấy vấn đề muốn trao đổi với mọi người như sau:
-Về cải cách của Lê Thánh Tông: đây là một cuộc cải cách mà muốn tìm ra hạn chế của nó theo L là hơi bị khó. Có thể thấy rằng, vua Lê Thánh Tông tiến hành cải cách có nhiều thuận lợi: lòng dân hết lòng ủng hộ nhà Lê sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, giành lại được độc lập dân tộc; những di sản mà các vị vua trước để lại cũng là rất vững chắc (có câu ca dao: "Đời vua Thái Tổ, Thái Tông/Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn"). Hôm trước có nghe Đăng thuyết trình nhưng có lẽ ý của Đăng cũng chưa rõ hết đc. Nên rất mong đc Đăng diễn giải một lần nữa bằng ngôn ngữ viết để biết sâu hơn.
-Về hạn chế của các cuộc cải cách: Long có đọc qua một số bài luận của Thạnh và Đăng viết về vấn đề này. Ý của Đăng và Thạnh cho rằng cải cách trong lịch sử Việt Nam có hạn chế đó là rất thiếu các ý tưởng cải cách về kinh tế; cải cách về kinh tế không phải là trung tâm, mà là cải cách về chính trị. Nhưng theo L nghĩ, ng ta chỉ có thể đặt nặng nv kinh tế, coi cải cách kinh tế là trung tâm khi mà bối cảnh lịch sử đặt ra yêu cầu phải cải cách về kinh tế. Vả lại, nếu xem xét nước ta thời kỳ trung đại, thì vấn đề phát triển kinh tế có được đặt ra không và nếu có thì đặt ra ntn? Dường như nó chỉ đc đặt ra với những yêu cầu như tạo điều kiện yên ổn cho dân làm ăn, quản lý nội thương và ngoại thương, thuế má,... chứ còn nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính, còn các ngành khác chỉ là ngành phụ, không phát triển được. Còn nv chính vẫn là xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước, ổn định xã hội. Sau này, đến thời kỳ cận đại khi tiếp xúc với CNTB thì sẽ khác.
Còn theo Long, hạn chế của các nhà cải cách VN đó là chưa chú trọng đến cơ sở xã hội. Ng ta nói muốn cải cách thành công thì phải có sự đồng thuận của nhân dân. Nhưng nhân dân đâu phải lúc nào cũng là một khối thống nhất? Nhất là trong điều kiện xã hội khủng hoảng, rối ren - vốn là bối cảnh thường xuyên trước mỗi cuộc cải cách. Nhân dân lúc đó là tập hợp của nhiều giai cấp, tầng lớp có lợi ích khác, thậm chí mâu thuẫn nhau. Nên phải dựa vào ai, khuyến khích ai, và hạn chế ai là một vấn đề quyết định đối với một nhà cải cách. Nhưng các nhà cải cách Việt Nam hay sai lầm và thiếu sót trong chuyện này. Hồ Quý Ly, Quang Trung thất bại theo L nghĩ cũng là vì hạn chế trên (xem thêm Đào Duy Anh). Còn Lê Thánh Tông, sở dĩ ông thành công vì ông thừa hưởng sự ủng hộ của nhân dân đối với triều Lê rất mạnh, chứ chưa hẳn ông đã nhận thức được vấn đề đó.
Mặt khác, các nhà cải cách VN cũng chưa thấy tận dụng được dư luận xã hội. Không thấy ông nào triệu tập một hội nghị như Diên Hồng để hỏi ý kiến nhân dân là có nên cải cách hay cứ giữ nguyên như cũ, cho đến cả thời cải cách ruộng đất cũng thế. Như Hồ Quý Ly, đã có Hồ Nguyên Trừng nói "lòng dân không theo", nhưng liệu ông có hiểu hết sự chống đối của nhân dân đối với cuộc cải cách của mình? (mặc dù đó có thể không phải là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự thất bại của Hồ Quý Ly).
Rồi nếu cải cách mà tận dụng được những luồng dư luận mang tính ủng hộ, đóng góp xây dựng thì sẽ tạo được sự đồng thuận xã hội cao hơn và sớm phát hiện ra những thiếu sót, sai lầm chăng?
Các cuộc cải cách trong lịch sử VN được tiến hành chủ yếu bằng năng lực và ý chí của ng đứng đầu đất nước. Bởi thế nên dù xã hội có yêu cầu cải cách mà ng đứng đầu bảo thủ, ko muốn tiến hành thì cũng ko có cải cách như trường hợp "chết yểu" của tư duy canh tân cuối thế kỷ XIX. Do cải cách mang tính chất áp đặt từ trên xuống như vậy nên mới không chú ý đến những vấn đề thuộc về xã hội như trên?
Hy vọng bà con cùng đóng góp ý kiến, biết thêm đc 1 ít cũng là biết, mỗi ngày đều học hỏi thêm được điều mới thì có thể coi đó là hạnh phúc rồi.
dtthanhnha
dtthanhnha
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 275
Points : 5622
Reputation : 4
Join date : 12/11/2009
Age : 35
Đến từ : Nhà hát của những giấc mơ!

http://vn.360plus.yahoo.com/donghocat2471988

Về Đầu Trang Go down

Về các cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam Empty Re: Về các cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam

Bài gửi  bích cai hạ Sat May 08, 2010 2:35 pm

theo tín thì muốn cải cách thành công và hiệu quả thì cái ta quan tâm trước nhất là xã hội lúc đó cần gì, thực trạng mà đất nước đang có. có nhìn nhận được ta mới đề ra các biện pháp hữu hiệu. cuộc cải cách là thành công hay thất bại không phải cuộc cải cách đó có được sự ủng hộ của dân chúng, mà là kết quả cuộc cải cách đó mang lại cho đất nước, kết quả gồm hai loại là tức thời và lâu dài. ví như người tần thời vệ ưởng xem cuộc cải cách của ông là tàn bạo nhưng nó là cơ sở để nước tần đánh bại các nước, người đại tần xem thủy hoàng là bạo chúa nhưng rõ ràng các chính sách của ông đã mang lại một đại hán thống nhất sau này.
còn tại sao lịch sử trung đại việt nam không đặt cải cách kinh tế là quan trọng, vì như long nói nói chưa là yêu cầu bức thiết, nhìn họ hồ, họ lê, tây sơn, nguyễn, ta thấy có 4lần cải cách lớn, trong 4 lần đó, ta thấy chỉ có lê thánh tông là thời bình yên, 3 đời kia là giai đọa bắt đầu nguy, đang nguy cấp. nên yêu cầu hàng đầu không phải là kinh tế mà phải là bộ máy quyền lực, là chế độ quân chủ tập trung, ngay cả đời thánh tông, kinh tế cũng không thể là hàng đầu vì như hai câu thơ long dẫn, đời trước kinh tế đã rất tốt nên có gì mà phải là trọng tâm hàng đầu.tất cả các cuộc cải cách lớn của việt nam chỉ nổ ra khi khi xã hội rối ren về chính trị, (trừ đời thánh tông, nhưng ở giai đoạn này lại là yêu cầu xây dựng một chế độ quân chủ tuyệt đối mà ở giai đoạn trước chưa làm được) nên cải cách không thể lấy kinh tế là trọng tâm. ở đây tín nghĩ minh mạng cũng là một nhà cải cách chính trị, nhưng không hiểu tại sao mình lại không được học vị vua này. nhân nhắc tới vị vua này, tín thấy có các tài liệu quan trong mà bạn nào thích có thể tìm hiểu, ngoài thực lục, hội điển, ta phải kể đến minh mạng chính yếu, 25 quyển, sách được ủy ban dịch thuật sài gòn dịch, ấn hành thành 6 tập, sánh viết theo trinh quán chính yếu nhà đường, chia thành từng lĩnh vực hoạt động của vị vua hiếu động này, huấn địch thập điều, sách do đích thân nhà vua viết, nó như bảng bố cáo toàn thiên hạ về quan niệm nhân sinh đạo của ngài.sách được ủy ban dịch thuật ấn hành, 1 tập. minh mệnh ngự chế văn, gồm các bài thơ, phê ngự bút của ngài. sách do viện hán nôm ấn hành năm 2000. tất cả các sách trên điều in kèm hán văn, vì đây là sách của vua nên nguyên tác rất đẹp. riêng bộ minh mạng rất khó tìm, và giá trên 2 triệu ( tùy người bán, riêng tín ai mua 4 triệu tín vẫn không bán,năm 1994, thuận hóa cho in lại phần việt văn của bộ sài gòn, gồm 3 tập, không có hán văn, giá cũng rẽ)
bích cai hạ
bích cai hạ
Chánh Tổng
Chánh Tổng

Tổng số bài gửi : 72
Points : 5436
Reputation : 5
Join date : 27/11/2009

Về Đầu Trang Go down

Về các cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam Empty Re: Về các cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam

Bài gửi  lệ viên Fri May 14, 2010 9:53 pm

Lê Thánh Tông là vị vua anh minh, tài giỏi. Tuy nhiên cải cách của ông 10 phần không thể hoàn hảo hết được. Rõ ràng hệ thống quan lại thi cử tuy có điểm tích cự nhưng vô tình tạo nên một tầng lớp quan liêu thối nát. Một mặt việc sao chép văn hóa TQ vào VN làm mất đi nhiều tính dân tộc. Nếu ai đó trách cái lỗi của triều Nguyễn sau này thì có lẻ nên trách triều Lê trước. Đôi điều trao đổi. Mà lạ thiệt, mấy nhà nghiên cứu Việt Nam nói tới Lê Thánh tông là ca đến mây xanh, mất tính biện chứng trong phương pháp luận. Thiết nghĩ đó là công tác tuyên truyền chứ không phải nghiên cứu khoa học! Sử học phải có 2 mặt của nó như âm với dương vậy!
lệ viên
lệ viên
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 384
Points : 5842
Reputation : 4
Join date : 11/11/2009
Age : 35
Đến từ : Xứ Dừa

Về Đầu Trang Go down

Về các cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam Empty Re: Về các cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết