TỰ HÀO SỬ VIỆT


Join the forum, it's quick and easy

TỰ HÀO SỬ VIỆT
TỰ HÀO SỬ VIỆT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» HELLO MOI NGUOI OI
giáo dục hiện đại EmptyFri Dec 20, 2013 9:24 am by lệ viên

» CHIẾN CÔNG CUỐI CÙNG CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
giáo dục hiện đại EmptyThu Nov 07, 2013 6:44 pm by nguoihoaico

» ai da cuoi chong
giáo dục hiện đại EmptySat Sep 21, 2013 5:52 pm by vtruong2003

» NĂM MẠC CỬU VỀ HÀ TIÊN
giáo dục hiện đại EmptyThu Feb 28, 2013 8:59 am by anhoa

» thông tin của lớp
giáo dục hiện đại EmptySun Jan 27, 2013 9:49 pm by Vũ Ngọc

» forum bị lãng quên
giáo dục hiện đại EmptyWed Dec 05, 2012 11:15 am by Vũ Ngọc

» ẢNH CƯỚI NGỌC BÍCH
giáo dục hiện đại EmptyMon May 21, 2012 7:33 pm by haflee

» ngày mai trong đám xuân xanh ấy có kẻ theo chong bỏ cuộc chơi
giáo dục hiện đại EmptyWed May 16, 2012 3:12 pm by traitimphale

» một hành trang - một ước mơ
giáo dục hiện đại EmptyMon Apr 02, 2012 7:46 pm by thanglonghoaico1010

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 64 người, vào ngày Fri Feb 02, 2024 2:31 am
March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar


giáo dục hiện đại

+2
lệ viên
bích cai hạ
6 posters

Go down

giáo dục hiện đại Empty giáo dục hiện đại

Bài gửi  bích cai hạ Mon Mar 15, 2010 11:06 am

Đức Mạnh Tử lúc xưa nói chuyện với Huệ Vương, khi Vương hỏi làm sao để cho nước được lợi, Đức Mạnh đáp chỉ nên nói chuyện nhân nghĩa. Ngài lập luận rằng nếu đấng Vương đã nói lợi thì tự công hầu đến thứ dân cũng sẽ chỉ nói đến lợi, nếu thế thì tác hại sẽ vô cùng. Cho nên nhân nghĩa dù còn nhiều hình thức trong lớp nho sĩ xưa, nhưng về cơ bản đã thành chuẩn mực của xã hội nho giáo, và thuyết nghĩ chính nhân nghĩa là cái cốt lõi để con người khác với muôn thú trong phần tính cách. Mất nhân nghĩa rồi thì xã hội con người sẽ ra sao đây ?
Xã hội việt nam xưa, dù vẫn còn những đứa con bất hiếu, những kẻ bất nhân, nhưng những cái bất hảo đó chỉ là nhỏ bé, và luôn bị lên án, loại khỏi xã hội.( vì vậy mới có chuyện chỉ một chuyện chàng rễ mà tư dâm với mẹ vợ cũng được ghi vào chính sử). còn giờ khi nhìn vào xã hội việt nam hiện tại mà xem, kẻ giết cha, đánh mẹ, và hàng vạn tội ác khác, dù rằng những thứ đó luôn bị nhà nước trừng trị. Nhưng đó chỉ là biện pháp tề nhọt, nhọt này tề, nhọt khác sẽ mọc. vì các gốc, tức nền tảng đạo đức đã bị vi khuẩn đục khoét thì làm sao mà cơ thể được tốt lành cho được. mấy con vi khuẩn bắt nguồn một phần từ việc giáo dục, đã mấy chục năm rồi ta chối từ sạch cách học xưa, tiếp nhận theo học khoa học tây phương, ta học chủ yếu là kĩ nghệ, còn phần đạo đức vẫn có, nhưng đạo đức gì. Đạo đức của dân tộc ta xuất phát từ nho giáo, mà trong mấy mươi năm nay nho giáo bị nhiều thức giả coi khinh, phỉ bán mà họ đâu biết rằng chữ hiếu chữ nhân của dân tộc từ đó mà ra. Họ cũng lấy hiếu, lấy nhân để dạy, nhưng cái nhân, cái hiếu của họ tỉ như một bức ảnh, nó chân thực, nhưng cũng chỉ là một bức ảnh, một thứ nhân nghĩa dạy lấy có. còn gần đây tình trạng còn bi thiết hơn, số tiết “nhân nghĩa” quá ít, các nhà giáo dục cố đào tạo những cổ máy làm thật nhiều tiền, đường nhân nghĩa của người học bị che lấp bởi đường danh bạc. vì sao lại thế? Cũng chỉ vì cách học của ta hiện tại là theo học thuyết âu châu chủ yếu là đường kĩ nghệ, nói đến kĩ nghệ có khối học thuyết này nọ. nó bổ ích cho khoa học thật đó, nó giúp cho sự phát triển kinh tế về mọi mặt. nhưng con người ngày xưa học làm ra tiền để phụng dưỡng mẹ cha, để nở danh gia tộc, còn người bây giờ kiếm tiền nuôi thân là chủ yếu, cái lối ích kỉ âu châu đã ngấm dần vào huyết của dân tộc, mà tình trạng hiện nay cũng đỡ vì còn các cụ được tiếp xúc với nhân nghĩa xưa, sau này mà lớp u nhọt ấy lớn lên, rồi chúng dạy hậu nhân của ta , lúc ấy hậu nhân dân việt sẽ ra sao?.
để cải thiện tình trạng ấy thiết nghĩa trên phương diện giáo dục đạo đức ta cần tìm lại giá trị xưa, tức phải xây dựng cho dân tộc một học thuyết đạo đức “nhân nghĩa” học, cái học thuyết ấy phải được song hành cùng các thuyết kinh tế khoa học âu mỹ. cái học thuyết đạo đức đó tất phải tìm trong nho giáo. Do vậy việc cách tân nho giáo là việc cần kíp hơn bao giờ hết.
bích cai hạ
bích cai hạ
Chánh Tổng
Chánh Tổng

Tổng số bài gửi : 72
Points : 5406
Reputation : 5
Join date : 27/11/2009

Về Đầu Trang Go down

giáo dục hiện đại Empty Re: giáo dục hiện đại

Bài gửi  lệ viên Mon Mar 15, 2010 11:26 am

Vấn đề này Tín nói rất đúng. Việc cách tân Nho giáo Trung Quốc đã làm lâu rùi và có được kết quả khá tốt. Rõ ràng đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay rất tệ. Nó tệ ngay từ những người mang tiếng là học thức, có trình độ học vấn cao siêu. Nhưng thực ra thì đạo đức kém, rất kém. Ngay Bác Hồ còn sử dụng hàng loạt các phạm trù về đạo đức tronmg Nho giáo để giáo dục mọi người. Thiết nghĩ nho giáo thật là cần kíp cho việc chấn hưng đạo đức của dân tộc. tất nhiên chúng ta phải có sự cách tân trong nhận thứcvà cả phương pháp cho phù hợp với xã hội hiện đại. Nhiều người nghĩ là những điều cách đây cả mấy ngàn năm thì làm sao phù hợp được! Tôi thì nghĩ khác. Nói về đạo đức, vấn đề mà Nho gia gọi là “tu thân” không khi nào là không thực hiện, không xã hội nào mà con người lại không thực hiện nếu muốn hướng đến sự văn minh, giàu đẹp! Những chuỵên đời nay ngẫm lại về bản chất cũng giống như thời loạn Chiến quốc ở Tàu. Sách Đông Chu Liệt Quốc là một quyển sách rất hay đã lột tả được sự băng hoại của xã hội Tàu lúc đó. Đọc rùi gẫm lại hiện nay thấy sao mấy ngàn năm mà con người cũng không thay đổi mấy. Ngày nay con người quá thiên vào kỹ thuật, vật chất mà bỏ quên tinh thần. VIệc giáo dục về đạo đức lại quá xem nhẹ. Đọc những quyển sách dạy đạo đức của học sinh, giáo dục công dân thật chán! Vừa xa vời lại vừa nông. Thật khó để học sinh tiếp thu. Sách giáo khoa tôi đọc chỉ tâm đắc quyển Quốc văn giáo khoa thư thời Pháp thuộc. Mặc dù còn nhiều đỉêm cần chỉnh lại cho phù hợp nhưng về cơ bản, nhất là đạo đức thì rất tổt. Đơn giản mà thâm trầm sâu xa lại rất gần gũi.
et et et
lệ viên
lệ viên
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 384
Points : 5812
Reputation : 4
Join date : 11/11/2009
Age : 35
Đến từ : Xứ Dừa

Về Đầu Trang Go down

giáo dục hiện đại Empty Re: giáo dục hiện đại

Bài gửi  tranvanthinh Mon Mar 15, 2010 2:13 pm

vậy xin hỏi bạn Tín là Việt Nam chúng ta nên cách tân Nho giáo như thế nào?
chúng ta có thể dạy những giáo điều của Nho Giáo bắt đầu từ đây. Thời buổi thông tin bùng nổ như ngày nay, việc chọn lựa cho mình những thông tin bổ ích thật sự là khó khăn. thử hỏi những giáo lý trong Nho giáo ấy co giúp bạn có được 1 công việc trong thời buổi hiện nay ko? Thử hỏi xem những sinh viên Khoa học xã hội như chúng ta ngày mai liệu có được cho mình 1 công việc ổn định, 1 mức lương đủ nuôi sống bản thân chưa? Nho giáo rất hay, điều này đúng. Nó là tinh hoa của những bậc trí giả xưa kết tinh lại, được gạn lọc qua thời gian và có những giáo lý của Nho giáo đã trở thành chuẩn mực như Nhân, Lễ Nghĩa, Trí , Tín... Song ko thể nhất chỉ đề cao Nho Giáo thôi mà phủ nhận hoặc đánh giá ko xác đáng về những nền giáo dục khác được. Tín có bao giờ tự hỏi tại sao Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapor, Mỹ, và các nước Châu Âu phát triển mạnh như vậy ko? Tín có bao giờ ra nước ngoài để thấy rằng ý thức của họ tốt gấp bao lần chúng ta. Những quốc gia ấy có những nước ảnh hửong của Nho giáo, nhưng có những nước chẳng hề ảnh hừong gì.
tranvanthinh
tranvanthinh
Chánh Tổng
Chánh Tổng

Tổng số bài gửi : 51
Points : 5330
Reputation : 0
Join date : 19/11/2009
Age : 35
Đến từ : Biên Hòa - Đồng Nai

Về Đầu Trang Go down

giáo dục hiện đại Empty Re: giáo dục hiện đại

Bài gửi  bích cai hạ Tue Mar 16, 2010 1:17 pm

nếu thịnh đã nói học nho giáo có giúp cho việc tìm công việc sau này không. thế là thịnh đã giống huệ vương hỏi mạnh tử làm sao cho nước được lợi. và thịnh hỏi câu đó cũng chứng tỏ là thịnh bị nhiễm lối sống, lối học vì tư lợi là chính, biểu hiện của nền văn hóa trọng vật chất hơn lễ nghĩa rồi vậy. thịnh hỏi t có coi nền văn minh khác ngoài việt nam chưa, t chưa vậy. còn thịnh?những gì mình xem qua phim ảnh, phóng sự chưa chắc là thực chất của vấn đề nhe thịnh. thịnh hỏi nho giáo phải cách tân như thế nào, câu hỏi đến nay chưa được trả lời, chính vì thế nho giáo mới suy vi như ngày hôm nay vậy. do đó tín mới nêu lên sự cách tân nho giáo, mong rằng được sự chú ý của những người có tâm huyết cho sự tồn vong văn hóa dân tộc. riêng phần t, dù không làm phát huy được giá trị nho giáo, nhưng t cũng nguyện vui với đạo t theo.
bích cai hạ
bích cai hạ
Chánh Tổng
Chánh Tổng

Tổng số bài gửi : 72
Points : 5406
Reputation : 5
Join date : 27/11/2009

Về Đầu Trang Go down

giáo dục hiện đại Empty Re: giáo dục hiện đại

Bài gửi  lệ viên Tue Mar 16, 2010 4:37 pm

Vấn đề này ngộ thấy khá hay đây. Có nhiều điểm cần xem xét lại. CHỉ cần chỉ ra được cái hay, cái dở thì sẽ có thể cách tân được. Cho nên theo ý ngộ mọi người nên trao đổi một số vấn đề sau đây:
-bản chất của Nho giáo là gì?
Đạo đức của Nho giáo trong xã hội hiện nay? Có phù hợp không? Lý do?
Kinh tế trong học thuyết Nho giáo và hiện nay khác nhau thế nào?
Chính trị trong học thuyết Nho giáo và chính trị hiện tại khác nhau ra sao?
… ngoài ra có thể trình bày những vấn đề nào mà mình tâm đắc.
Hy vọng mọi người ủng hộ! vào đây bàn luận cho rôm rả một tý
y y y
lệ viên
lệ viên
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 384
Points : 5812
Reputation : 4
Join date : 11/11/2009
Age : 35
Đến từ : Xứ Dừa

Về Đầu Trang Go down

giáo dục hiện đại Empty Re: giáo dục hiện đại

Bài gửi  dtthanhnha Tue Mar 16, 2010 7:28 pm

Bác Hồ chẳng phải đã nói rồi đó sao, người thì phải có cả tài lẫn đức mới nên việc được. Nho giáo có thể rất hay trong việc đào tạo những con người có đạo đức, có liêm sỉ, có tự trọng, có nhân nghĩa; nhưng liệu có đào tạo nên những con người có thực học, thực tài hay không?
Điều này có lẽ có. Long chưa đọc nhiều sách về Nho giáo, mà cũng chỉ mới đọc 1 phần của Tứ thư, nhưng mấy chữ đọng lại trong đầu lâu nhất đó chính là "cách vật, trí tri". Sự học là phải tìm hiểu cho sâu, cho đến tận cùng của tri thức. Thế nhưng khi giai cấp cầm quyền lựa chọn Nho giáo trở thành nền tảng tư tưởng cho sự cai trị của mình thì họ chỉ chọn lọc những giá trị nhằm bó con người vào cái khuôn khổ của xã hội "vua - tôi", "thầy - trò", "cha - con". Mà điều đó cũng không chỉ riêng gì Nho giáo gặp phải, mà những học thuyết khác cũng nhiều khi bị biến đổi để phục vụ cho mục đích của nhà cầm quyền.
Cái gì cũng có tính chất 2 mặt. Theo Long, Nho giáo có cái dở là quá đề cao những giá trị của thời cổ xưa, coi là thời nay thì không thể nào hơn được thời vua Nghiêu, vua Thuấn. Đó là một sự phủ nhận quá trình tiến bộ của xã hội. Một khi người ta thấy chỉ cần phải học người xưa, nói theo người xưa (hay là nói theo sách) thì còn cần gì cái đầu làm gì cho mệt. Thế mới có người nói rằng dân ta "chuyển từ trạng thái nghĩ bằng đầu sang trạng thái suy nghĩ bằng bụng là vậy". Còn cái tích cực thì mọi người chắc có thể nói được nhiều hơn Long.
Chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi được nhiều giá trị tích cực từ Nho giáo. Bởi vì theo giáo sư Hà Văn Tấn nói thì một yếu tố văn hóa du nhập nào cũng mang những giá trị chung (có thể tạm gọi là giá trị nhân bản) và những giá trị riêng. Tiếp thu ra sao là tùy chúng ta, tùy thời tùy thế, chứ cứ ôm khư khư đạo ấy mà không chịu suy xét xem nó có cái gì còn phù hợp, cái gì không phù hợp nữa thì hơi dở.
dtthanhnha
dtthanhnha
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 275
Points : 5592
Reputation : 4
Join date : 12/11/2009
Age : 35
Đến từ : Nhà hát của những giấc mơ!

http://vn.360plus.yahoo.com/donghocat2471988

Về Đầu Trang Go down

giáo dục hiện đại Empty Re: giáo dục hiện đại

Bài gửi  bích cai hạ Thu Mar 18, 2010 10:35 am

vì sao khổng tử cùng hậu học nho gia đề cao nghêu thuấn, vì nho giáo ra đời trong xã hội mà nền tảng đạo đức suy bại nên đức phu tử mới đề ra nho giáo, một tư tưởng lấy đức để cảm hóa mọi người, và theo phu tử thì thời đại nghêu thuấn là thời mà nền đạo đức tốt đẹp nhất (tính theo lúc nho giáo thời phu tử), nên đề cao nghêu thuấn không phải vì trên trình độ kinh tế, kĩ thuật, mà vì nền đạo đức đó vậy. nói vậy không có nghĩa là nho giáo xem thường việc kinh tế vì làm cho dân no đủ là bổn phận của mọi vị vua, mọi người học nho giáo( xin xem luận ngữ), nho giáo đâu như lão, phật coi cuộc sống là phù du, học nho là tề gia- trị quốc- bình thiên hạ cơ mà. cho nên nho giáo chỗ căn bản của nó là phải giữ được nhân nghĩa trong mọi lúc, đức phu tử bảo phải cẩn trọng khi ở một mình là ý đó vậy.
ý kiến của đăng đưa ra là rất hay, thiết nghĩ nho giáo là một phần của văn hóa việt nam nên việc tìm hiểu, áp dụng một phần nào giá trị vào hôm nay là quí cho văn hóa dân tộc. và thiết tưởng nếu ai có cái tâm huyết đó thì cứ dần suy ngẫm được rồi vậy. nếu được thì vui với xã hội, còn không thì như phu tử nói là vui với điều mình học được, không sợ không ai biết ta, chỉ sợ không vui với việc học. và hẹn đăng vào một dịp mà đã "trí tri, cách vât" thì hãy bàn cho thấu đáo hơn như những gì đăng đưa ra vậy.
bích cai hạ
bích cai hạ
Chánh Tổng
Chánh Tổng

Tổng số bài gửi : 72
Points : 5406
Reputation : 5
Join date : 27/11/2009

Về Đầu Trang Go down

giáo dục hiện đại Empty Re: giáo dục hiện đại

Bài gửi  chichinh Thu Mar 18, 2010 11:07 pm

Nói “Một khi người ta thấy chỉ cần phải học người xưa, nói theo người xưa (hay là nói theo sách) thì còn cần gì cái đầu làm gì cho mệt” thì như vậy là không đúng tinh thần của Nho giáo. Sách có nói “chúng ta sinh sau thánh nhân chứ không phải là đầy tớ của thánh nhân” có nghĩa là ta học theo cái hay của người xưa nhưng vẫn cần cái đầu để suy nghĩ, chứ không thể nào bảo thủ những điều bất hợp lý được. Còn nói đến hệ quả “dân ta chuyển từ trạng thái suy nghĩ bằng đầu sang suy nghĩ bằng bụng” tất là những con người đã xa rời những giá trị của Nho giáo, con người đó đã chạy theo vật chất vậy, không còn trọng lễ nghĩa nữa. Luận ngữ cũng có câu “quân tử mưu đạo bất mưu thực. Canh dã nội tại kỳ trung hỹ. Học dã, lộc tại kỳ trung hỹ. Quân tử ưu đạo bất ưu bần” có nghĩa là “ Người quân tử chỉ lo đạo chớ chẳng lo ăn. Người cày ruộng chỉ lo thức ăn, gặp cơn thất mùa thì phải đói khó. Còn người quân tử trong khi học đạo lại được bỗng lộc dồi dào, vinh diệu.cho nên người quân tử chỉ lo đạo chẳng lo nghèo”. Đó không phải là suy nghĩ bằng “đầu” mà “bụng đói” trong thời nay đâu.Bởi nên câu nói trên không phù hợp mà lại xa rời giá trị truyền thống vậy. Khổng phu tử cũng nói “quân tử hoài đức, tiểu nhân hoài thổ” (bực quân tử mong cho đức hạnh của mình càng ngày càng cao, còn kẻ tiểu nhơn mong cho có chỗ ở, chỗ ăn cho sướng cái thận), dù nagyf nay không là quân tử nhưng sống sao cho tâm hồn minh, vì lợi mà bán rẽ nó thì có trù tính hoài cũng uổng công vậy.
Còn nói rằng “Nho giáo có cái dở là quá đề cao những giá trị của thời cổ xưa, coi là thời nay thì không thể nào hơn được thời vua Nghiêu, vua Thuấn. Đó là một sự phủ nhận quá trình tiến bộ của xã hội” có thật như vậy chăng. Nghiêu, Thuấn là bậc thánh nhân, cai trị thiên hạ đem lại lợi cho dân, đó chẳng phải là điều mà mục tiêu của xã hội chủ nghĩa tấn tới hay sao. Vậy đề cao nó là quá đúng rồi, nhưng quan trọng ở chỗ là xưa với bay có khác nhau gì mà Khổng Phu tử đề cao như vậy. Vì “đời xưa dân có ba tật, đời nay có lẽ chẳng còn ba tật ấy nữa. Người xưa tuy cuồng vọng tức chẳng thỏa chí lớn, nhưng chẳng tự trói buộc vào tiểu tiết, người nay cuồng vọng thì phóng đãng càn dở. người xưa tuy kêu căng nhưng giữ tiết thanh liêm, người nay nếu jeeu căng thì hay giận bâyj mà nghịch đời. Người xưa tuy ngu khờ thất học nhưng ngay thẳng chơn chất, người nay nếu ngu khờ thất học thì hay giả dối lừa đảo” mọi người thử nghĩ mà xem ngày nay có như vậy không và có nên đè cao đạo của Khổng phu tử trong xã hội hiện nay không.
Nói Nho giáo làm nền tảng cho mục tiêu chính trị, phục vụ cho lợi ích giai cấp thống trị thì không hẳn. Nho học cũng rất đề cao vua nhưng trong khuôn khổ gọi là “biện chứng” tức có qua có lại giữa quân và thần. Quân có lấy lễ nghĩa đối với thần thì thần mới đối với quân tận trung được, hay như “quân thị thần như thủ túc, thần thị quân như phúc tâm, quân thị thần như thảo giới, thần thị quân như khấu thù”. Lịch sử cugx ghi lại nhiều tấm gương trung can, dùng Nho học để phản đối mà. Nó trở thành công cụ của kẻ khác là tại vì nó đã đánh mất đi nguyên bản của Nho Học. Vậy những giá trị cao đẹp của Nho học ngày nay cần phải học tập.
bài viết thô thiển, xin chỉ giáo thêm. chichinh cẩn chí

chichinh
Thường dân
Thường dân

Tổng số bài gửi : 4
Points : 5128
Reputation : 0
Join date : 18/03/2010

Về Đầu Trang Go down

giáo dục hiện đại Empty Re: giáo dục hiện đại

Bài gửi  lệ viên Fri Mar 19, 2010 10:40 am

Bài viết khá hay, phải nói là đọc xong thấy toát mồ hôi hột lun! ngfh Ka ka . ai mà ngon quá vậy nhỉ? dr Long đâu rùi vào giải quyết vấn đề nào!
lệ viên
lệ viên
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 384
Points : 5812
Reputation : 4
Join date : 11/11/2009
Age : 35
Đến từ : Xứ Dừa

Về Đầu Trang Go down

giáo dục hiện đại Empty Re: giáo dục hiện đại

Bài gửi  Admin Fri Mar 19, 2010 12:33 pm

Càng ngày càng xuất hiện nhiều nhân tài tham gia vào tranh luận ở diễn đàn của chúng ta. Nhưng thật tiếc là không được biết cao danh quý tánh của chư vị. đáng tiếc, đáng tiếc. dr dr dr
Admin
Admin
Quốc Vương
Quốc Vương

Tổng số bài gửi : 109
Points : 5415
Reputation : 4
Join date : 10/11/2009
Age : 36
Đến từ : Bình Định

https://tuhaosuviet.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

giáo dục hiện đại Empty Re: giáo dục hiện đại

Bài gửi  dtthanhnha Fri Mar 19, 2010 4:11 pm

Tranh luận không phải vì suy nghĩ đối lập với nhau, mà chỉ vì chưa hiểu nhau đó thôi. Vậy nay mình xin nói cho rõ ý.
Câu "dân ta chuyển từ trạng thái suy nghĩ bằng đầu sang trạng thái suy nghĩ bằng bụng" là do tớ trích lại từ một bài trong Kỷ yếu hội thảo về Nguyễn Trường Tộ, nghĩa là người ta chỉ lo học thuộc lòng những điều cổ nhân đã dạy, mà không lo dùng cái đầu mà suy xét thực tế để vận dụng cái đã học được (tiếc là phần ghi chép về bài viết này tớ đã để thất lạc đâu đó, xin chờ tìm lại rồi sẽ đề tên bài viết và tác giả sau).
Còn về việc đề cao đời xưa, tớ cho rằng đó là một cái dở vì từ chỗ quá đề cao đời xưa mà cho rằng đời nay không thể hơn được xưa, rồi lại dùng đạo lý của đời xưa để lý giải việc đời nay. Người đời xưa với đời nay có gì khác nhau không? Khác, nhưng cái khác đó thực chất từ đâu mà ra? Là do hoàn cảnh sinh hoạt xã hội xưa với nay có khác nhau. Vậy nếu cứ chỉ dùng đạo của người xưa để giáo hóa người nay thì có còn hợp lý?
Còn về Nho giáo do Khổng Tử đề ra có phục vụ cho mục đích chính trị hay không, xin để các bạn thông hiểu Nho giáo bàn luận. Nhưng nói đến Nho giáo ở đây không chỉ có nghĩa là Nho giáo của Khổng Tử, mà là Nho giáo đã biến đổi rất nhiều qua các đời, các trường phái khác nhau. Và nhất là khi Nho giáo đã được các lực lượng cai trị xã hội sử dụng, thì nhất định nó phải phục vụ cho lợi ích của những lực lượng đó, không thể nào khác được.
Rất vui vì đã có người nói lên quan điểm của mình, giúp Long mở rộng hiểu biết về Nho giáo. Hôm nay đang đọc một tập sách những chuyên đề của GS. Cao Xuân Huy, bàn về Nho giáo nói chung và Nho giáo trong điều kiện xã hội Việt Nam, nhưng còn nhiều chỗ chưa hiểu lắm. Vì thế rất mong nhận được sự đóng góp của mọi người.
(Tái bút: bạn chichinh khi viết bài cố gắng đừng để lỗi chính tả, bài viết rõ ràng và hình thức tốt sẽ nhận được nhiều tình cảm của người đọc hơn).
dtthanhnha
dtthanhnha
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 275
Points : 5592
Reputation : 4
Join date : 12/11/2009
Age : 35
Đến từ : Nhà hát của những giấc mơ!

http://vn.360plus.yahoo.com/donghocat2471988

Về Đầu Trang Go down

giáo dục hiện đại Empty Re: giáo dục hiện đại

Bài gửi  lệ viên Fri Mar 19, 2010 4:39 pm

Có phải Long đang đọc quyển “Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu” không? Nếu không phải là quyển này thì giới thiệu cho Đ nhé! Ngộ là fan mê CXH đây.
lệ viên
lệ viên
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 384
Points : 5812
Reputation : 4
Join date : 11/11/2009
Age : 35
Đến từ : Xứ Dừa

Về Đầu Trang Go down

giáo dục hiện đại Empty Re: giáo dục hiện đại

Bài gửi  dtthanhnha Fri Mar 19, 2010 4:45 pm

Đúng rồi đó Đăng. Tiếc là mới bắt đầu đọc quyển này trong khi bài thuyết trình môn thầy Phước đã gần kề. Lần đầu tiên tớ mới thấy một người so sánh vua Tự Đức với Lê Thánh Tông về mặt tư tưởng đấy. Rồi tớ lại biết thêm ở nước mình có Lê Quý Đôn đã diễn giải những yếu tố như "lý" và "khí" có nhiều khác biệt so với các nhà tư tưởng của Nho giáo Trung Hoa.
Nếu như ở đây mọi người mà tìm được những điểm tích cực của Nho giáo mà phù hợp với thời đại, với dân tộc thì còn gì bằng!
dtthanhnha
dtthanhnha
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 275
Points : 5592
Reputation : 4
Join date : 12/11/2009
Age : 35
Đến từ : Nhà hát của những giấc mơ!

http://vn.360plus.yahoo.com/donghocat2471988

Về Đầu Trang Go down

giáo dục hiện đại Empty Re: giáo dục hiện đại

Bài gửi  chichinh Tue Mar 23, 2010 10:11 pm

Bài viết có đoạn “hoàn cảnh sinh hoạt xã hội xưa với nay có khác nhau” rất đúng, trong bài lại cũng có câu “Vậy nếu cứ chỉ dùng đạo của người xưa để giáo hóa người nay thì có còn hợp lý? hoàn cảnh sinh hoạt xã hội xưa với nay có khác nhau. Vậy nếu cứ chỉ dùng đạo của người xưa để giáo hóa người nay thì có còn hợp lý?” như vậy thì không hẳn, theo thiển kiến thì thấy bạn đặt câu hỏi ày có lẽ là chưa hiểu lắm về Nho giáo và đương nhiên cá nhân tui cũng không dám nhận là đã hiểu hết Nho học đâu, còn lâu nhưng những gì biết thì nói vậy. Con người ở mỗi cảnh, mỗi thời có khác nhau song cong người ta luôn có hai phần “ĐỨC” và “TÀI”. Tài thì có thể do bẩm sinh mà có, hoặc do tu tập mà được nhưng về “ĐỨC” thì không phải sinh ra đã có mà phải tu dưỡng thường xuyên. Đức của con người còn có đó không gì ngoài mấy “ngũ thường”. Tuy chỉ có 5 chữ nhưng chứa đựng những giá trị sâu sắc mà không mấy ai làm được. Hỏi bây giờ có cần “Tín” không, đáp rất cần nhất là trong việc buôn bán, thươg mại như ngày nay, không chỉ đối với kinh doanh mà còn cả với mọi người chữ Tín lúc nào cũng phải giữ. Vậy “Nhân” có cần không, Nhân thì đời nào cũng đề cao, lúc nào con người cũng mong cho mình được chữ “Nhân”. “Lễ” càng phải cần, vì “lễ dã thiên địa chi tự dã” là trật tự của trời đất cũng như là trật tự của xã hội. Có lễ thì mới có thể duy trì được trật tự. Trí và nghĩa thì hỏi các bạn hiện nay cần không? Hoàn cảnh dù có khác nhưng những giá trị mà Nho học đã rút ra nay vần còn giá trị của nó mà, như bia đá, tượng đồng, nó là giá trị của mọi thời đại. Vậy cần nêu cao Nho học trong thời đại nay không?
Không phải vô cớ mà Nho học lại đề cao những giá trị của người xưa, cũng không phải là Nho học đã phủ nhận sự tiến bộ của xã hội. Nho học cũng có câu “ôn cố nhi tri tân” tức (ôn điều cũ để để biết cái mới), Nho học vần khuyến khích học cái mới mà song phải biết rõ những đều cũ và mới có gì hay. Vì cái cũ bao giờ cũng là nền tảng cả.Việc Khổng Tử và cả Mạnh Tử đề cao Nghiêu, Thuấn cũng có cái cớ của nó. Vua Nghiêu vua Thuấn nối nhau mà trị bình thiên hạ, lấy nhân, đức mà trị dân, đề cao chữ hiếu, hai vua coi mình cũng như những thường dân, cùng cày cấy với dân, họ chẳng qua là người đứng lên thay dân trị nước thôi. Chính vì yếu tố Đức, nhân trị dân, gần dân của hai vua mà làm cho dân trong nước đều được no ấm, yên vui, không phải than oán gì. Khổng Tử từng làm quan cai quản một thành cũng áp dụng lối cai trị đức, nhân của vua Nghiêu, Thuấn mà cũng đạt được thành tựu. Dân dưới sự cai trị của Khổng tử được yên vui “nhà không đóng cửa, của rơi không người nhặt”. Thử hỏi mục đích của chủ nghĩa xã hội có phải là như vậy không, có phải mong muốn xã hội “đại đồng” không và xã hội loài người có phải hướng theo con đường này không. Câu trả lời chắc hẳn là có, những dều này Khổng Tử đã thấy và noi gương ở nơi vua Nghiêu vua Thuấn thì còn gì bằng, và ngày nay chúng ta không cần tìm đâu ở xa những lý thuyết mới mà ngay nơi truyền thống Nho học đã có những tư tưởng đó. Theo như ở đây nhận thấy thì những tư tưởng của Hồ Chí Minh cũng xuất phát từ đây và cũng có mong muốn như vậy. Hoàn cảnh mỗi thời mỗi khác nhưng mục đích của con người chỉ có một và đề cao Nghiêu, Thuấn của Nho học là hay và ngày nay đề cao Nho học là việc phải làm vậy.
Nho học của Khổng tử đè ra thì tất là có nhằm phục vụ cho chính trị nhưng chính trị của Nho học đưa ra là nền cính trị dùng “đức trị” chứ không là pháp trị, quan hệ vua tôi rất bình đẳng chứ không ràng buộc khắc khe, đời sau chủ yếu là tôn quân và làm cho mối quan hệ vua tôi này trở nên cứng ngắt, một chiều thôi. Chúng ta đọc sách không phải sách nào cũng đọc mà phải biết chọn lọc, nên đọc những sách gốc trước tiên rồi mới đọc các sách khác. Đối với việc học Nho học hiện nay nên đọc “Tứ thư ngũ kinh” là hay nhất vì có đọc nguyên văn thì ta tự suy nghĩ đối với xã hội hiện nay nên bỏ gì học gì là hay nhất.
Với việc cách tân Nho học thế nào thì quả là một câu hỏi lớn, xua nay mấy ai cách tân thành công Nho học đâu. Theo thiển kiến thì như vầy : đối với chính trị thì áp dụng “đức trị” lấy dân làm gốc “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, và “tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ), với mọi người thì giữ “ngũ thường”.
Bài viết còn thô thiển, xin các bậc cao minh chỉ giáo thêm cho, bài viết có sai sót gì xin bỏ qua và mong bổ sung thêm, chichinh cẩn chí

chichinh
Thường dân
Thường dân

Tổng số bài gửi : 4
Points : 5128
Reputation : 0
Join date : 18/03/2010

Về Đầu Trang Go down

giáo dục hiện đại Empty Re: giáo dục hiện đại

Bài gửi  dtthanhnha Tue Mar 23, 2010 11:25 pm

Nói đến ý nghĩa của nhân, lễ, nghĩa, trí, tín thì ai cũng thấy được cái hay của nó. Nhưng phải bàn đến việc thực hành ra sao thì lại khó lắm cơ. Chúng ta đang sống trong một xã hội toàn cầu hóa, những giá trị truyền thống đang bị thách thức trước sự du nhập của những giá trị phương Tây vốn rất thực dụng. Bây giờ ví dụ như trong môi trường kinh doanh, người ta trọng chữ tín, còn những chữ khác thì sao? Giữa mình với địch thủ kinh doanh của mình, liệu có nói được nhân nghĩa hay không? Mà hơn nữa, đã là kinh doanh thì không thể không nói đến chữ lợi, vậy tức là có còn thực hành được giá trị của Nho giáo trong kinh doanh hay không?
Xã hội ngày càng hiện đại, con người lại càng phải đối mặt với nhiều sức ép, mâu thuẫn, sự tu dưỡng đạo đức lại càng khó khăn. Vậy mới mệt.
Còn bạn chichinh bàn về việc cách tân Nho học, mình thấy chưa ổn. Chichinh thử diễn giải ra thêm với một số ví dụ thử xem sao.
dtthanhnha
dtthanhnha
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 275
Points : 5592
Reputation : 4
Join date : 12/11/2009
Age : 35
Đến từ : Nhà hát của những giấc mơ!

http://vn.360plus.yahoo.com/donghocat2471988

Về Đầu Trang Go down

giáo dục hiện đại Empty Re: giáo dục hiện đại

Bài gửi  chichinh Thu Mar 25, 2010 2:59 pm

Kinh doanh thời cũng vậy tất phải nói chữ lợi cả. nhưng lợi có cái thì bền vững, có cái thì không lâu dài vì sao như vậy? Bởi vì làm ăn bất chính, đem lại lợi nhanh thì cũng nhanh chóng tiêu tan, còn làm ăn lương thiện thì lợi sẽ bền vững. Xưa nay pháp luật luôn đề cao việc làm ăn chân chính còn nói đề cao kinh doanh gian dối thì chưa thấy vậy. Trong kinh doanh thời nay vẫn nói chữ nhân được mà, thậm chí trước khi người ta có lợi người kinh doanh đã dũng nhân để ban ra rồi sau sẽ thu lại chữ tín trong kinh doanh và cái lợi lâu dài, đó là một chiến thuật hay chứ. Còn nói ngày nay trong kinh doanh có nhân với địch thủ được không thì câu hỏi này là của một người kinh doanh mang tâm tính ác, muốn làm điều phi pháp, vì kinh doanh công bằng thì thời nào cũng vậy ta phải dựa vào tài đức của mình mà làm lợi chứ không phải dựa vào hành vi bất chính. Vì đời nay họ đã mất những tinh thần Nho học nên chỉ có chữ lợi bởi nên mau phát rồi cũng mau tàn là vậy. Không sợ không thi hành được tinh thần Nho học kinh doanh mà chỉ sợ là không giữ được tinh thần Nho học trong con người chúng ta thôi. Bởi nên ngày nay Nho học là một thách thức lớn trước thời buổi của nhiễu nhương hiện nay.
Còn việc cách tân Nho học thì quả là một việc lớn, muốn làm phải có quyền và cần dựa vào giáo dục trước để đưa Nho học trở lại xã hội rồi mới thi hành những việc khác sau. Có dịp xin bàn sau về vấn đề này, sức một người không thể làm được đâu. Ý mọi người thế nào?
Mấy dòng cùng bạn, xin chỉ giáo thêm.

chichinh
Thường dân
Thường dân

Tổng số bài gửi : 4
Points : 5128
Reputation : 0
Join date : 18/03/2010

Về Đầu Trang Go down

giáo dục hiện đại Empty Re: giáo dục hiện đại

Bài gửi  dtthanhnha Fri Mar 26, 2010 8:13 pm

Cám ơn lời giải thích của chichinh về "ngũ thường".
Nhưng mình nghĩ bây giờ quan niệm "dân vi quý, quân vi khinh, xã tắc thứ chi" không còn hoàn toàn đúng. "Quân" thì chắc chắn ko còn nữa rồi. Vả lại, mình nghĩ "dân" với "xã tắc" thì quan trọng như nhau, bởi "Dân là dân nước, nước là nước dân". Xã tắc (hay quốc gia) có yên dân mới yên vui lập nghiệp. Còn dân có giàu mạnh thì mới bảo vệ được xã tắc chứ.
Vả lại, "ngũ thường" ngày xưa thực hiện trong khuôn khổ những quan hệ xã hội mà Nho giáo coi trọng. "Ngũ thường" thì phải đi với "tam cương" đúng không? Nên sự thực hành "ngũ thường" ngày xưa hẳn phải khác với ngày nay. Vả lại, chúng ta cũng không quên nhấn mạnh thêm những giá trị của văn hóa dân tộc, chichinh nghĩ sao?
Rất mong chichinh công bố cao danh quý tính của mình trong diễn đàn để cho mọi người được biết!
dtthanhnha
dtthanhnha
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 275
Points : 5592
Reputation : 4
Join date : 12/11/2009
Age : 35
Đến từ : Nhà hát của những giấc mơ!

http://vn.360plus.yahoo.com/donghocat2471988

Về Đầu Trang Go down

giáo dục hiện đại Empty Re: giáo dục hiện đại

Bài gửi  chichinh Mon Mar 29, 2010 12:10 pm

Câu “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” ở đây “dân” được đề cao nhất, nếu bạn nói “dân” và “xã tắc” là như nhau thì không đúng. Chữ “dân” không chỉ là một khối dân cư trong một quốc gia mà “dân” ở đây còn bao gồm cả những yếu tố tinh thần của dân. Sở dĩ “dân” là quý bởi nhất bởi vì có dân có tất cả. Bây giờ bạn thử nghĩ xem có “xã tắc” mà cũng có dân nữa nhưng mà lòng dân không tin tưởng vào chính quyền thì không thể nào có được đất nước, mất lòng dân thì nước không tồn tại lâu. Còn như chưa có “dân” thì việc gì cũng có thể làm. Dân Do Thái từng bỏ mảnh đất của mình để đi nơi khác thế nhưng họ một lòng quay trở lại để lập quốc gia, với ý của dân như thế đã làm nên “xã tắc”. Trong lịch sử cũng vậy những cuộc khởi nghĩa muốn thành công trước tiên phải lấy lòng dân đã, tức phải có dân, từ chỗ có dân sẽ dẫn tới chỗ có xã tắc, chứ chưa bao giờ có chuyện có xã tắc, rồi mới có dâ cả. Như vậy nói “dân vi quý, xã tắc thứ chi” là hoàn toàn hợp lý, không thể nào mà xã tắc lại ngang bằng với dân được vậy. còn đối với chữ “quân vi khinh” thì không nên bỏ được đối với hiện nay vì nó là tư tưởng hay. Ngày xưa không coi vua là trọng thì nay ta cũng không nên coi chức là trọng, nó vẫn cứ hay. Đời nay người ta thấy quan quyền là thích thì thiết nghĩ “quân vi khinh” nó vẫn còn giá trị vậy. Có lẽ Bác Hồ đã biến câu này thành câu “cán bộ là đày tớ của nhân dân”, là người làm việc nước phải chỉ là phục vụ dân chứ không phải là người chủ của dân.
Riêng về đạo “tam cương, ngũ thường” thấy nó chẳng khác gì trong xã hội hiện nay cả. Vì Tam cương ngày xưa là “quân thần, phụ tử, phu thê” thì nay tuỳ vào hoàn cảnh mà có biến đổi nhưng vẫn giữ tinh thâng Nho học được. Có thể biến đạo quân thần thành hai chữ ái quốc mà, còn đạo phụ tử và phu thê thì các bạn nghĩ sao khi mà xã hội hiện nay chữ hiếu thảo không còn trọng, chữ thuỷ chung mấy đôi vợ chồng giữ được. Thuỷ chung sẽ tạo hạnh phúc gia đình, hiếu thảo sẽ tạo nền lễ nghĩa. Bỏ mất những điều này thì xã hội loạn mất. Còn việc thực hiện “ngũ thường” thì không thể nào mà khác xưa được. Đó là nền đạo đức của con người, thực hiện sai thì sẽ sinh ra con người bậy vậy. Đạo “tam cương” còn trọng mà chữ “ngũ thường” lại càng phaỉ thực hiện theo đúng tinh thần của nó. Về những giá trị dân tộc thì ắc hẳn là phải phát huy rồi.
Chắc tại tui “múa rìu trước nhà Lỗ Ban” chăng, mấy lời khua môi, múa mỏ các bạn bỏ qua cho, đừng bận tâm làm gì, cần chi phải biết tên. Mình cũng h ọc Sử K32.

chichinh
Thường dân
Thường dân

Tổng số bài gửi : 4
Points : 5128
Reputation : 0
Join date : 18/03/2010

Về Đầu Trang Go down

giáo dục hiện đại Empty Re: giáo dục hiện đại

Bài gửi  dtthanhnha Mon Mar 29, 2010 6:55 pm

Sao bạn lại cho là không đáng bận tâm, trong khi tất cả những người quan tâm đến chủ đề này đều rất chú ý đến những bài viết của bạn, trong đó có mình. Thế nào là múa rìu trước nhà Lỗ Ban, mình là dân sử, bạn cũng là dân sử, sao lại bận tâm về điều đó? Người am hiểu về Nho học trong khóa 32 mình cũng có được mấy người đâu, mình thì muốn học tập, nên không ngần ngại trình bày cái hiểu biết sơ đẳng của mình để nhận được sự chỉ giáo, nên mình phải cảm ơn bạn mới đúng chứ?
Mình nghĩ, đề cao xã tắc có cái hay của nó: nâng cao lòng yêu nước, ý thức bảo vệ Tổ quốc của nhân dân, đồng thời chính điều đó cũng hợp với lòng dân. Trong giai đoạn hiện nay không thể tách rời 2 vấn đề đó ra khỏi nhau được. Tại sao chúng ta cứ phải lên tiếng rằng Hoàng Sa là của chúng ta dù rằng thực tế ta đã mất quần đảo đó từ năm 1974 rồi?
Còn về tam cương ngũ thường, mình đã nói là quan hệ xã hội trong thời kỳ này đã có nhiều thay đổi. Nhiều quan hệ mới đã xuất hiện, về quan niệm của chúng ta về các mối quan hệ cũ cũng phải thay đổi. Liệu có phải "phu - thê" là "xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" nữa? Còn nếu hiểu chung chung "tam cương" là xã hội có trật tự trên dưới thì mình đồng ý là nên giữ vững, nhưng cũng đừng đến mức cực đoan quá như thời xưa. Bởi nay đã là thời đại tự do hơn rất nhiều rồi.
dtthanhnha
dtthanhnha
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 275
Points : 5592
Reputation : 4
Join date : 12/11/2009
Age : 35
Đến từ : Nhà hát của những giấc mơ!

http://vn.360plus.yahoo.com/donghocat2471988

Về Đầu Trang Go down

giáo dục hiện đại Empty Re: giáo dục hiện đại

Bài gửi  tranvanthinh Mon Mar 29, 2010 10:30 pm

Sao chủ đề về giáo dục hiện đại mà bàn thiên về Nho giáo ko là sao vậy?
Nhân tiện cho mình hỏi bạn chichinh là ai vậy?
Tại sao lại ko xưng danh. Nếu bạn là chính nhân quân tử thì hãy "vỗ ngực xưng tên đi". Tôi thấy bài viết của bạn khá hay, nhận định xác đáng, có vẻ là 1 bậc "học giả" uyên bác đây. Nhưng hình như bạn hơi bị "khiêm tốn" thái quá đấy. Mà người xưa cũng có câu rằng "một lần khiêm tốn bằng bốn lần tự kiêu". Nếu bạn thực sự cảm thấy yêu thích diễn đàn, tôn trọng các thành viên trong forum thì nên có đôi điều giới thiệu về bản thân đi. Mình không thích những kẻ nặc danh (và Chichinh cũng ko phải là 1 người theo chủ nghĩa khủng bố mà phải ko?). Mặt khác, nếu đã không có sự hiểu biết về nhau thì sẽ khó có được sự tôn trọng lẫn nhau đấy.
tranvanthinh
tranvanthinh
Chánh Tổng
Chánh Tổng

Tổng số bài gửi : 51
Points : 5330
Reputation : 0
Join date : 19/11/2009
Age : 35
Đến từ : Biên Hòa - Đồng Nai

Về Đầu Trang Go down

giáo dục hiện đại Empty Re: giáo dục hiện đại

Bài gửi  lệ viên Thu Apr 01, 2010 4:59 pm

đọc báo theo dõi thông tin gần đây thì tình hình đạo đức của học sinh càng lúc càng suy đồi. CHuyện bạo lực học đường trở thành... một phần tất yếu của học sinh! Không chỉ có nam sinh mà nữ sinh tỏ ra rằng trong thời buổi nam nữ bình đẳng hiện nay thì mình cũng có thể làm những điều mà bấy lâu nay nó thuộc về cánh mày râu, những người thích dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Không chỉ là bạo lực giữa học sinh với nhau mà bạo lực còn xuất hiện giữa học sinh và thầy giáo. Có lẻ câu chuyện "Tôn sư trọng đạo" còn nhiều vấn đề phải bàn. Nhưng thử hỏi chúng ta đang xây dựng nền giáo dục như thế nào? Mà sản phẩm của nền giáo dục đso lại như vậy? Nguyên nhân là tại làm sao.
Hay là văn hoá Âu- Mỹ tràn vào nên các vấn đề nêu trên trở nên quá bình thường! Chuyện văn hoá Đông Tây đến ngày hôm nay vẫn còn nhiều điểm khác biệt dù môi trường đã khác trước, nghĩa là đã có giao lưu văn hoá với nhau. Nhưng tại sao chúng ta đã bỏ quên văn hoá truyền thống trước văn hoá mới. Việc hô hào bảo vệ truỳên thống của dân tộc, thiết nghĩ chỉ là câu chuyện phong trào, bởi vì thực tế là không có kết quả đáng kể. Các danh thắng văn hoá-lịch sử vẫn bị vuì dập trước những lý lẻ hết sức buồn cười.
Trở lại câu chuyện giáo dục thì rõ ràng nền tảng giáo dục truyền thống Việt Nam phần lớn dựa vào Nho giáo. Mà ngày nay mấy ai dùng, mấy ai nghe? Đơn giản vì đó là lạc hậu, là phong kiến...vân vân và vân vân.
Trong khi đó cái nền đạo đức mà chúng ta hướng đến là gì? và nền tảng tư tưởng của nó ra sao thì thật không rõ ràng, không cụ thể mà sản phẩm của nó tức là những học sinh của chúng ta đã đánh mất đi cái bản sắc của dân tộc, cái truyền thống của những người hiếu học, ham học....Đôi dòng suy nghĩ.
lệ viên
lệ viên
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 384
Points : 5812
Reputation : 4
Join date : 11/11/2009
Age : 35
Đến từ : Xứ Dừa

Về Đầu Trang Go down

giáo dục hiện đại Empty Re: giáo dục hiện đại

Bài gửi  lệ viên Sat Apr 10, 2010 9:44 pm

Giới thiệu bài viết : Hôm nay với Nho giáo của tác giả Nguyễn Đình Chú
(tạp chí Hán Nôm số 1/2005)

Không phải hôm nay mới nói chuyện Nho giáo. Nhưng hôm nay, nói chuyện Nho giáo chắc hẳn là phải từ một tâm thế mới mà thời đại mới đã cho phép. Cái tâm thế mới đó trước hết là tinh thần tự do tư tưởng (dĩ nhiên là tự do tư tưởng nghiêm túc, thực sự cầu thị). Cái tâm thế mới đó cũng là niềm ước mong tha thiết làm sống lại những giá trị đích thực của Nho giáo đặng có thể góp phần xây dựng cuộc sống tinh thần và xã hội Việt Nam ta trên đà tiến hoá hôm nay và mai sau, chứ hoàn toàn không nên ngừng lại ở mức sách vở, tư biện, nói chuyện suông như đã vốn có. Hãy nhớ rằng việc nghiên cứu Nho giáo là chuyện của các nhà khoa học. Nhưng chuyện quan tâm đến vai trò Nho giáo trong đời sống Việt Nam hôm nay thì còn là của nhiều người, ít ra là các bậc thức giả hay suy nghĩ về đạo lý truyền thống, về tình trạng đạo đức hôm nay trên đất nước mà từ đó thường lại phải tìm nguyên nhân. Hãy nhớ rằng chuyện Nho giáo không chỉ là chuyện của Trung Quốc, Việt Nam, mà còn là chuyện của nhiều nước trong đó có Nhật Bản... mà gần đây, qua tài liệu này khác, người Việt Nam hơi ngạc nhiên khi biết rằng: để có được một nước Mặt trời chói lọi, siêu cường, thần kì như ngày nay, hẳn là có vai trò không nhỏ của Nho giáo, dĩ nhiên là một thứ Nho giáo đã được Nhật Bản hoá.

Đến với Nho giáo hôm nay mà không có tâm thế mới đó, không từ những ý nghĩ mới đó thì trước hết là phụ với tinh thần đổi mới của đất nước và cũng sẽ thiếu một tiền đề để giành kết quả mới. Tất nhiên, bên cạnh cái tâm thế mới này lại là những phương pháp luận mới cần có. Mà để có được những phương pháp luận mới này, trước hết lại phải từ sự tổng kết khoa học nghiêm túc về thực trạng phương pháp luận đã được thực thi trong giai đoạn trước. Tôi rất tiếc là không có thời gian để làm công việc mà chắc chắn là có nhiều chuyện này, nhưng tin rằng, nếu việc này làm tốt thì sẽ sáng lên về mặt phương pháp luận cho vấn đề khám phá lại Nho giáo hôm nay nhiều điều bổ ích.

Sau đây là một số vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận được nêu ra trong tình trạng chưa có sự tổng kết chu đáo, khoa học theo yêu cầu trên nhưng hẳn là không phải từ con số không về thực trạng nghiên cứu Nho giáo trước hết là ở Việt Nam từ hơn sáu chục năm qua và chút ít là ở Trung Hoa, Liên Xô trước đây. Vả chăng, đây đang là chuyện cần được hội thảo, trao đổi bàn bạc trên con đường tìm chân lí. Cho nên có thÓ nói là điều cần thiết, ít ra là thuộc biện pháp làm việc.

Vấn đề 1: Sự áp đảo của phương Tây đối với phương Đông và thân phận của Nho giáo trong hơn thế kỉ rưỡi đã qua. Phải chăng là hãy đến với Nho giáo hôm nay ít nhiều với tinh thần phục hưng phương Đông một cách tỉnh táo?

Có một sự thật là ở thời cổ đại, giữa phương Tây và phương Đông xét ở trình độ văn minh, không nên nói bên nào hơn bên nào. Nhưng muốn nói phương Đông có phần nhỉnh hơn phương Tây thì không phải là không nói được. Bởi trong thời cổ đại, có ba nền văn minh lớn nhất thì thuộc về phương Đông là hai. Phương Tây có nền văn minh cổ đại Hy Lạp. Phương Đông có nền văn minh cổ đại Trung Hoa và Ấn Độ. Nhưng rồi qua thời trung đại, phương Tây do những điều kiện lịch sử cụ thể của mình, đã vượt qua chế độ phong kiến, rủ nhau ào ạt tiến lên chủ nghĩa tư bản với sức mạnh như Tuyên ngôn cộng sản của Mác và Ăng-ghen đã chỉ rõ: “một trăm năm phát triển tư bản chủ nghĩa đã tạo ra một khối lượng vật chất, của cải bằng hàng ngàn năm phong kiến cộng lại.” Trong khi đó, phương Đông, cũng lại do những điều kiện lịch sử cụ thể của mình, đã ngủ lì trong chế độ phong kiến trung cổ. Và kết quả là từ giữa thế kỉ XIX, cuộc tấn công của phương Tây đối với phương Đông trong tư thế áp đảo đã diễn ra như mọi người đã biết. Có thể nói thế kỉ XIX là thế kỉ nhục nhã của phương Đông trước sự tấn công áp đảo của phương Tây (trừ hai nước: Nhật Bản và Thái Lan, và trước hết là Nhật Bản). Có sự áp đảo này, dĩ nhiên là do phương Tây có điểm mạnh. Ngược lại bị áp đảo là phương Đông có điểm yếu. Cái mạnh và cái yếu ở đây trực tiếp thể hiện là trên phương diện hình thái xã hội (một bên là tư bản chủ nghĩa, một bên là phong kiến chủ nghĩa), phương diện kinh tế (một bên chủ yếu là kinh tế công thương nghiệp, kinh tế hàng hoá, một bên chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, có kinh tế hàng hoá nhưng không phát triển), phương diện khoa học kĩ thuật (một bên phát triển bề thế, một bên yếu ớt kém cỏi)... Sự mạnh yếu này, truy nguyên đến cùng thì còn liên quan tới hai kiểu tư duy vốn có chỗ mạnh chỗ yếu khác nhau. Với kiểu tư duy của phương Tây, chỗ mạnh của nó đã dẫn đến sự phát triển của khoa học thực nghiệm và do đó là kĩ thuật để giành thành tựu văn minh vật chất. Tư duy của phương Đông là kiểu tư duy cầu tính (esprit sphérique, globale). Tư duy của phương Tây là kiểu tư duy tuyến tính (esprit linéaire). Kiểu tư duy tuyến tính này đã dẫn đến năng lực tư duy phân tích (analytique), tiền đề quan trọng cho sự phát triển khoa học kĩ thuật, nhất là khoa học thực nghiệm. Sự khu biệt hai kiểu tư duy như trên là tương đối, mặc dù chính mức độ tương đối đó đã làm nên tính đặc thù của hai kiểu tư duy. Trong quá trình phát triển thế giới trong đó có sự giao lưu văn hoá ngày một gắn bó, tăng trưởng giữa phương Tây và phương Đông, tính dị biệt giữa hai kiểu tư duy này sẽ bị giảm bớt rõ rệt. Nước Nhật Bản từ thời đại Duy Tân Minh Trị với khẩu hiệu: “Tinh thần Nhật Bản, kĩ thuật Nhật Bản” là chứng tỏ sự khu biệt này đã bị xóa đi về cơ bản. Nhưng Nhật Bản chưa phải là toàn bộ phương Đông. Trở lại với vấn đề áp đảo và bị áp đảo mà có lẽ cho tới hôm nay vẫn chưa phải đã được thanh toán để dành lại một sự cân bằng cần có. Cần nói thêm: kẻ bị áp đảo không phải không có cái hay, cái mạnh. Nhưng trong khi đã bị áp đảo ở thế cuộc chung thì cái mạnh cái hay đó dĩ nhiên cũng đã bị áp đảo. Vấn đề là ở chỗ: chúng bị áp đảo, có nghĩa là nhất thời bị mai một đi, nhưng chúng vẫn là cái hay, cái mạnh, có điều kiện được phục hưng, nó vẫn góp ích cho sự sống, trước hết là xứ sở của chúng.

Tôi đã nghĩ về Nho giáo, cũng như nhiều phương diện khác về văn minh, văn hóa, đặc biệu là nhiều giá trị tinh thần khác của phương Đông trong quá khứ từ niềm tin vào những điều đã trình bày trên đây về sự áp đảo của phương Tây đối với phương Đông. Cũng nói thêm: trong khi chuẩn bị để viết những điều trên đây, tôi đã đọc lại Nho giáo của Trần Trọng Kim mà suốt mấy chục năm qua từ ngày nó ra đời hầu như đã bị tấn công từ cả hai phía: tả hữu, bỗng thấy có mặt gặp gỡ công trình này, và dấy lên một mong muốn: giá gì chúng ta chịu đọc kĩ Trần Trọng Kim hơn. Và không chỉ đọc kĩ mà còn đọc trong một tâm thế nhận thức về vấn đề Đông Tây như trên (đã nói dù còn là rất sơ lược).

Chuyện cần kết luận ở đây là: đến với Nho giáo hôm nay mà không thương cho cái thân phận của nó trước cuộc tấn công áp đảo không ít phũ phàng của phương Tây đối với phương Đông thì dứt khoát là không ổn, thì dứt khoát là thiếu đi một điều kiện tiên quyết để nhận thức vấn đề.

Vấn đề 2: Vấn đề văn bản và thực tiễn. Với những ai muốn có sự chuẩn xác, khoa học cao, trong việc luận bàn thẩm định về Nho giáo xin hãy coi chừng tính phức tạp của nó.

Khoa học nào cũng vậy, trước hết phải xuất phát từ việc nhận diện đối tượng nghiên cứu. Ở đây, đối tượng nghiên cứu Nho giáo là gì ? Vấn đề tưởng như không thành vấn đề mà thực tế qua tình hình nghiên cứu lại đã thành vấn đề. Nho giáo không chỉ là Nho giáo và cận viễn phái thuộc hậu duệ của Khổng giáo thôi ư? Ngay trong giới hạn này, không phải là không có người bị coi là lạc dòng, lạc giống. Ví như “cuối đời Tây Hán, cho đến đời Lưỡng Tấn, tuy có 5, 3 ông nhà nho, nhưng không thuần tóy thuộc về Khổng học. Như Vương Sung, Tuân Duyệt, Từ Cán, Trọng Trường Thống, Mã Dung, Trịnh Huyền bảo các người ấy là nhà nho, vẫn là nho, bảo họ thật là chính phái của Khổng học, e họ cũng chẳng dám thừa nhận. Thôi chúng ta chẳng cần ép đặt họ vào Khổng phái” (Phan Bội Châu: Khổng học đăng, chương III: Khổng học viễn phái) và Phan Khôi cũng chẳng đã không thừa nhận Tống Nho là Nho giáo đó sao. Còn Mặc gia, Pháp gia thì hẳn không phải là Khổng giáo rồi. Nhưng đó là với người Trung Hoa, với người có học vấn chu đáo. Chứ ở Việt Nam ta, với không ít người, nhất là trong dân gian, trong khái niệm Nho gia, Nho giáo, thì hiện tượng xô bồ trong nhận thức không phải là không có. Thậm chí, còn có hiện tượng, hễ ai biết chữ Hán (mà quen gọi là chữ Nho) thì đều là nhà Nho cả, là thuộc Nho giáo cả. Nêu qua một chút như trên, ít ra cũng là tự nhắc: khi nói gì về Nho giáo, cần có tính minh xác, không thể xô bồ trước sự phân giòng phân hướng rất phức tạp của Nho giáo nói chung, Khổng giáo nói riêng.

Nho giáo như mọi người đã biết là tồn tại dưới hai trạng thái cơ bản: văn bản và thực tiễn (tức là sự chi phối của nó vào đời sống xã hội). Nho giáo có Tứ thư, Ngũ kinh vẫn được bao đời nay coi là Kinh điển, văn bản Kinh điển nói chung là cố định, ổn định. Nhưng việc tiếp nhận, nhận thức nội dung văn bản của người đời thì rõ là khá phức tạp mà trước hết và một phần là do chính ngôn ngữ văn bản ít nhiều mang tính cổ đại này đã gây nên. Đó là chưa kể đến tính chủ quan trong tiếp nhận văn bản của người tiếp nhận dẫn đến những cách hiểu văn bản khác nhau điều này điều khác vốn cũng mang tính quy luật tất yếu. Xem các sách chú sớ của Trung Quốc sẽ thấy rất rõ tình hình đó ở chính trên quê hương Nho giáo. Xem Khổng học đăng của Phan Bội Châu, cũng được thêm nhiều dẫn chứng cho điều đang nói này. Rồi nữa, đọc kĩ lại cuộc tranh luận về Nho giáo giữa cụ tú Phan Khôi với học giả Trần Trọng Kim trên báo Phụ nữ tân văn khoảng năm 1930 hẳn là thấy nhiều điều khác nhau giữa hai con người thuộc hai kiểu trình độ Nho học uyên thâm này. Sự đối lập này đã thể hiện ở hai cấp độ nhận thức, chi tiết, bộ phận và khái quát, bản chất Nho giáo. Ví dụ, chỉ một chữ QUÂN (trong cặp từ quân chủ) mà hai họ Phan, Trần đã không chịu nhau về cách hiểu. Họ Phan chỉ hiểu theo nghĩa thông thường là VUA do đó, chê hai chữ TRUNG QUÂN là không hợp thời. Còn họ Trần lại nói chữ “QUÂN” tức là chữ “chñ”. Họ Trần giải thích: “Khi xưa các dân tộc mới nhóm lên, ai có thế lực giữ được một chỗ nào thì làm chủ chỗ ấy, người giữ cái ngôi ông chủ đó thì gọi là quân. Vậy chữ “quân” với chữ “chủ” là một nghĩa. Nhưng quân thì nói về đường chính trị, mà chủ thì dùng về việc gì cũng được” ( Nho giáo, quyển hạ, Bộ Giáo dục, Trung tâm học liệu xuất bản, Sài Gòn 1971, tr.406). Họ Trần từ sự giải thích trên, đi đến kết luận: “Khổng giáo phát minh ra trong thời đại chỉ biết có đế có vương cho nên cũng nhận các bậc ấy là quân và dạy những bậc ấy phải làm chức vụ của mình, nghĩa là phải bảo dân, Khổng giáo cho cái quân quyền là cái thần khí, làm chủ sự trị loạn của nhân dân, cho nên mới nói chữ “trung quân” chứ không nói “trung vương” hay “trung đế”. Cũng theo họ Trần, về sau “theo lối chuyên chế mà hiểu cái nghĩa trung quân hẹp đi cho nên mới nói trung quân là trung với nhà làm vua”. Để rõ thêm quan điểm của mình, họ Trần còn dẫn ra câu nói của Khổng giáo: người trung thần là “người tòng đạo bất tòng quân”. Giữa họ Phan và họ Trần, trong trường hợp này, ai đúng ai sai ? Nhất thiết là phải có trọng tài giỏi. Điều đó có thể nói trước ở đây là cả hai đều đụng đến cách đọc văn bản từng đã xảy ra trong thực tiễn nghiên cứu Nho giáo mà người đến sau thuộc thế hệ hôm nay cần rút kinh nghiệm, và biết cách lựa chọn. Riêng tôi, tôi muốn chọn cách tiếp cận văn bản của họ Trần. Bởi thấy khi đụng đến kinh điển Nho gia, không chỉ một chữ QUÂN là như thế mà còn nhiều chữ khác cũng là vậy. Ở đây quả có vấn đề lịch sử ngữ nghĩa của từ, mà người nghiên cứu cần biết trong khi suy luận, kết luận về các vấn đề của Nho giáo.

Đến với Nho giáo, còn có vấn đề thực tiễn của nó mà tự nó cũng có một sự biến huyễn vô cùng phức tạp vì ở đây đã có vai trò chi phối của thực tiễn đời sống xã hội vốn dĩ cùng biến huyễn thiên hình vạn trạng. Bởi thế mới hình thành ra lịch sử Nho giáo thời này thời khác ở Trung Hoa và cả ở Việt Nam. Nói lại điều đó đúng là thừa nhưng thiết tưởng không thừa khi ghi thêm điều này: không thể đồng nhất Nho giáo trong văn bản và Nho giáo trong đời sống như thực tế nghiên cứu có đó đây trong lịch sử phê bình Nho giáo ở nước ta và dĩ nhiên cũng là ở Trung Hoa. Tôi có đọc lại tiểu luận Lối học khoa cử và lối học Tống Nho có là học đạo Khổng Mạnh không của cụ Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng đăng trên báo Tiếng Dân (được in lại trong Khổng học đăng của Phan Bội Châu) quả có thấy ít nhiều hiện tượng đồng nhất này, nhất là đoạn cụ nói về Nho giáo thời Nguyễn (đặc biệt là dưới triều Tự Đức). Rồi sau này, qua nhiều bài viết về Nho giáo, qua nhiều ý kiến về Nho giáo (trong đó có ý kiến của người có cương vị), tôi càng có ấn tượng rõ thêm về hiện tượng là đồng nhất văn bản Nho giáo với thực tiễn xã hội mà trong đó Nho giáo chỉ là một phương diện ảnh hưởng chứ không phải là tất cả. Đó là chưa kể tới hiện tượng hiểu văn bản Nho giáo rất cạn cợt, (thậm chí có người hình như không đọc gì đáng kể về Nho giáo, nhưng đã không ít đại ngôn về Nho giáo). Cho nên, nếu quả có điều như tôi đã nói, và nếu sự thực muốn, có một sự nhận thức khoa học về Nho giáo thì xin hãy giảm bớt, nếu không muốn nói là chấm dứt tình trạng đó. Vì điều này thuộc tư cách khoa học nhưng cũng là phương pháp khoa học.

Vấn đề 3: Không thể giải mã Nho giáo bằng lối vận dụng lý thuyết giai cấp và lí thuyết về hình thái xã hội một cách máy móc mang tính phổ biến hiện có. Hãy bổ sung vào các thứ lí thuyết có tính chất phương pháp luận đó bằng phương pháp tiếp cận văn minh luận, văn hoá luận, nhân tính luận.

Giai cấp và hình thái xã hội là những thực thể khách quan. Lí thuyết giai cấp và lý thuyết về hình thái xã hội là sự phản ánh trung thành các thực thể khách quan đó. Việc vận dụng lý thuyết giai cấp và lý thuyết hình thái xã hội vào việc giải mã các hiện tượng kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa đã đưa đến những kết quả khoa học đáng kể. Không ai có thể chối cãi thực tế đó. Tuy nhiên, cũng lại có một thực tế khác là sự vận dụng lý thuyết giai cấp và lý thuyết hình thái xã hội một cách thô thiển, máy móc không chỉ trong khoa học nhân văn từng được mệnh danh là Mác xít và cả trong đời sống chính trị xã hội..., đã gây ra không ít sự phi lý. Nhà khoa học nếu quả là khoa học đích thực hẳn cũng không chối bỏ, làm ngơ trước sự thật thứ hai đó.

Tôi đã nói ở trên là chưa đọc hết tất cả văn bản nghiên cứu về Nho giáo ở Việt Nam ta, nhưng ít ra cũng đã đọc được một số tài liệu nghiên cứu Nho giáo thời Pháp thuộc, ở miền Nam trước 1975, ở miền Bắc sau hòa bình lập lại (1954) và một ít là của Trung Quốc thời Mao, của Liên Xô trước đây nên xin được mạo muội có lời nhận xét bước đầu (để rồi còn điều chỉnh về sau) là có 2 loại: loại đến với Nho giáo không bằng lý thuyết giai cấp và lý thuyết hình thái xã hội và loại ngược lại, tức là vận dụng lý thuyết giai cấp và hình thái xã hội làm hệ qui chiếu đối với Nho giáo. Tiêu biểu cho loại trên là các công trình nghiên cứu Nho giáo của Trần Trọng Kim, Khổng học đăng của Phan Bội Châu,... Những công trình này, chưa nói đúng sai thế nào, nhưng trước hết đó là những công trình chứng tỏ các tác giả của chúng thuộc sách thuộc vở của Nho giáo phong phú, bề thế mà chưa thấy có một công trình nghiên cứu Nho giáo nào thuộc loại sau có được. Tất nhiên đọc các công trình này, tôi cũng có ý nghĩ: nếu các tác giả đó biết vận dụng thêm lý thuyết giai cấp thì kết quả là sao ? Hay hơn chăng ? Có nhiều khả năng là như thế. Nhưng nói vậy, chứ chắc gì, nếu không biết vận dụng lý thuyết đó một cách nhuần nhuyễn. Lý thuyết giai cấp và hình thái xã hội được vận dụng theo kiểu giản đơn, thô thiển quả đã đưa đến những kết luận về Nho giáo với hôm nay là khó chấp nhận trọn vẹn. Có thể nêu lại một vài nhận định loại đó như sau: “xu hướng chính trong đạo Khổng là biện hộ cho sự thống trị của các giai cấp có đặc quyền và ca ngợi ý trời”... Trong suốt nhiều thế kỷ, đạo Khổng là hệ tư tưởng thống trị của Trung Quốc phong kiến” ( Từ điển triết học . Nxb. Tiến bộ, Matxcơva 1975). “Triết học Khổng Tử, tập đại thành của giai cấp phong kiến thống trị Trung Quốc... Học thuyết Khổng Tử phù hợp với chế độ lãnh chúa trong thời kỳ tiến lên của xã hội phong kiến” (Lã Chấn Vũ: Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc. Bản dịch của Nxb. Sự thật, H.1964). “Học thuyết chính trị của Khổng Tử có mặt tiến bộ, cũng có mặt bảo thủ và mặt bảo thủ là chủ yếu. Nhìn về những hoạt động chính trị thực tế của ông từ thời trung niên trở về sau thì thấy càng bảo thủ, phản động hơn nữa. Thích ứng với học thuyết chính trị có tính chất hai mặt của ông, chủ nghĩa chiết trung đã quán triệt trong học thuyết của ông, tuy trong đó có nhân tố hoặc khuynh hướng duy vật chủ nghĩa, nhưng xét về mặt cơ bản, thế giới quan của ông là sự hỗn hợp chiết trung của chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan” (Quang Phong - Lâm Duật Thời. Bàn về Khổng Tử. Bản dịch Nxb. Sự thật, H.1963). “Khổng Tử luôn nói đến “nhân nghĩa” nhưng thực tế là ông ta tuyên truyền cho xã hội, có đẳng cấp, bảo vệ quyền lợi của tầng lớp trên, buộc con người lao động phải phục tùng giai cấp thống trị” ( Văn nghệ số 52 (685) ra ngày 18.12.1976)... Quan điểm giai cấp máy móc thô thiển thường đã biến mọi vấn đề thành vấn đề chính trị đơn thuần, cũng như quan điểm về hình thái xã hội theo kiểu thô thiển cũng đã dẫn đến cái bệnh tự mãn vô sản coi cái gì thuộc hình thái xã hội chủ nghĩa cũng là hơn hết mà Lênin từng phê phán. Các thứ thô thiển, không đúng đó không chỉ chi phối một số người trong việc nhận xét chung về Nho giáo như trên đã dẫn ra một đôi ví dụ. Nó còn chi phối cả trong cách hiểu và phán xét các yếu tố của Nho giáo. Chung quanh hai chữ quân tử và tiểu nhân chẳng hạn. Đúng là Nho giáo đã có một cách phân loại con người trong xã hội thành hai hạng như thế. Nhưng phải chăng là hai khái niệm này hoàn toàn tương ứng với hai khái niệm: thống trị và bị trị, giai cấp phong kiến quý tộc và nhân dân lao động mà sau này học thuyết về giai cấp và hình thái xã hội Mác xít nêu lên ? Rõ là không ít người Trung Hoa và Việt Nam theo quan điểm Mác xít thô thiển đã đi đến sự tương ứng đó để qui Nho giáo là công cụ tinh thần của giai cấp phong kiến thống trị. Lã Chấn Vũ từng viết trong Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc: “Theo Khổng Tử thì người quân tử phải thoát ly khỏi lao động của sản xuất và “cai trị người”. Kẻ tiểu nhân phải “làm việc chân tay” và phải bị người cai trị. Giữa quân tử và tiểu nhân có một bức tường về phẩm chất, không thể nào vượt được. Sách Luận ngữ nói:

“Người quân tử có sức mạnh mà không có đạo nghĩa thì làm loạn. Kẻ tiểu nhân có sức mạnh mà không có đạo nghĩa thì trộm cắp” (Dương Hóa).

“Người quân tử biết chịu đựng cái nghèo. Kẻ tiểu nhân nghèo thì lập tức sẽ làm bậy” (Vệ Linh Công).

“Người quân tử ưa nghe đạo nghĩa, Kẻ tiểu nhân ưa nghe điều lợi” (Lý Nhân).

“Ngoài mặt thì nghiêm chỉnh mà trong lòng thì yếu ớt, điều đó thường ở kẻ tiểu nhân và có khác chi bọn trộm cắp trèo tường đục vách vậy ru” (Dương Hóa).

“Người quân tử mong muốn đạo đức. Kẻ tiểu nhân mong muốn ruộng đất. Người quân tử lo lắng giữ pháp luật, kẻ tiểu nhân lo lắng cầu lợi” (Lý Nhân).

“Người quân tử luôn luôn tiến tới. Kẻ tiểu nhân thường dật lùi.” (Hiến Vấn).

“Người quân tử lúc nào cũng ung dung, thanh thản. Kẻ tiểu nhân luôn luôn băn khoăn” (Thuật Nhi).

“Đức của người quân tử như gió, đức của người tiểu nhân như cỏ. Gió thổi trên cỏ tất cỏ lướt theo” (Nhan Uyên).

“Người quân tử mà bất nhân cũng có thể có chăng. Kẻ tiểu nhân mà có đạo nhân thì chưa bao giờ có vậy” (Hiến Vấn).

“Chỉ có đàn bà con gái và kẻ tiểu nhân là khó dạy, gần gũi họ thì họ nhờn, xa họ thì họ trách oán” (Dương Hóa).

“Chỉ có bậc thượng trí và kẻ hạ ngu là không bao giờ thay đổi” (như trên).

Như vậy, giữa quân tử và tiểu nhân có sự cách biệt về phẩm chất đã định sẵn từ trước. Trong đám những người quân tử, lẽ tự nhiên cũng có thể có người hỏng nhưng trong đám tiểu nhân thì tuyệt đối tìm không ra “người có đạo nhân”... Đọc những giọng trên đây của học giả Lã Chấn Vũ, thú thật là tôi chưa dám nói lời cuối cùng nhưng bước đầu thì thấy có sự hoài nghi khoa học và tự hỏi: có hẳn là Khổng Tử đã nghĩ như họ Lã đã nghĩ như thế không ? Trong những câu định nghĩa về quân tử và tiểu nhân mà vị học giả này đã nêu ra (chưa đầy đủ so với những gì các Nho gia đã nói về quân tử, tiểu nhân đó) liệu đã đủ kết luận rằng quân tử là kẻ thống trị, còn tiểu nhân là nhân dân bị trị dù rằng có câu: “Quân tử học đạo tắc ái nhân, tiểu nhân học đạo tắc dĩ sử giã” (Luận ngữ - Dương Hóa - XVII). Có thể hiểu như thế này được chăng: quân tử và tiểu nhân trước hết là sự phân loại con người trong xã hội không phải trên bình diện kinh tế, chính trị mà là bình diện đạo đức vốn là điều cốt lõi nhất trong tư tưởng Khổng Tử cũng như Nho giáo nói chung. Nếu đúng là vậy thì sự khác biệt ở đây là sự khác biệt về phẩm chất đạo đức, về nhân cách làm người trong cuộc sống cổ kim đông tây, chứ đâu chỉ trong một thời đại nào mặc dù sự khu biệt của Khổng Tử là từ thực tiễn đời sống xã hội của ông. Thử đọc lại chính những câu nói về quân tử và tiểu nhân mà Lã Chấn Vũ đã kể ra trên đây bằng cách tiếp cận này, chúng ta sẽ có cách hiểu khác. Ví thử Khổng Tử và môn đệ trung thành của ông như Mạnh Tử, đã phân loại quân tử và tiểu nhân theo kiểu giai cấp như vậy, đặc biệt là khinh tiểu nhân tức là khinh người dân như vậy thì làm sao lại có thể nói ra câu như Mạnh Tử đã nói: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, một câu nói mà thiết tưởng mãi tới ngày nay, chưa có cách nói nào vượt hơn được, ít ra là trên phương diện ngôn từ. Nói “Dân vi bang bản” đã là hay nhưng vẫn không bằng cách nói này, vì ở đây còn có ý niệm về sự tương quan so sánh giữa chữ “dân” và chữ “quân” (Dân vi quý, quân vi khinh) mặc dù đã phải hiểu chữ khinh chỉ là coi nhẹ, chứ không có nghĩa là khinh bỉ. Nhân đây cũng muốn được đề nghị giới nghiên cứu Nho giáo ở nước ta hôm nay, trong khí thế đổi mới của đất nước, hãy xét lại thực chất tư tưởng thân dân của Nho giáo, đặc biệt là của Mạnh Tử là gì ? Có phải là cũng có mặt tích cực nhưng tiêu cực là chính không ? Có phải chỉ là tư tưởng điều hòa mâu thuẫn giai cấp không ? Nếu là điều hòa mâu thuẫn giai cấp thì nghĩ về sự điều hòa như thế nào cho đúng với sự sống vốn là thiên hình vạn trạng, không phải chỉ với quá khứ mà còn là trước mắt và lâu dài ? Sự điều hòa mâu thuẫn này có phải chỉ nhằm duy trì địa vị thống trị của giai cấp phong kiến quý tộc không ?

Vấn đề 4: Nho giáo có ích gì cho cuộc sống đất nước hôm nay và mai sau ? Hãy nhìn sang nước Nhật xem sao ! Từ cái phức tạp đến cái đơn giản tạm thời.

Có một sự thực là trong thời trung đại, ở Trung Hoa đã đành, mà ở nước ta cũng vậy, Nho giáo đã có một vai trò rất to lớn mà sự nhận thức của người đời sau về vai trò đó, so với ông cha thuở trước là khác nhau rõ rệt, thậm chí là đối cực. Thế là thời gian đang có chiều ủng hộ Nho giáo. Nhất là với ai có đọc sách viết về nước Nhật siêu cường hiện nay, đều thấy một chân lý là: đạo đức không chỉ là sự phản ánh điều kiện kinh tế xã hội, mà một xã hội muốn phát triển kinh tế xã hội phải có một nền đạo đức kèm theo, làm nền. Tác giả cuốn sách: Vì sao Nhật Bản thành công (Michio Mouichima) cho người đọc thấy khá rõ thế nào là bản lĩnh tinh thần, đạo lý của nước Nhật qua các thời kì lịch sử. Trong đó có sự tiếp thu Nho giáo từ Trung Hoa tới và được Nhật hóa để cùng với Phật giáo cũng từ ngoại lai và cũng được Nhật hóa cùng với Thần giáo và võ sĩ đạo vốn là đặc sản tinh thần của chính mình, tất cả được hỗn hợp làm nên một bản lĩnh tinh thần mang bản sắc Nhật Bản từ lâu đời và do đó tạo được một tư thế vững chãi trong việc tiếp nhận văn minh phương Tây. Tác giả cuốn sách đã hé cho người đọc thấy phần nào sự khác biệt giữa Nho giáo Trung Hoa và Nho giáo Nhật Bản. Ví dụ, ở Trung Hoa, chữ “thứ” được đặt trên cả chữ “trung”. Ở Nhật, chữ “thứ” bị quên lãng, mà nổi lên lại là chữ “trung”. Mà chữ trung ở đây cũng có phần khác ở Trung Hoa. Ở Trung Hoa, “trung” lúc đầu có nghĩa là đóng giữa lòng mình (tức là hướng nội) sau đó mới có nghĩa là “trung” với “vua”: trung quân (tức là hướng ngoại) có ý nghĩa phục tùng. Người Nhật đã tìm sức mạnh cho sự phát triển đất nước bằng tinh thần phục tùng này, do đó ở Nhật, dĩ nhiªn là trước đây, hầu như không đặt vấn đề cá thể. Điều này, đối với phương Tây, là hạn chế lớn. Nhưng với Nhật thì lại là một nguồn động lực để phát triển đất nước. Tất nhiên ở đây, trong cái động lực này đã ngầm chứa một nguy hiểm. Chủ nghĩa phát xít Nhật từng gây đau khổ cho khu vực, ít nhiều có nguồn gốc từ cái lối tạo sức mạnh đó. Cách nhìn của chúng ta, người ngoài cuộc về Nhật Bản trên phương diện này là như thế. Có điều là đối với người Nhật thì tình hình như đến ngày nay, vẫn thừa nhận vai trò tích cực của Nho giáo. Nhiều người nước ngoài đến Nhật Bản hôm nay, ít nhiều cũng thừa nhận sự thật đó trong nếp sống người Nhật mặc dù vẫn thấy sự “đổi đời”, nhất là trong đám thanh niên.

Từ kinh nghiệm Nhật Bản tạm cho nói như trên đã chính xác thì liệu đối với nước ta là thế nào với Nho giáo. Ở đây quả là có chuyện trước mắt và lâu dài, chuyện khoa học công phu và chuyện ăn xổi nhưng ăn xổi mà vẫn ngon lành. Thực tiễn vẫn đòi hỏi cao nhưng cũng vẫn cho phép ăn xổi như thế. Ăn xổi chính là sự tiếp thu bộ phận, chưa phải là tiếp thu hệ thống. Nhưng sự nghiên cứu hệ thống sẽ điều chỉnh việc tiếp thu bộ phận.

Để kết thúc bài viết này một lần nữa, tôi xin được coi tất cả những lời lẽ trên đây chỉ là sự tản mạn, ban đầu, ghi lại để nghĩ tiếp về sau, và quan trọng hơn là để được các bậc đàn anh, các bạn đồng nghiệp chỉ bảo. Với tôi khoa học là “Chercher, et rechercher”, không thể khác.

N.Đ.C
lệ viên
lệ viên
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 384
Points : 5812
Reputation : 4
Join date : 11/11/2009
Age : 35
Đến từ : Xứ Dừa

Về Đầu Trang Go down

giáo dục hiện đại Empty Re: giáo dục hiện đại

Bài gửi  dtthanhnha Tue Feb 01, 2011 11:18 pm

Cũng nói thêm: trong khi chuẩn bị để viết những điều trên đây, tôi đã đọc lại Nho giáo của Trần Trọng Kim mà suốt mấy chục năm qua từ ngày nó ra đời hầu như đã bị tấn công từ cả hai phía: tả hữu, bỗng thấy có mặt gặp gỡ công trình này, và dấy lên một mong muốn: giá gì chúng ta chịu đọc kĩ Trần Trọng Kim hơn.
Đăng ơi, tác phẩm nào của Trần Trọng Kim bàn về Nho giáo vậy?
dtthanhnha
dtthanhnha
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 275
Points : 5592
Reputation : 4
Join date : 12/11/2009
Age : 35
Đến từ : Nhà hát của những giấc mơ!

http://vn.360plus.yahoo.com/donghocat2471988

Về Đầu Trang Go down

giáo dục hiện đại Empty Re: giáo dục hiện đại

Bài gửi  lệ viên Sat Feb 05, 2011 3:57 pm

cụ Trần có viết một bộ sách tên "Nho giáo" khá công phu đó Long, hiện giờ cũng rất phổ biến. Very Happy Very Happy
lệ viên
lệ viên
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 384
Points : 5812
Reputation : 4
Join date : 11/11/2009
Age : 35
Đến từ : Xứ Dừa

Về Đầu Trang Go down

giáo dục hiện đại Empty Re: giáo dục hiện đại

Bài gửi  bích cai hạ Tue Feb 15, 2011 7:35 pm

muốn chê hay khen người thì trước hết phải biết người. bấy lâu nay có nhiều người sai lầm ở chỗ là chưa biết tí gì về nho giáo mà đã vội chê, sự chê theo kiểu người trước đã chê thì mình cứ chê. cái vấn đề kéo dài đến tận ngày hôm nay thành ra nho giáo trong mắt rất nhiều người là một thứ độc hại,không gì phải học, phải nghiên cứu, phải ứng dụng.nhưng như thế không phải sai lầm lắm sao? mình đọc nho chưa được gì cả nhưng có mua và biết một vài quyển sách nhân đây mình tạm xin nói vài điều về sách nho. ngoài hai bộ nho giáo của lệ thần trần trọng kim và khổng học đăng của sào nam phan bội châu(hai bộ này còn rất nhiều trên thị trường) thì hiện nay ta có thể tìm mua bộ tứ thư của đoàn trung còn dịch( kèm cả hán văn) vào khoảng những năm đầu năm 50, bộ tứ thư của trung tâm học liệu sài gòn dịch( có hán văn) vào những năm 60, bản này dịch theo nguyên văn chu hy tập chú. rồi các sách khổng tử, mạnh tử của nguyễn hiến lê, mạnh tử diễn nghĩa của nguyễn hữu tiến. ngoài ra còn nhiều bản dịch tứ thư của các học giả sau. riêng về tứ thư bằng hán văn thì ta có thể mua ở các tiệm sách cũ, giá cũng vừa phải, đặc biệt vào những năm cùng của thế kỉ 20, bên trung hoa có xuất bản bộ luận ngữ(3 tập), mạnh tử(2 tập), mỗi một bộ điều là tập hợp các trứ tác nổi trội nhất của các nhà chú giảng luận ngữ và mạnh tử bên trung quốc từ đời hán đến tận đời thanh, đó được xem là tập đại thành những trứ tác giảng giải kinh điển về hai bộ sách này, từng chữ từng câu trong hai bộ sách điều được thích giảng, sách in chụp theo đúng nguyên bản xưa, có những phần được in rất đẹp dù ai không biết hán văn nhưng theo mình khi nhìn thất điều phải xem. chúc những ai quan tâm đến nho tìm được những quyển ăn ý.
bích cai hạ
bích cai hạ
Chánh Tổng
Chánh Tổng

Tổng số bài gửi : 72
Points : 5406
Reputation : 5
Join date : 27/11/2009

Về Đầu Trang Go down

giáo dục hiện đại Empty Re: giáo dục hiện đại

Bài gửi  lệ viên Thu Feb 17, 2011 12:21 am

Cám ơn bạn Namlemientay đã giới thiệu sách cho mọi người. ^^ còn bạn nào mà tìm không ra hoặc có ý muốn xem nhưng không có điều kiện thì có thể liên hệ với Namlemientay...hehe d d (tranh thủ PR chút) hr hr
lệ viên
lệ viên
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 384
Points : 5812
Reputation : 4
Join date : 11/11/2009
Age : 35
Đến từ : Xứ Dừa

Về Đầu Trang Go down

giáo dục hiện đại Empty Re: giáo dục hiện đại

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết