TỰ HÀO SỬ VIỆT


Join the forum, it's quick and easy

TỰ HÀO SỬ VIỆT
TỰ HÀO SỬ VIỆT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» HELLO MOI NGUOI OI
ông thần đình tân chánh EmptyFri Dec 20, 2013 9:24 am by lệ viên

» CHIẾN CÔNG CUỐI CÙNG CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
ông thần đình tân chánh EmptyThu Nov 07, 2013 6:44 pm by nguoihoaico

» ai da cuoi chong
ông thần đình tân chánh EmptySat Sep 21, 2013 5:52 pm by vtruong2003

» NĂM MẠC CỬU VỀ HÀ TIÊN
ông thần đình tân chánh EmptyThu Feb 28, 2013 8:59 am by anhoa

» thông tin của lớp
ông thần đình tân chánh EmptySun Jan 27, 2013 9:49 pm by Vũ Ngọc

» forum bị lãng quên
ông thần đình tân chánh EmptyWed Dec 05, 2012 11:15 am by Vũ Ngọc

» ẢNH CƯỚI NGỌC BÍCH
ông thần đình tân chánh EmptyMon May 21, 2012 7:33 pm by haflee

» ngày mai trong đám xuân xanh ấy có kẻ theo chong bỏ cuộc chơi
ông thần đình tân chánh EmptyWed May 16, 2012 3:12 pm by traitimphale

» một hành trang - một ước mơ
ông thần đình tân chánh EmptyMon Apr 02, 2012 7:46 pm by thanglonghoaico1010

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 64 người, vào ngày Fri Feb 02, 2024 2:31 am
March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar


ông thần đình tân chánh

Go down

ông thần đình tân chánh Empty ông thần đình tân chánh

Bài gửi  bích cai hạ Wed Nov 02, 2011 6:10 pm

trong thời gian ở quê la "nhà báo" mình có dịp đi ngang lăng của ông thần trong xã. nơi ấy có cái bia đã khá lâu đời, dù bị đạn làm sức mẽ song vẫn còn được đọc vài chữ. theo truyền khẩu thì lăng ấy của ngài nguyễn khắc tuấn, và lăng ấy vừa được tỉnh long an xét là di tích cấp tỉnh. mặc dù đã được phong thần từ thời phong kiến, nhưng hành trạng ngài vẫn là điều mâp mờ, nghe nói từ thời chế độ sài gòn đã có người về nghiên cứu, rồi sau ngày giải phóng đến nay cũng có nhiều lượt trên tỉnh về khảo sát, song đến nay nhân vật nguyễn khắc tuấn vẫn còn lẩn quẩn. chưa ai giải quyết được. vậy có hay không nguyễn khắc tuấn trong lịch sử? nếu có thì công trạng ông ra sao? mình đã ốn mươi ngày nghiền ngẫm, dù không thể nói là chính xác hoàn toàn, song vẫn làm rõ được vài chuyện, nhân đây mình cho đăng lên diễn đàn với hy vọng được chỉ dẫn, để mình trong dịp cúng đình năm sau công bố cho nhân dân xã nhà, vậy rất mong được đóng góp.
Tra trong sử liệu đầu triều Nguyễn thì Nguyễn Khắc Tuấn có trong các sách sau:
Minh Mạng Ngự Chế Văn 明命御製文, Trung Tâm Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Quốc Gia_Viện Nghiên Cứu Hán Nôm, ấn bản năm 2000 do Trần Văn Huyền dịch và chú giải. trang 80: “Dụ Bộ Lễ, Dụ: chưởng cơ đã quá cố Nguyễn Khắc Tuấn, mùa thu năm ngoái mang quân đi đánh tên phỉ phản nghịch đầu xỏ Lý Khai Hoa, tuy lúc đầu đóng quân tại chỗ làm hao tổn lương thực lại lâu ngày không báo công về và Trẫm đã phải giáng chỉ nhắc nhở viên này nếu cố gắng tiến công, hàng tuần báo về tin thắng trận và làm sao bắt sống được tên cầm đầu đưa về nạp thì đồng đảng cũng sẽ lần lượt bị dẹp xong để tỏ rõ uy thế của nước. đạt được công tích đó thì thật đáng khen thưởng. Trẫm đang đợi thành này báo công về để ban ơn. Nào ngờ viên này bị vất vả lâu ngày rồi ốm chết. xem biểu thấy thật đáng thương. Vậy ngoài việc cấp tuất theo lệ và số lụa mà thành này đã cấp thêm ra. Truyền tặng cho Nguyễn Khắc Tuấn chức hàm thống chế chánh nhị phẩm. lại thưởng cho 200 lạng bạc và ban cho một đàn tế để tỏ rõ lòng thương mến người đã bỏ sức nơi biên cương. Vậy báo cho bộ biết. hãy kính theo dụ này. (Ngày 25 tháng 2 năm Minh Mệnh thứ 4.)” (tức năm 1823)
Minh Mệnh Chính Yếu 明命政要. Quốc Sử Quán Triều Nguyễn. tập 5, bản dịch của Hà Ngọc Xuyền và Đào Vũ Luyện. sài gòn 1974:
Trang 111 dòng 28 “ giặc cỏ ở Hưng Hóa là Lý Khai Ba李開巴, dối xưng danh hiệu; dân mọi nhiều đứa a tòng, bèn họp quân đốt phá phố Bảo Thắng, quan coi thành sai viên chưởng cơ [trang 112] thống quản mười cơ chấn định là bọn Nguyễn Khắc Tuấn阮克峻, đem lính của châu, chia đường đánh giữ, việc ấy tâu lên.
Vua sai đình thần truyền dụ cho quan tổng trấn Bắc Thành là Lê Chất黎質 rằng: bọn này phiến động dân man mọi, đã thành giặc lớn, bọn chưởng cơ Nguyễn Khắc Tuấn, tùy cơ đuổi bắt, làm sao dóng một hồi trống, mà quét sạch sào huyệt, bắt kẻ thủ đảng, đừng nên chia ra nhiều ngả, để chia sẻ sức quân yếu đi, những viên thổ tù, phải quản sức lính thổ tòng quân đánh dẹp, đứa nào có công, thì khen thưởng ngay, đứa nào chần chừ trông đợi, sẽ theo quân pháp luận tội.
Niên hiệu Minh Mệnh thứ 4 (1823)
Bọn giặc ở Hưng Hóa đã bình trị xong, sai mọi đạo đều rút về, trước ngày quan quân ta đánh phá hai động Gia Phú và Cam Đường, bọn giặc thua chạy tứ tung, ra đầu thú hơn 2000 người, lý Khai Ba thế yếu cùng quẫn, chạy trốn vào Lâm Động, có người ở phố Bảo Thắng tên Vi Trung Tú韋忠秀 đến cửa quân của Nguyễn Khắc Tuấn xin ra sức đem kẻ thuộc hạ vây bộ bắt sống được Lý Khai Ba, cùng bọn giặc đem nộp, tin thắng trận tâu lên…”
Quốc Triều Sử Toát Yếu國朝史撮要. Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, bản dịch của Sử Quán và Hoàng Văn Lâu. NXB VH, 2003
Trang 157 “ khi trước dân thổ trấn Hưng Hóa là tên Lý Khai Ba làm giặc, tự xưng Lý Hoàng, dân mọi theo nhiều. Quan tổng trấn sai chưởng cơ thống quân Nguyễn Khắc Toản đi theo bờ phía bắc sông Thao, Nguyễn Đức Niên đi theo bờ nam, đều tấn quân lên; tư tờ cho trấn thủ Tuyên Quang là Đào Văn Thành đem binh ứng tiếp. giặc giữ nơi hiểm yếu, thường chống với quân ta, ta phải thêm quan quản thủ Quốc Oai là Phan Bá Hùng, phấn võ vệ úy Lê Văn Túc đóng quân giữ, mà giục Nguyễn Khắc Toản tấn quân đánh. Đến khi Khắc Toản đến Diêm Khê, Thành đem quân tới hội, tấn quân đến động Cam Đàng đánh lấy được đồn giặc, chia quân đuổi theo phá luôn, bắt được quốc lão giặc là Lý Văn Nhị và quân tiên phong hơn 10 người, lấy được giấy tờ, ấn tín và sống ống, khí giới của giặc rất nhiều lắm. báo tiệp lên, Ngài phát của kho: hoa hồng, mộc hồng, tố sô sa, mỗi thứ 5 cây, giao cho quan tổng trấn thưởng cấp, Lý Khai Ba sau bị người tàu là Vi Trung Tú bắt được giải nạp giặc Hưng Hóa điều yên.”
Đại Nam Thực Lục 大南實錄. Quốc Sử Quán Triều Nguyễn. NXB GD, 2007, tập2
Trang 174, dòng 25 “ phó tướng tiền quân lĩnh đê chính là Hoàng Văn Điểm bị bệnh, lấy thống quản thập cơ trung quân là Nguyễn Khắc Tuân kiêm coi đê chính.”
Trang 190, dòng 29 “ đắp thành trấn Hưng Hóa. Thành ở Trúc Khê (tên xã thuộc huyện Tam Nông), khuôn khổ cũ thấp hẹp. trước Vua đi bắc tuần, sai viên giám thành đến ngắm địa thế để mở rộng thêm. Đến nay sai thống quản thập cơ trung quân là Nguyễn Khắc Tuấn trông coi 1500 người các quân thuộc Bắc Thành đến ứng dịch…”
Trang 233, dòng 15 “ trấn thủ Hưng Hóa là Nguyễn Đức Niên nghe báo đem binh đi đánh. Giặc bỏ bảo chạy. lại họp hơn nghìn người đốt phá phố Bảo Thắng và vây bảo. viên chiêu thảo đồng tri là Điêu Quốc Thể cáo cấp với thành. Thành thần lập tức sai chưởng cơ thống quản thập cơ chấn định là Nguyễn Khắc Tuân lĩnh 1000 binh theo bờ phía bắc sông Thao, cùng Nguyễn Đức Niên lĩnh 1000 binh theo bờ phía nam điều tiến,…”
Trang 240, dòng 10 “ thổ phỉ trấn Hưng Hóa là Lý Khai Ba nghe tin quan quân đuổi bắt, sai đồ đảng chiếm giữ chỗ hiểm yếu. trấn thủ Nguyễn Đức Niên sai thổ tri huyện Văn Chấn là Cầm Nhân Bình đem 2000 binh làm tiền đạo. giặc dựa chỗ hiểm, đặt phục binh. Nhân Bình bị chúng bắn chết. Đức Niên lại phái phó quản cơ cơ tả chấn là Nguyễn Đăng Đạo dẫn binh đánh tiếp, chém. được vài đầu. giặc lui chạy, vừa Đức Niên bị bệnh, lại đóng quân ở bảo Trấn Hà, chưởng cơ Nguyễn Văn Tuấn tiếp đến Trấn Hà, chia quân đi nã. Thành thần nghe tin, phái thêm quản phủ phủ Quốc Oai là Phạm Bá Hùng, phó vệ úy vệ phấn võ là Lê Văn Túc đem 1000 binh án giữ đất ấy mà giục Nguyễn Khắc Tuấn tiến đánh động Cam Đường.”
Trang 246, dòng 26 “ trấn thủ Tuyên Quang là Đào Văn Thành đến động Cáo Niên, giặc đem vài trăm đồ đảng cự lại. Thành đốc binh bắn súng, chúng chết và bị thương nhiều, chạy tan. Chưởng cơ Nguyễn Khắc Tuấn tiến đến Lư Khê. Thành dẫn binh đến cùng họp.”
Trang 247, dòng 1 “ tổng trấn Bắc Thành Lê Chất dâng một biểu trình bày việc dẹp giặc ở Hưng Hóa. Vua dụ rằng “ xem tờ tâu đã rõ hết rồi. như nói trưng điệu những thổ tù binh đánh ở Sơn Tây, Tuyên Quang thì phải khéo vỗ về để sai khiến, phí nhiều lương tiền cũng đừng có tiếc,…đến như việc nên phái thêm binh ở kinh và ở Thanh, Nghệ thì trẫm đã dự trù liệu, không phiền đến khanh phải lo. Khanh nên lưu tâm điều độ để sớm yên biên thùy. Trẫm chuyên ngóng tin tốt ấy. đem đại lược lời dụ bảo cho bọn Nguyễn Khắc Tuấn và Đào Văn Thành biết.”
Trang 253, dòng 2 “ trấn thủ Tuyên Quang là Đào Văn Thành đóng binh ở Lư Khê. Chưởng cơ Nguyễn Khắc Tuấn tiến trước đến bảo Bảo Thắng, ủy cho vệ trung bảo nhị là Nguyễn Văn ứng coi chở thuyền lương để do đường thủy bộ đều tiến. bọn giặc giữ Ấn Sơn để ngăn chặn đường thủy. Khắc Tuấn đánh phá được, binh đến Bô Khê đóng đồn ở bờ bắc, giặc lui giữ bờ phía nam. Khắc Tuấn nhân ban đêm đánh úp giặc chạy đến động Cam Đường,..
Khắc Tuấn tiến binh đến động Cam Đường, sai bọn vệ úy hữu quân quản cơ trung hùng Phạm Đình Bảo đánh đồn giặc, đốt lán trại. tướng giặc Lý Khai Ba chạy đến động Hương Sơn. Quân ta đuổi theo, bắt sống được ngụy tướng quân là Vi Văn Ba và Lý Văn Lật. giặc lại giữ động Gia Phú. Khắc Tuấn đánh chém hơn 10 đầu, bắt sống ngụy phi hổ tướng quân là Triệu Thành Bảo. Đào Văn Thành đánh động Vũ Lao, cũng chém được hơn 20 đầu. giặc chạy trốn. quân ta chia đường đuổi theo sát, đánh vỡ liên tiếp, bắt sống ngụy quốc lão Lý Văn Nhị, ngụy tiền phong Triệu Văn Khánh, Đặng Văn Lập, Triệu ả Đội, Lý Văn Đinh, và đồ đảng vài mươi người,…”
Trang 258, dòng 31 “ thổ phỉ ở Hưng Hóa dẹp yên. Sai các đạo đều rút quân về. trước là quan quân đánh phá hai động Gia Phú và Cam Đường, bọn giặc chạy tan tứ phía, ra thú đến 1200 người. Lý Khai Ba thế quẫn trốn đến Động Hồ. có người nước Thanh ở phố Bảo Thắng là Vi Trung Tú đến nơi quân thú của Nguyễn Khắc Tuấn xin ra sức, bèn đem gia thuộc tìm bắt sống được Khai Ba và đảng chúng đem nộp…”
Trang 266, dòng 9 “ chưởng cơ trung quân thống quản thập cơ chấn định là Nguyễn Khắc Tuấn chết. Vua dụ bộ lễ rằng “Khắc Tuấn mùa thu năm ngoái lĩnh binh đi đánh dẹp giặc, lúc đầu tuy đóng quân tốn lương, lâu chưa tâu công trạng, từng gián chỉ răng quở, đã biết hăng hái tiến lên, báo thắng trận liên tiếp dần dẹp yên giặc mà lập công to. Ta đương chờ sách công trạng tâu lên để ban ân rộng, ngờ đâu vì mệt nhọc mà chết, thực rất thương xót.” Bèn truy tặng thống chế, sai quan dụ tế, lại cho gia quyến 200 quan tiền,..”
Qua các đoạn trích dẫn trên ta thấy rằng, ở Quốc Triều Sử Toát Yếu, Nguyễn Khắc tuấn được phiên âm là nguyễn khắc Toán, điều này có lẽ do âm điệu người phiên dịch. Riêng ở Đại Nam Thực Lục tập 2 phần đệ nhị kỉ năm 1822, ở các trang 174, 233 có nhân vật nguyễn khắc Tuân, nhưng khi ta so đọ kĩ chức tước “ thống quản thập cơ trung quân” trong trang 174 và “chưởng cơ thống quản thập cơ chấn định” trang 233 thì Nguyễn Khắc Tuân chắc chắn là Nguyễn Khắc Tuấn, đây có lẽ do sơ suất của nhà xuất bản, trong Minh Mạng Chính Yếu tập 5, do Hà Ngọc Xuyền và Đào Vũ Luyện dịch, thấy phiên âm 阮克峻 là Nguyễn Khắc Tuân, thì đây chắc do cách phiên âm nhầm vì 峻 phải đọc là Tuấn (theo từ điển của Thều Chửu, Đào Duy Anh, Nguyễn Tôn Nhan). Đến đây ta có thể kết luận rằng vào những năm đầu triều Minh Mạng có nhân vật Nguyễn Khắc Tuấn, Người ấy nắm chức chưởng cơ thống quản thập cơ chấn định. vậy tại sao một nhân vật dù chức tước không thật lớn nhưng chắc chắn phải có truyện trong Đại Nam Liệt Truyện hay ít ra cũng có trong phần nhân vật của Đại Nam Nhất Thống Chí, đằng này hoàn toàn không thấy nhắc đến trong hai tác phẩm ấy, ngay cả phần đệ nhất kỉ ( viết về hoàng đế Gia Long ) cũng không hề thấy nhắc đến nhân vật Nguyên Khắc Tuấn. vậy Nguyễn Khắc Tuấn là người ở đâu? Có làm quan ở triều Gia Long không? Nếu có thì Nguyễn Khắc Tuấn tên thật là gì? Tại sao có sự đổi tên thành Nguyễn Khắc Tuấn? và cũng tại sao Đại Nam Liệt Truyện, Đại Nam Nhất Thống Chí không nhắc đến Ngài?


Được sửa bởi bích cai hạ ngày Wed Nov 02, 2011 6:15 pm; sửa lần 1.
bích cai hạ
bích cai hạ
Chánh Tổng
Chánh Tổng

Tổng số bài gửi : 72
Points : 5406
Reputation : 5
Join date : 27/11/2009

Về Đầu Trang Go down

ông thần đình tân chánh Empty Re: ông thần đình tân chánh

Bài gửi  bích cai hạ Wed Nov 02, 2011 6:11 pm

Tên thật Ngài Chưởng Cơ Trung Quân Thống Quản Thập Cơ Chấn Định Nguyễn Khắc Tuấn
Cũng ở huyện Cần Đước tại ấp 5 xã Tân Ân, nơi đặt ngôi mộ của mẹ Ngài Nguyễn Khắc Tuấn, ngôi mộ bằng kết cấu đá vôi, trên ngôi mộ có mọc một cây da lớn, gần cạnh ngôi mộ là miếu thờ chúa Xứ Nương Nương, dân gian còn gọi là Miễu Cây Da. Ngôi mộ giữ được kết cấu kiến trúc xưa, đặc biệt là một mộ chí,. Về tấm bia chí này, chính giữa là hàng chữ “Y Phu Nguyễn Môn Chính Thất Lê Nhu Nhân Chi Mộ” 依 夫 阮 門 正 室 黎 孺 人 之 墓 [mộ của Lê Nhu Nhân là chánh thất của họ Nguyễn], bên trái là “Tếu Thứ Bính Dần Mạnh Xuân Nguyệt Cốc Nhật” 歲 次 丙 寅 孟 春 月 榖日[ngày tốt tháng mạnh xuân năm bính dần], bên phải là “Tự Tử Nguyễn Phúc Nghị Nguyễn Phúc Xuân Phụng Lập” 字 子 阮 福 議 阮 福 春 奉 立 [ con là Nguyễn Phúc Nghi Nguyễn Phúc Xuân phụng lập]. ở tấm bia này ta thấy có ghi năm bính dần, vậy năm bính dần là năm nào? Ta thấy trong khoảng chừng thời gian ấy có ba năm bính dần là các năm 1746, 1806, 1866. vậy năm 1806 sẽ là năm thích hợp hơn hết, và chắc chính năm 1806 ngôi mộ này được lập. Về người lập mộ thì rõ ràng ghi Nguyễn Phúc Nghị và Nguyễn Phúc Xuân phụng lập. Mà như ta biết đây là mộ mẹ của Nguyễn Khắc Tuấn, vậy tại sao trên mộ chí không có tên Nguyễn Khắc Tuấn? chẳng lẽ Ngài [Nguyễn Khắc Tuấn] hoàn toàn không có chút công lao nào trong việc lập ngôi mộ này, điều này sẽ là vô lý. Vậy tại sao không có tên Ngài trên mộ mẹ ngài, điều này chỉ có thể giải thích khi Nguyễn Khắc Tuấn là tên khác của một trong hai người có cái tên Phúc Nghị và Phúc Xuân trong bia chí.
Trong Đại Nam Thực Lục phần đệ nhất kỉ, không hề có hai cái tên Nguyễn Phúc Nghị và Nguyễn Phúc Xuân cũng như Nguyễn Khắc Tuấn. Duy có cái tên đáng chú ý là nhân vật Nguyễn Xuân ở trang 335; 621; 718; 721; 726, đặc biệt là trang 868 dòng 22 “ lấy trấn thủ sơn nam thượng là Nguyễn Xuân làm chánh quản thập cơ chấn định ở trung quân,..”việc này xảy ra năm quí dậu, tức năm 1813, chức tước hoàn toàn phù hợp với Ngài Nguyễn Khắc Tuấn.
Thêm một chứng Nguyễn Xuân chính là Nguyên Khắc Tuấn đó là trên tấm bia mộ của thân mẫu Ngài Nguyễn Khắc Tuấn, có kí tải tên hai người con đứng ra lập mộ, một là Nguyễn Phúc Nghị, một là Nguyễn Phúc Xuân. Vậy Nguyễn Xuân có phải là Nguyễn Phúc Xuân. Điều này chắc là vậy, bởi lẽ như ta biết hai chữ Nguyễn Phúc là họ và chữ lót của các chúa Nguyễn, nhưng ở đây ta thấy hai anh em Phúc Nghị, Phúc Xuân lại mang họ và chữ lót Nguyễn Phúc, đây là ngẫu nhiên chứ không thể có chuyện hai anh em ngài có gốc tích là nhà Chúa, chính vì thường dân mà mang họ và chữ đệm là Nguyễn Phúc, nên chắc lẽ khi đem vào sử thì sử thần triều Nguyễn đã đổi Nguyễn Phúc Xuân thành Nguyễn Xuân, việc làm này với ý định tránh nhầm lẫm họ là thân tộc của hoàng đế. Dù bia chí hay truyền tích không khẳng định điều ấy, nhưng có một đoạn trong Quốc Sử Di Biên của Phan Thúc Trực lại chỉ cho ta biết chắc Nguyễn Khắc Tuấn còn có tên gọi là Xuân. Cụ thể trang 275 của quyển Quốc Sử Di Biên 國史遺编 do nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội xuất bản năm 2010 có đoạn “ thập cơ Xuân bắt được giặc Lý Khai Hóa, giải về bắc thành xử trảm cùng với tướng là Triệu Phi Hổ. Hổ chết cắt thủ cấp đưa về kinh…” sự kiện này xảy ra vào tháng 2 năm 1823, trùng hợp với tháng và năm cũng như chuyện bắt được Lý Khai Hóa (tên giặc tên là Lý Khai Hoa, như do kị úy mẹ Thiệu Trị nên Ba hay Hóa là cách đọc khác của Hoa) trong Đại Nam Thực Lục đệ nhị kỉ, các dịch giả của Quốc Sử Di Biên cũng viết trong lời chú về thập cơ Xuân “ trong Đại Nam Thực Lục (phần đệ nhị kỉ) không thấy nhắc tên thập cơ tên Xuân. Xem xét các chi tiết có liên hoan, chúng tôi chỉ thấy nhắc đến một chức chưởng cơ tên là Nguyễn Khắc Tuấn tiến đánh bọn giặc phỉ ở Hưng Hóa,..” vậy khi xâu kết các sử kiện ta có thể khẳng định chưởng cơ trung quân thống quản thập cơ chấn định Nguyễn Khắc Tuấn vốn tên là Xuân. Vậy tại sao có chuyện Nguyễn Xuân đổi thành Nguyễn Khắc Tuấn, đổi ra khi nào?
Trong Đại Nam Thực Lục phần đệ nhất kỉ và đệ nhị kỉ có nhiều đoạn đề cập đến các tên Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Xuân. Quyển 15 của Đại Nam Liệt Truyện Chính Biên sơ tập có đề cập đến nhân vật Nguyễn Văn Xuân [ông này quê ở huyện Chương Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi đầu theo quân Tây Sơn, năm 1801 về hàng Gia Long, trãi các chức phó tướng tả quân, quyền trấn thủ Vĩnh Thanh, quyền bảo hộ Chân Lạp. năm 1824 làm phó tướng hữu quân, năm 1828 về hưu, năm 1835 được phong tước Thuận Bá, năm 1837 thì chết.] còn nhân vật Nguyễn Xuân trong Đại Nam Liệt Truyện nhị tập, thì Nguyễn Xuân này [người huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1799 qui thuận Gia Long, năm 18 phong phó vệ úy vệ tín uy ở thất nội. khoảng đời Minh Mạng từng nhiều lần đánh nhau với giặc Khôi, giặc Xiêm, đến năm 15 (1834) chết.] hai nhân vật tên Xuân nêu trong Liệt Truyện điều không phải người ở Phúc Lộc_Gia Định (Phúc Lộc thời Nguyễn bao gồm vùng Cần Giuộc, Cần Đước, một phần Bình Chánh ngày nay), tức không phải ông thần Nguyễn Khắc Tuấn ở đình Tân Chánh. Nhưng khi xem các sự kiện ở đệ nhất kỉ kết hợp với Liệt Truyện ta có thể kết luận vào đầu đời Gia Long, Minh Mạng có ba người tên Xuân, một người ở Quảng Ngãi, một người ở Thanh Hóa, và một người Tân Chánh_Long An. Chắc lẽ do sự trùng lấp tên gọi mà Nguyễn Xuân ở Tân Chánh đã đổi thành Nguyễn Khắc Tuấn dưới chủ ý của Vua Minh Mạng nên các tài lệu thời Vua Minh Mạng Ngài đều mang tên Nguyễn Khắc Tuấn, chứ không phải là Nguyễn Xuân như dưới triều Gia Long hay Nguyễn Phúc Xuân trên mộ chí. Cũng bởi lẽ sự trùng lấp họ tên ấy mà cả Đại Nam Liệt Truyện và Đại Nam Nhất Thống Chí đều bỏ sót hành trạng của Ngài. ( xem thêm phần phụ lục )
bích cai hạ
bích cai hạ
Chánh Tổng
Chánh Tổng

Tổng số bài gửi : 72
Points : 5406
Reputation : 5
Join date : 27/11/2009

Về Đầu Trang Go down

ông thần đình tân chánh Empty Re: ông thần đình tân chánh

Bài gửi  bích cai hạ Wed Nov 02, 2011 6:12 pm

Hành trạng Ngài Chưởng Cơ Trung Quân Thống Quản Thập Cơ Chấn Định Nguyễn Khắc Tuấn
Qua tất cả các sử liệu ta có thể biết đôi điều về Nguyễn Phúc Xuân (theo mộ chí nơi mộ mẹ Ngài)_hoặc Nguyễn Xuân (theo sử liệu trong đệ nhất kỉ)_hoặc Nguyễn Khắc Tuấn (theo sử liệu đệ nhị kỉ).
Ngài [tức Nguyễn Phúc Xuân hay Nguyễn Xuân hay Nguyễn Khắc Tuấn] người huyện Phúc Lộc tỉnh Gia Định, nay là phần đất Tân Chánh_Tân Ân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Ngài nguyên tên là Nguyễn Phúc Xuân, sinh năm nào không rõ, thân mẫu là bà lê nhu nhân, Ngài có người anh trai là Nguyễn Phúc Nghị.
Ngài [Nguyễn Khắc Tuấn] theo đức Gia Long ứng nghĩa năm nào cũng không biết, chỉ biết rằng vào tháng tư năm bính thìn (1796) khi đức Gia Long đặt bốn vệ Thần Uy, Thần Dũng, Thần Lược, Thần Toán thì Ngài [Nguyễn Khắc Tuấn] lúc ấy đương giữ chức khâm sai cai đội tiền quân được chuyển sang giữ chức phó vệ Thần Toán thuộc tả quân, theo sự điều khiển của ông Lê Văn Duyệt.
Từ năm 1796 đến 1802, chắc lẽ Ngài [Nguyễn Khắc Tuấn] theo sự tiết chế của Lê Văn Duyệt nhiều lần xuất nhập đánh miền trung khi gió nồm nổi, cũng như vào năm 1802 tiến quân ra bắc hà lập đỗ vua Cảnh Thịnh của nhà Tây Sơn.
Tháng 12 năm 1804, có giặc ở Kinh Bắc tràn cướp bảo Đèo Vang trấn Thái Nguyên cai đội thủ bảo Nguyễn Hữu Thành chống đánh đến chết, lúc ấy Ngài [Nguyễn Khắc Tuấn] giữ chức phó thống tiền đồn tiền quân cùng phó quản thập cơ tả quân Ngô Văn Tham tiến đến Phượng Nhãn, trấn thủ Kinh Bắc Phạm Tiến Tuấn cũng đem quân họp đánh, bắt được tướng giặc Lương Văn Truyền và hơn 30 đồ đảng, thu được khí giới rất nhiều.
Không biết chắc mẹ Ngài [Nguyễn Khắc Tuấn] mất năm nào nhưng trên bia chí nơi mộ mẹ Ngài [Nguyễn Khắc Tuấn] có khắc dòng chữ nói anh Ngài là Phúc Nghị cùng Ngài lập bia cho mẹ, việc ấy diễn ra vào năm 1806. và cũng không thể khảo trong thời gian lập mộ ngài có về quê không?
Tháng giêng năm 1808, có bọn Vũ Đình Khanh họp đảng ở khoảng Thiên Trường và Nghĩa Hưng. Quan Bắc Thành được tin báo, sai chánh quản thập cơ Ngô Văn Ngữ đóng giữ trấn thành, rồi sai nhiếp trấn Ngô Văn Tham cùng chánh thống hậu đồn là Lê Công Lý đem quân hội tiễu. Thế giặc mạnh, tổng trấn Bắc Thành lại sai Ngài [Nguyễn Khắc Tuấn] cùng chánh thống tiền đồn Nguyễn Văn Hưng tiếp ứng, lúc ấy Ngài [Nguyễn Khắc Tuấn] đang giữ chức phó thống. Tham đến Nghĩa Hưng giao chiến với giặc, ngày hôm sau giặc lại đến trấn lị, Tham mang quân về tiếp ứng, giặc vỡ chạy. lúc ấy quân của Lý đóng ở Thiên Trường bị giặc vây ba mặt, Lý đánh từ giời dần đến giờ thân, Lý chiến bất lợi, rút quân vào phủ, ngay lúc ấy thì Ngài [Nguyễn Khắc Tuấn] cùng Hưng tiến đến, giặc phải lùi ra sông Lác, quan quân đuổi theo đến Đại An, chém trăm đầu giặc cùng tên đầu đảng là Đình Thanh. Giặc lại họp thuyền ở ngã ba sông huyện Giao Thủy, Tham và Ngài [Nguyễn Khắc Tuấn] đem quân thủy bộ tới đánh, giết chết vô kể, thu nhiều khí giới.
Tháng 2 năm 1808 đảng giặc ở Sơn Nam lại vây phủ Kiến Xương. Ngài [Nguyễn Khắc Tuấn] cùng Ngô Văn Tham, Nguyễn Văn Hưng đem quân thủy bộ đánh liên tiếp, phá được giặc.
Tháng 4 năm 1808 bọn thổ tù Sơn Âm ở Thanh Bình là Quách Tất Thúc làm phản. Ngài [Nguyễn Khắc Tuấn] lúc ấy làm phó vệ úy hổ uy cùng Lê Văn Sách đem binh đến họp với các ông Văn Vân, Văn Thành, song giặc dựa chỗ hiểm chống cự nên triều đình sai Lê Chất quản lĩnh đại binh đí đánh.
Tháng 5 năm 1808, đảng giặc ở Sơn Nam Thượng lại nổi lên ở Ứng Thiên Ngài cùng Nguyễn Văn Xuyến, Nguyễn Văn hưng chia đường đánh bắt, giặc thua chạy đến Khoái Châu, Ngài [Nguyễn Khắc Tuấn] lại đánh nhau với giặc, cả thắng.
Sau đó Ngài [Nguyễn Khắc Tuấn] được cử làm trấn thủ ở Sơn Nam Thượng, đến tháng 10 năm 1813 Ngài [Nguyễn Khắc Tuấn] được cử sang làm chánh quản thập cơ chấn định ở trung quân.
Tháng 12 năm 1821 do phó tướng tiền quân lĩnh đê chính Hoàng Văn Điểm bị bệnh nên Ngài [nguyễn khắc tuấn] bên cạnh quản thập cơ trung quân còn kiêm luôn coi Đê Chính.
Tháng 2 năm 1822, Ngài [nguyễn khắc tuấn] đem 1500 người các quân thuộc bắc thành đến ứng dịch việc đấp thành Hưng Hóa.
Tháng 9 năm 1822, thổ dân ở Hưng Hóa là Lý Khai Ba [hoặc đọc là Hoa đều được] nổi loạn, đốt phá phố Bảo Thắng, Ngài [Nguyễn Khắc Tuấn] vâng mệnh tổng trấn Bắc Thành lĩnh 1000 quân theo bờ bắc sông Thao cùng Nguyễn Đức Niên lĩnh 1000 quân theo bờ nam mà tiến, các ông Đào Văn Thành, Điêu Quốc Thuyên, Cầm Nhân Nguyên, Nguyễn Thế Nga cũng chia nhau đánh giặc. Ngài [Nguyễn Khắc Tuấn] được Vua dụ “phải tùy cơ hội tiểu.” Đến tháng 10 Ngài [Nguyễn Khắc Tuấn] tiến đánh động Cam Đường. Tháng 11 Ngài [Nguyễn Khắc Tuấn] lại tiến đến Lư Khê. Lúc ấy thế giặc khá mạnh, Vua Minh Mạng dục Ngài [nguyễn Khắc Tuấn] cùng các tướng khác mau chóng tảo trừ xong bọn nghịch phỉ. Bấy giờ do sự truy bức của quan quân nên tên Lý Khai Ba chạy tứ tung, tháng 12 Ngài [Nguyễn Khắc Tuấn] lại tiến đánh vào động Cam Đường, giặc giữ động Gia Phú, Ngài [Nguyễn Khắc Tuấn] lại vây đánh chém hơn 10 tên, bắt sống được tên giặc Triệu Thành Bảo, trận này Ngài [Nguyễn Khắc Tuấn ] cùng các tướng khác đại thắng quân giặc, được Vua ban phát nhiễu hoa hồng, nhiễu mộc hồng, nhiễu trắng.
Tháng giêng năm 1823, khi Ngài [Nguyễn Khắc Tuấn] đóng quân ở Hưng Hóa để lùng bắt tên đầu sỏ Lý Khai Ba, thì có tên bắc quốc [người Trung Quốc] là Vi Trung Tú đến cửa quân xin ra sức bắt giặc, được Ngài ủy lạo, Vi Trung Tú cùng tay chân bắt được Lý Khai Ba đem dâng nộp. tin thắng trận đến triều đình, nhà Vua cả mừng.
Đến tháng 2 năm 1823 do khó nhọc trong việc tiểu trừ bọn Lý Khai Ba mà Ngài [Nguyễn Khắc Tuấn] đã lâm bệnh, đến đây thì mất, Hoàng Đế thương xót dụ bộ Lễ “Khắc Tuấn mùa thu năm ngoái lĩnh binh đi đánh dẹp giặc, lúc đầu tuy đóng quân tốn lương, lâu chưa tâu công trạng, từng gián chỉ răng quở, đã biết hăng hái tiến lên, báo thắng trận liên tiếp dần dẹp yên giặc mà lập công to. Ta đương chờ sách công trạng tâu lên để ban ân rộng, ngờ đâu vì mệt nhọc mà chết, thực rất thương xót.” Nhà Vua tặng Ngài hàm thống chế chánh nhị phẩm, cấp thêm tơ cùng thưởng 200 lạng bạc, lại cho gia quyến 200 quan tiền, sai quan dụ tế.
bích cai hạ
bích cai hạ
Chánh Tổng
Chánh Tổng

Tổng số bài gửi : 72
Points : 5406
Reputation : 5
Join date : 27/11/2009

Về Đầu Trang Go down

ông thần đình tân chánh Empty Re: ông thần đình tân chánh

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết