TỰ HÀO SỬ VIỆT


Join the forum, it's quick and easy

TỰ HÀO SỬ VIỆT
TỰ HÀO SỬ VIỆT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» HELLO MOI NGUOI OI
Nhà Lý và những dấu ấn trong lịch sử EmptyFri Dec 20, 2013 9:24 am by lệ viên

» CHIẾN CÔNG CUỐI CÙNG CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
Nhà Lý và những dấu ấn trong lịch sử EmptyThu Nov 07, 2013 6:44 pm by nguoihoaico

» ai da cuoi chong
Nhà Lý và những dấu ấn trong lịch sử EmptySat Sep 21, 2013 5:52 pm by vtruong2003

» NĂM MẠC CỬU VỀ HÀ TIÊN
Nhà Lý và những dấu ấn trong lịch sử EmptyThu Feb 28, 2013 8:59 am by anhoa

» thông tin của lớp
Nhà Lý và những dấu ấn trong lịch sử EmptySun Jan 27, 2013 9:49 pm by Vũ Ngọc

» forum bị lãng quên
Nhà Lý và những dấu ấn trong lịch sử EmptyWed Dec 05, 2012 11:15 am by Vũ Ngọc

» ẢNH CƯỚI NGỌC BÍCH
Nhà Lý và những dấu ấn trong lịch sử EmptyMon May 21, 2012 7:33 pm by haflee

» ngày mai trong đám xuân xanh ấy có kẻ theo chong bỏ cuộc chơi
Nhà Lý và những dấu ấn trong lịch sử EmptyWed May 16, 2012 3:12 pm by traitimphale

» một hành trang - một ước mơ
Nhà Lý và những dấu ấn trong lịch sử EmptyMon Apr 02, 2012 7:46 pm by thanglonghoaico1010

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Thống Kê
Hiện có 3 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 3 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 64 người, vào ngày Fri Feb 02, 2024 2:31 am
March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar


Nhà Lý và những dấu ấn trong lịch sử

Go down

Nhà Lý và những dấu ấn trong lịch sử Empty Nhà Lý và những dấu ấn trong lịch sử

Bài gửi  nguoihoaico Thu Dec 03, 2009 10:42 am

Nhà Lý và những dấu ấn trong lịch sử

Nhà Lý - một vương triều lớn trong lịch sử nước ta ở thế kỷ XI - XII, đã có nhiều đóng góp làm cho nước Đại Việt có một giai đoạn phát triển cường thịnh.

Vị vua đầu tiên của nhà lý là Lý Công Uẩn. Ông quê ở Bắc Ninh, có chí khí khác người ngay từ nhỏ. Dưới sự nuôi dạy của nhà sư Lý Khánh Vân và Lý Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn đã trở thành người văn võ toàn tài. Khi Lê Ngọa Triều mất, triều thần tôn Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế vào năm Canh Tuất (1010), đặt niên hiệu là Thuận Thiên, lấy quốc hiệu Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.

Sau đó, Vua Lý cho dời đô về thành Đại La (tháng 7 năm 1010). Khi thuyền vừa cập bến, nhà Vua thấy có rồng vàng bay lên, nên đã đặt tên là Kinh đô Thăng Long. Vua Lý Công Uẩn đã chỉnh đốn lại việc cai trị và đất nước được chia làm 24 lộ.

Năm 1028, sau 18 năm trị vì, Lý Thái Tổ mất, thọ 55 tuổi. Triều thần phò Thái Tử Phật Mã (Lý Thái Tông) lên ngôi Hoàng Đế, đặt niên hiệu là Thiên Thành. Lý Thái Tông là người quan tâm mở mang bờ cõi, xây dựng lực lượng và bảo vệ đất nước, nêu cao tinh thần đoàn kết các dân tộc ít người. Ông cũng là vị vua chú ý đến việc lập pháp. Năm 1042 nhà vua ban hành bộ luật thành văn đầu tiên của nước Việt Nam - Bộ luật "Hình thư".

Vua Lý Thái Tông mất năm 1054, sau 26 năm trị vì, thọ 55 tuổi.

Sau khi Lý Thái Tông mất, ngày 1 tháng 10 năm 1054 Lý Thánh Tông (Lý Nhật Tôn) lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Long Thụy Thái Bình, quốc hiệu là Đại Việt. Năm 1070, Lý Thánh Tông cho mở trường lập Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long để thờ Khổng Tử và để các hoàng tử đến học.

Lý Thánh Tông là vị vua khéo kế thừa, có lòng thương dân, trọng nông nghiệp, trọng tình, biết dụng người tài, lo lắng cho đời sống nhân dân... đáng là một bậc Vua tốt nhưng cũng kém ở chỗ phung phí của dân làm cung Dâm Đàm, nhọc sức xây dựng tháp Báo Thiên.

Năm 1072 Vua Lý Thánh Tông mất, ngôi vua được trao cho Thái tử Lý Càn Đức (Lý Nhân Tông), khi đó mới 7 tuổi. Do vậy, Hoàng Thái Hậu Nguyên Phi Ỷ Lan phải buông rèm nhiếp chính.

Năm 1075, nhà nước ta có khoa thi Nho học đầu tiên.

Năm 1076, vua cho mở trường Quốc Tử Giám, trường quốc học cao cấp đầu tiên của nước ta.

Trong những năm này, nước Đại Việt bị quân Tống đem quân sang xâm lược nhưng với tinh thần bảo vệ Tổ Quốc mạnh mẽ của các tướng lĩnh và nhân dân, chúng ta đã đánh tan âm mưu cướp nước của kẻ thù. Đặc biệt là trận đánh trên sống Như Nguyệt năm 1077 của Lý Thường Kiệt nền độc lập của Tổ quốc ta lại vững bền. Nhân dân được sống trong cảnh thái bình, an cư lạc nghiệp.

Ngày 12 tháng 12 năm 1127, sau 56 năm trị vì đất nước, Lý Nhân Tông mất, thọ 62 tuổi. Lý Nhân Tông không có con trai nên lập con của em trai cũng là con nuôi - Lý Thần Tông làm Thái tử, kế vị Hoàng đế.

Lý Thần Tông lên ngôi vua cuối tháng 12 năm 1127. Ông khuyến khích nhân dân phát triển nông nghiệp, thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông", cho binh lính 6 tháng một được về nhà làm ruộng nên đời sống nhân dân no đủ, ổn định.

Sau 10 năm trị vì, ông mất khi mới 23 tuổi, có 2 con trai là Thiên Tộ và Thiên Lộc. Khi Lý Thần Tông mất, Thiên Tộ (Lý Anh Tông) mới 3 tuổi lên ngôi Hoàng đế. Lê Thái Hậu cầm quyền nhiếp chính nhưng tư thông với Đỗ Anh Vũ làm triều đình đổ nát. Nhờ có một số trung thần như Tô Hiền Thành, Hoàng Nghĩa Hiền, Lý Công Tín mới giữ được cơ đồ nhà Lý. Cũng nhờ Tô Hiến Thành mà Vua Lý Anh Tông mới giữ được nước yên, tăng cường binh sĩ, kén chọn người tài, làm cho đất nước Đại Việt ngày càng cường thịnh. Năm 1171 - 1172 vua sai làm tập bản đồ Đại Việt.

Năm 1175 Vua Lý Anh Tông mất, thọ 40 tuổi.

Năm 1176, Thái tử Long Cán được tôn lên làm vua, hiệu là Lý Cao Tông, khi đó vua chưa đầy 3 tuổi.

Lý Cao Tông là người ham chơi, không lo chính sự nên giặc cướp nổi lên nhiều, đời sống nhân dân đói kém triền miên, từ đó cơ nghiệp nhà Lý suy đồi. Năm 1208 có loạn lạc, Vua Cao Tông đem gia quyến chạy lên Tam Nông - Phú Thọ. Thái Tử Sảm chạy về Thái Bình. Anh em nhà trần là Trần Thừa, Trần Thủ Độ, Trần Khánh mộ quân giúp Thái tử Sảm khôi phục lại Kinh đô và lên đón Cao Tông trở về.

Cao Tông mất năm 1210, ở tuổi 38. Sau đó Thái tử Sảm lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Lý Huệ Tông.

Vua Huệ Tông không chịu lo việc triều chính, thường rượu chè say khướt. Vua chỉ có hai người con gái là Thuận Thiên và Phật Kim (công chúa Chiêu Thánh). Năm Chiêu Thánh 7 tuổi được phong làm Thái tử. Dưới sự sắp đặt của Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ, Lý Huệ Tông bị ép đi tu, nhường ngôi vua cho con gái là Công chua Chiêu Thánh (Lý Chiêu Hoàng). Mọi binh quyền triều đình về tay Trần Thủ Độ. Ông cũng sắp đặt cho cháu là Trần Cảnh, 8 tuổi vào hầu cận Lý Chiêu Hoàng rồi tung tin 2 người đã thành thân. Năm 1225, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Trần Cảnh lên ngôi đổi niên hiệu là Kiến Trung. Kết thúc 215 năm vương triều nhà Lý.

(Tổng hợp)
nguoihoaico
nguoihoaico
Tri Huyện
Tri Huyện

Tổng số bài gửi : 162
Points : 5724
Reputation : 3
Join date : 14/11/2009
Age : 38
Đến từ : LONG AN

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết