TỰ HÀO SỬ VIỆT


Join the forum, it's quick and easy

TỰ HÀO SỬ VIỆT
TỰ HÀO SỬ VIỆT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» HELLO MOI NGUOI OI
Những quan điểm giải phóng khỏi ách thực dân trong “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn ái Quốc EmptyFri Dec 20, 2013 9:24 am by lệ viên

» CHIẾN CÔNG CUỐI CÙNG CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
Những quan điểm giải phóng khỏi ách thực dân trong “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn ái Quốc EmptyThu Nov 07, 2013 6:44 pm by nguoihoaico

» ai da cuoi chong
Những quan điểm giải phóng khỏi ách thực dân trong “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn ái Quốc EmptySat Sep 21, 2013 5:52 pm by vtruong2003

» NĂM MẠC CỬU VỀ HÀ TIÊN
Những quan điểm giải phóng khỏi ách thực dân trong “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn ái Quốc EmptyThu Feb 28, 2013 8:59 am by anhoa

» thông tin của lớp
Những quan điểm giải phóng khỏi ách thực dân trong “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn ái Quốc EmptySun Jan 27, 2013 9:49 pm by Vũ Ngọc

» forum bị lãng quên
Những quan điểm giải phóng khỏi ách thực dân trong “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn ái Quốc EmptyWed Dec 05, 2012 11:15 am by Vũ Ngọc

» ẢNH CƯỚI NGỌC BÍCH
Những quan điểm giải phóng khỏi ách thực dân trong “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn ái Quốc EmptyMon May 21, 2012 7:33 pm by haflee

» ngày mai trong đám xuân xanh ấy có kẻ theo chong bỏ cuộc chơi
Những quan điểm giải phóng khỏi ách thực dân trong “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn ái Quốc EmptyWed May 16, 2012 3:12 pm by traitimphale

» một hành trang - một ước mơ
Những quan điểm giải phóng khỏi ách thực dân trong “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn ái Quốc EmptyMon Apr 02, 2012 7:46 pm by thanglonghoaico1010

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 64 người, vào ngày Fri Feb 02, 2024 2:31 am
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar


Những quan điểm giải phóng khỏi ách thực dân trong “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn ái Quốc

Go down

Những quan điểm giải phóng khỏi ách thực dân trong “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn ái Quốc Empty Những quan điểm giải phóng khỏi ách thực dân trong “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn ái Quốc

Bài gửi  nguoihoaico Mon Dec 28, 2009 7:03 pm

Những quan điểm giải phóng khỏi ách thực dân trong “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn ái Quốc
1. Bản chất của chế độ thực dân là bóc lột tàn bạo và chồng chất đầy tội ác
- Tội ác đầu tiên là bưng bít tội ác để lừa bịp nhân dân chính quốc và nhân dân thuộc địa. Với chiêu bài “khai hoá văn minh”, đề cao châm ngôn tự do, bình đẳng, bác ái ca ngợi cuộc sống ở thuộc địa. Tại Pháp chúng trưng bày các hiện vật nhờ “khai hoá” thuộc địa tạo ra. Nguy hiểm hơn, chúng còn đề cao các lý thuyết phản động để mê hoặc nhân dân chính quốc bằng chủ nghĩa sô vanh, chủ nghĩa chủng tộc. Chúng tuyên bố rằng người da vàng và da đen đều là chủng tộc hạ đẳng, man rợ, là súc vật biết nói nên sẵn sàng làm nô lệ cho người da trắng thuộc chủng tộc thượng đẳng. Những thủ đoạn đó nhằm làm cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động chính quốc nhận thức trái ngược với thực tế ở thuộc địa, nhân dân thuộc địa cũng bị lung lạc, hiểu không đầy đủ tội ác của bọn thực dân, hoặc cam phận làm nô lệ. Điều đó dễ dẫn tới tán thành chính sách “nhân đạo” của chúng. Nguy hiểm hơn là chia rẽ nhân dân thuộc địa và chính quốc, thậm chí gây tâm lý định kiến và hằn thù dân tộc.
“Bản án chế độ thực dân Pháp” đã lột trần bộ mặt thực dân: “Khi người ta có mầu da trắng thì nghiễm nhiên người ta là một nhà khai hoá. Mà khi người ta đã là một nhà khai hoá thì người ta có thể làm những việc dã man mà vẫn là người văn minh nhất”(1). Tác giả kịp phơi bày lối giả dối của thực dân Pháp: “Trong lúc ở Mác-xây, người ta trưng bày sự phồn vinh giả tạo của xứ Đông Dương, thì ở Trung Kỳ dân đang chết đói. ở đây người ta ca ngợi lòng trung thành, thì ở bên kia, người ta đang giết người”(2) và tác giả nêu một hình ảnh xác đáng thể hiện bản chất của chủ nghĩa thực dân: “Để che đậy sự xấu xa của chế độ bóc lột đầy tội ác, chủ nghĩa tư bản thực dân luôn luôn trang điểm cho cái huy chương mục nát của nó bằng những châm ngôn: Bác ái, Bình đẳng...”(3).
- Tội ác của chế độ thuộc địa là “hạ con người xuống hàng súc vật”. Suốt 12 chương của tác phẩm đều trình bày la liệt, bề bộn các loại tội ác, người đọc không thể nhớ hết, chỉ cảm thấy ghê tởm. Tuy vậy, tác giả vẫn cho rằng tất cả những điều mà người ta có thể nói ra vẫn còn ở dưới mức sự thật. Điều quan trọng là tác phẩm đã giúp người đọc hình dung được các loại tội ác, những thủ phạm cần lên án và đánh đổ.
Nạn nhân của chế độ bóc lột giết người này là các dân tộc thuộc địa. Dù màu da nào, chủng tộc nào cũng đều rơi vào thảm cảnh nghèo đói, lạc hậu và mất hết quyền làm người sơ đẳng. Tác giả mô tả tỉ mỉ đời sống cơ cực của công nhân lao khổ, của nông dân tay trắng, của trí thức không có quyền hành nghề nếu không nhập quốc tịch Pháp. Công chức, binh lính, tư sản cũng bị ngược đãi và chèn ép. Các hạng người: trẻ, già, trai, gái đều bị hành hạ, trong đó phụ nữ và trẻ em được tác giả quan tâm đặc biệt. Mặt khác, tác giả còn chỉ rõ nhân dân lao động ở chính quốc cũng là nạn nhân của bọn thực dân. Chúng bắt họ đóng thuế và đưa con em họ đi xâm lược đàn áp nhân dân thuộc địa và tiến hành chiến tranh với đế quốc khác để tranh giành thuộc địa. Nếu họ nổi dậy chống bọn tư bản trong nước thì chúng dùng những người anh em ở thuộc địa đến đàn áp. Gây thù hằn, chia rẽ nhân dân lao động chính quốc và thuộc địa là chính sách cơ bản của bọn thực dân.
Từ những nội dung trên có thể cho thấy:
- Những sự kiện tác giả trình bày suốt 12 chương đều có bằng chứng vững chắc từ sách, báo, nhật ký, thư từ... đã công bố. Những sự thật cụ thể, trần trụi từng chi tiết đã làm cho những người hoài nghi nhất cũng không khỏi nguyền rủa bọn thực dân để đồng tình với thái độ tác giả là “lên án bọn cá mập thực dân đang không ngừng đầu độc cả một dân tộc để vơ vét”(4). Tác giả muốn chỉ rõ rằng chủ nghĩa thực dân không chỉ là kẻ thù của nhân dân thuộc địa mà còn là kẻ thù của nhân dân lao động chính quốc. Đây là hòn đá tảng đầu tiên của việc xây dựng khối liên minh chiến đấu giữa nhân dân lao động chính quốc và dân tộc thuộc địa.
- Mặc dù chỉ mặt, vạch tên từng nhân vật cai trị, nhưng không phải vì hằn thù cá nhân mà để khái quát bản chất thối nát của một chế độ xã hội. Chỉ tố cáo tội ác của thực dân Pháp nhưng là tiêu biểu tất cả chủ nghĩa thực dân. Cái riêng, cái cá biệt đó phản ánh cái chung, cái phổ biến. Từ đó người đọc dễ thừa nhận chế độ thực dân là chế độ “vi phạm quyền làm người một cách dã man, độc ác trắng trợn”(5), “đã hạ con người xuống hàng con vật và làm ô nhục cho cái thế giới gọi là văn minh”, là chế độ “ăn cướp”, “hiếp dâm và giết người”. Vì vậy, việc xoá bỏ chế độ thuộc địa là lẽ phải và nhân đạo. Sự bùng nổ của phong trào quần chúng là tất yếu vì bọn thực dân là kẻ thù không đội trời chung.
2. Con đường giải phóng thuộc địa khỏi ách thực dân
Sau khi nêu rõ khát vọng được giải phóng của các dân tộc thuộc địa, tác giả phản ánh phong trào đấu tranh ở nhiều nơi và nhận xét về xu hướng tiến bộ đáng quan tâm. Cuộc bãi công của 600 thợ nhuộm ở chợ Lớn của Việt Nam, phong trào đấu tranh của nhân dân Đa-hô-mây, Xy-ri, Tuy-ni-di, An-giê-ri... là dấu hiệu của “nô lệ thức tỉnh”, “bắt đầu giác ngộ về lực lượng và giá trị của mình” (6).
Để giúp phong trào định hướng đến thắng lợi, tác giả giới thiệu mô hình cách mạng tiên tiến, các hoạt động và các văn bản của các tổ chức quốc tế theo con đường của Quốc tế cộng sản. Đó là cách mạng Tháng Mười Nga và trường Đại học Phương Đông, là trích tuyên ngôn của Ban chấp hành Quốc tế cộng sản, nguyên văn hiệu triệu của Quốc tế nông dân gửi lao động thuộc địa, trích biên bản cuộc họp của Ban chấp hành Quốc tế Công hội đỏ và cuối cùng là toàn văn Tuyên ngôn của Hội liên hiệp thuộc địa. Tất cả những sự kiện và tài liệu đó phản ánh 5 quan điểm của tác giả:
- Muốn giải phóng khỏi ách thực dân phải bằng con đường cách mạng. Cách mạng thuộc địa phải gắn bó với cách mạng chính quốc. Hai cuộc cách mạng này có tầm chiến lược ngang nhau như phải đồng thời cắt cả 2 vòi của con đỉa. Trong lúc Quốc tế cộng sản coi phong trào đấu tranh của dân tộc thuộc địa chỉ là “hậu bị quân” của cách mạng vô sản thế giới thì Nguyễn Ái Quốc đã sớm xác định vai trò chiến lược trực tiếp của nó.
- Cách mạng Tháng Mười Nga được giới thiệu như một hình mẫu sáng ngời để các dân tộc noi theo. Tác giả cho rằng cách mạng Nga “không dừng lại ở việc đọc những bài diễn văn lý tưởng đẹp đẽ và thông qua những kiến nghị nhân đạo để ủng hộ các dân tộc bị áp bức, mà cách mạng Nga dạy cho họ đấu tranh. Cách mạng Nga giúp đỡ họ về tinh thần và vật chất như Lênin đã viết trong Đề cương của Người về vấn đề thuộc địa”(7). Nước Nga cách mạng tuy gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn tuyên bố không hề một phút do dự giúp đỡ các dân tộc thuộc địa. Trường Đại học Phương Đông còn là nơi sinh viên các dân tộc phương Đông thực hiện sinh hoạt dân chủ kiểu mới và “ấp ủ dưới mái trường của mình tương lai của các dân tộc thuộc địa”(Cool.
- Nhân tố quyết định của công cuộc giải phóng là lực lượng chính bản thân mình. Tác giả nêu rõ: “Vận dụng công thức của C.Mác, chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”(9). Quan điểm này đã được xác định sau khi bản yêu sách gửi Hội nghị Véc-xây bị khước từ, Tuyên ngôn của Hội Liên hiệp thuộc địa tiếp tục khẳng định dứt khoát trên quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin. Để tạo sức mạnh bản thân, yếu tố quyết định nhất là thực hiện khối đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. Tác giả nhận xét rằng nhược điểm lớn nhất của các dân tộc thuộc địa là chưa hiểu hết giá trị của việc đoàn kết, họ có sẵn trong bản thân một sức mạnh vô cùng to lớn mà họ chưa biết. Trong lúc đó bọn thực dân ra sức thực hiện chính sách chia để trị. Bởi vậy thực hiện đoàn kết rộng rãi là vấn đề cấp bách, là một cuộc đấu tranh khó khăn, phức tạp.
- Các tổ chức quốc tế là chỗ dựa tin cậy, cung cấp kinh nghiệm về hình thức và phương pháp tổ chức cho cách mạng thuộc địa. Hạn chế của những nhà yêu nước ở thuộc địa là thiếu hiểu biết về tổ chức và hoạt động chính trị. Đối với họ cần phải được chỉ dẫn cụ thể. Nội dung tác phẩm có dụng ý định hướng điều đó, đồng thời yêu cầu những người lao động chính quốc không chỉ tỏ tình đoàn kết anh em cùng giai cấp ở thuộc địa bằng lời nói mà còn phải giác ngộ họ, giáo dục họ về ý thức tổ chức và phương pháp hành động. Trường Đại học Phương Đông đã “nêu lên cho giai cấp vô sản ở các nước mà giai cấp tư sản có thuộc địa một tấm gương về những điều họ có thể làm và phải làm cho những người anh em của họ đang bị nô dịch”(10).
Đây là quan điểm xác định trách nhiệm của vô sản chính quốc đối với cách mạng thuộc địa.
- Đoàn kết quốc tế là một yếu tố quan trọng của cách mạng thuộc địa. Trong lúc khẳng định sự nỗ lực bản thân có vai trò quyết định, tác giả vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng của đoàn kết quốc tế. Đối với mỗi cuộc cách mạng cần phân biệt bạn, thù trong quan hệ quốc tế để có chủ trương phù hợp làm tăng thêm sức mạnh của chính mình. Tư tưởng của tác giả về vấn đề này trước hết là xây dựng khối đại đoàn kết giữa các nước thuộc địa để thực hiện khối liên minh phương Đông “một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”. Khối liên minh này đoàn kết với nhân dân lao động các nước chính quốc tạo thành sức mạnh to lớn để hoàn thành cách mạng thế giới, giải phóng toàn thể nhân dân thuộc địa cũng như chính quốc. Cách mạng của từng nước phải đặt trong quan hệ chung của cách mạng thế giới, trong xu thế của thời đại mới tăng cường thế và lực để phát triển bền vững. Đó là tầm nhìn bao quát và thiết thực đối với cách mạng của từng dân tộc, nhất là đem lại ưu thế và niềm tin cho các dân tộc nhỏ yếu.
Những quan điểm ấy là bước khởi điểm, khơi luồng cho một loạt vấn đề chiến lược và phương pháp cách mạng của cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường tiên tiến và khoa học nhất.
3. Chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam
Mặc dù tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở các thuộc địa của chúng nhưng tác giả vẫn nói nhiều đến Đông Dương và Việt Nam. Riêng chương V - “Những nhà khai hoá” và chương IX - “Chính sách ngu dân”, hầu hết dẫn chứng đều lấy từ Đông Dương, Việt Nam. Không có tội ác nào của thực dân mà ở Đông Dương không có. Người nêu: “Một người bạn đồng nghiệp nói với chúng tôi: Dân lao khổ bản xứ ở Đông Dương từ bao đời nay bị bóp nặn bằng đủ mọi thứ thuế khoá, sưu sai, tạp dịch, bằng cưỡng bức phải mua rượu và thuốc phiện theo lệnh quan trên, từ 1915 - 1916 đến nay, lại còn phải chịu thêm cái vạ mộ lính nữa”(11). Một hình ảnh rất xác đáng: “Người ta có thể hình dung Đông Dương như một con nai béo mập, bị trói chặt và đang hấp hối dưới những cái mỏ quặp của một bầy diều hâu rỉa rói mãi không thấy no”(12).
Chúng bắt buộc cứ mỗi nghìn làng phải có một nghìn năm trăm đại lý bán lẻ rượu và thuốc phiện. Nhưng cũng trong số đó lại chỉ có vẻn vẹn mười trường học. Đó là thủ đoạn vừa làm suy bại nòi giống, vừa tăng ngân sách của nhà nước. Chúng coi người Việt Nam như những súc vật phải điều khiển bằng roi vọt. Người còn dẫn lời tên toàn quyền Đu-me: “Khi nước Pháp đến Đông Dương thì dân tộc An-nam đã chín mùi để làm nô lệ”(13).
Đề cập đến đất nước và con người Đông Dương, Người chú ý đến các cuộc đấu tranh của nhân dân. Các cuộc biểu tình đổ máu ở Căm-pu-chia, bạo động ở Sài Gòn; các nhân vật tiêu biểu: Tống Duy Tân, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Trần Quý Cáp; các vụ nổi dậy ở Hải Dương, chống thuế ở Trung Kỳ, bãi công của thủy thủ Hải Phòng phản đối việc đưa lính sang đàn áp nhân dân Xy-ri đều được tác giả nhắc đến với ý thức trân trọng và lên án kẻ thù gay gắt. Đặc biệt cuộc bãi công của 600 thợ nhuộm ở chợ Lớn được đánh giá cao và coi là “dấu hiệu của thời đại” cần ghi nhận.
Tác giả còn xác định tiềm năng của đất nước, coi đây là một dân tộc đáng tự hào về truyền thống văn hoá. Đây là một nước có chung một dân tộc, chung một dòng máu, chung một phong tục, chung một lịch sử, chung một tiếng nói. Nhưng dưới chính sách chia để trị, thực dân Pháp đã làm cho nó chia năm xẻ bẩy và ý đồ làm nguội lạnh tình đoàn kết, nghĩa đồng bào trong lòng người Việt Nam và tạo ra những mối xung khắc giữa những người anh em ruột thịt với nhau nhưng lại ghép thành cái gọi là Liên bang Đông Dương giả tạo. Đông Dương còn đáng tự hào là có những điều kiện vật chất mà một dân tộc mong muốn như hải cảng, hầm mỏ, đồng ruộng mênh mông, rừng núi bao la, người lao động cần cù và khéo léo... nhưng vẫn như bị “những con diều hâu rỉa rói mãi không thấy no”. Vì lý do cơ bản là chúng ta thiếu tổ chức và thiếu người tổ chức. Ở đây tác giả muốn nói cần biết phát huy sức mạnh dân tộc để giải phóng khỏi ách thực dân và Việt Nam đủ điều kiện để xây dựng đất nước phồn vinh.
Phần cuối sách dành để nói về thanh niên Việt Nam bằng những lời lẽ thống thiết nhất thay cho kết luận chung: “Gửi thanh niên An Nam”. Đây là phương pháp trình bày gây ấn tượng sâu sắc bằng kết tinh toàn bộ nội dung tác phẩm và tâm huyết của tác giả.
Bất cứ thanh niên yêu nước nào đọc những lời tâm nguyện ấy nhất định sẽ không chịu ngồi yên.
Từ những vấn đề Đông Dương, Việt Nam nói trên cho thấy:
- Sự thay đổi của tình hình thế giới tạo điều kiện cho cách mạng thuộc địa phát triển. Mặc dầu có những tên thực dân ngoan cố, có những tên tay sai hèn hạ, nhưng Việt Nam có điều kiện trở thành một quốc gia sánh vai với cường quốc thế giới. Điều đó chưa thực hiện được vì còn thiếu một nhân tố có ý nghĩa quyết định: thiếu tổ chức và thiếu người tổ chức. Mấu chốt của vấn đề cần giải quyết là tổ chức theo nguyên tắc của cách mạng Tháng Mười Nga và của Quốc tế Cộng sản.
- Dưới ách thực dân Pháp, nỗi khổ của nhân dân Đông Dương và của Việt Nam đã đi đến cùng cực không thể chịu đựng mãi. Các cuộc đấu tranh chống thực dân diễn ra liên tục nhưng đều bị đàn áp. Lực lượng có thể cứu dân tộc khỏi cảnh tủi nhục nô lệ chỉ còn trông cậy vào thanh niên. Tác giả đặt niềm tin vào thế hệ trẻ. Đó là một cách nhìn không máy móc theo quan điểm giai cấp, mà nhằm vào lực lượng yêu nước đầy sức sống, đại diện cho tương lai của dân tộc.
- Trong lúc thể hiện tinh thần đấu tranh giải phóng Đông Dương, Việt Nam với ý thức dân tộc sâu sắc, tác phẩm cũng thể hiện chủ nghĩa quốc tế vô sản và chủ nghĩa yêu nước kết hợp chặt chẽ, hoà quyện vào nhau, không làm lu mờ hay hạ thấp nhau, trái lại càng tô đậm thêm giá trị của nhau. Đứng về lợi ích dân tộc, được tăng thêm sức mạnh quốc tế, được soi sáng bằng con đường thời đại. Đứng về lợi ích quốc tế cách mạng vô sản lại tăng thêm lực lượng chiến lược chống đế quốc của cách mạng thuộc địa, sức mạnh của cách mạng thế giới càng thêm hùng hậu. Đây là sự kết hợp trong sáng và đúng quy luật phổ biến sớm được khẳng định.
4. Sức sống bền vững của tác phẩm
“Bản án chế dộ thực đân Pháp” là một tác phẩm lý luận về chủ nghĩa thực dân và khởi thảo đường lối giải phóng dân tộc. Có thể nói đây là tác phẩm trình bày những bộ phận chi tiết, phanh phui cặn kẽ bộ mặt thật của chủ nghĩa thực dân. Đồng thời phác hoạ con đường, những nhân tố thiết yếu tạo sức mạnh của các dân tộc thuộc địa để thoát khỏi nanh vuốt kẻ thù. Phương pháp đặc biệt của tác phẩm là bằng những sự kiện, những câu chuyện có thật đảm bảo tính khách quan để minh hoạ từng quan điểm lý luận của mình. Nói cách khác, đó là lý luận thể hiện bằng những hình ảnh, đường nét sinh động hấp dẫn, giúp người đọc vững niềm tin để đi vào chiều sâu tư tưởng của tác giả.
Quan trọng hơn nữa là có những quan điểm tư tưởng phát triển sáng tạo lý luận Mác-Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc. Điều đó diễn ra vào thời điểm lý luận Mác-Lênin mới bắt đầu đi vào các thuộc địa và cũng là thời điểm tác giả mới ở mấy năm đầu vừa tiếp thu, vừa nghiên cứu học tập vừa vận dụng và truyền bá lý luận cách mạng. Dòng chảy lịch sử tư tưởng Hồ Chí Minh được khơi nguồn từ đây
“Bản án chế độ thực đân Pháp” đã đi vào thực tiễn cuộc sống ở chính quốc và thuộc địa. Nó đã góp phần quan trọng nhen lên ngọn lửa cách mạng vô sản ở Việt Nam. Đến nay, “Bản án chế độ thực dân pháp” đã được toàn Đảng và toàn dân ta thực hiện thắng lợi vẻ vang, nhưng vẫn đang thôi thúc hành động. Đó là sứ mệnh đưa dân tộc ta sánh vai với các cường quốc công nghiệp và thương nghiệp thế giới, là xây dựng khối liên minh phương Đông, là cắt cả hai vòi của con đỉa... Do vậy, “Bản án chế độ thực dân Pháp” vẫn còn sống mãi với sự nghiệp chúng ta.
nguoihoaico
nguoihoaico
Tri Huyện
Tri Huyện

Tổng số bài gửi : 162
Points : 5754
Reputation : 3
Join date : 14/11/2009
Age : 38
Đến từ : LONG AN

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết